Vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường

Giá cả hàng hóa ra đời trong quan hệ trao đổi khi tiền tệ đã phát sinh. Sự xuất hiện và phát triển của phạm trù giá cả gắn liền với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa và hoàn thiện Nhà nước. Vậy khái niệm giá cả hàng hóa là gì, trên thị trường giá cả hàng hóa xoay quanh các yếu tố nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Giá cả hàng hóa là gì?

Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, nghĩa là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ hay một tài sản nào đó.

Đang xem: Chức năng của giá cả thị trường

Các đặc trưng cơ bản của giá cả:

– Giá cả phản ánh mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán.

– Giá cả biểu hiện sự thừa nhận của thị trường về hàng hóa thông qua quyết định của người mua.

Chức năng của giá cả hàng hóa

1- Chức năng thông tin: Giá cả phản ánh mối quan hệ cung-cầu, phản ánh sự biến động của giá. Nhất là trong lĩnh vực phân phối, lưu thông và tiêu dùng, sự biến động của giá cả cung cấp các thông tin cần thiết để các đơn vị kinh tế đưa ra quyết định đúng đắn.

2- Chức năng phân bổ nguồn lực: Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của xí nghiệp, bố trí tài nguyên giữa các ngành và cân đối tổng cung và tổng cầu của xã hội.

3- Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật: Giảm lao động xã hội trung bình cần thiết.

4- Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân và cá nhân.

5- Chức năng lưu thông hàng hóa: Giá cả lên xuống giúp điều tiết lợi ích của mọi người, chỉ huy hành động của người sản xuất và điều tiết hành vi của người tiêu dùng.

Vai trò của giá cả đối với nền kinh tế thị trường 

1. Đối với các doanh nghiệp:

– Là công cụ quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đạt được mục tiêu nhất định. Trong điều kiện thị trường hiện nay, giá cả là công cụ cạnh tranh, có thể thay đổi nhanh chóng, không giống như các tính chất của sản phẩm khác.

– Là yếu tố quyết định mức độ chi phí sản xuất và mức độ lợi nhuận nhất định của doanh nghiệp. 

– Là phương án kinh doanh quan trọng giúp cho doanh nghiệp nhận biết và đánh giá các cơ hội kinh doanh. 

2. Đối với người tiêu dùng:

– Là yếu tố quyết định việc lựa chọn của người mua. 

– Là sự đánh giá sự hiểu biết của người mua về sản phẩm mà họ mua. 

– Là chỉ số đánh giá phần được và chi phí người mua phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hoá.

Xem thêm: Russell Brunson Là Ai

Thị trường giá cả hàng hóa xoay quanh các yếu tố nào?

Giá cả của hàng hoá có thể hiểu là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị, cụ thể:

– Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó.

– Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.

– Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.

Giá cả hàng hóa phái sinh phụ thuộc vào yếu tố nào?

Giá cả hàng hóa phái sinh được hình thành và vận động chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sau đây:

Theo quy luật cung cầu: Cung cao hơn cầu thì giá giảm và cung thấp hơn cầu thì giá tăng.

Giá trị của hàng hóa: Giá trị của hàng hóa chịu tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Tức là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì nó giá cả hàng hóa càng cao.

Giá trị sử dụng của hàng hóa: Tức là công dụng của hàng hóa.

Các biến động của thời tiết như: Lũ lụt, hạn hán, tuyết rơi gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Biến động với tính chất mùa vụ thu hoạch: Nếu vào mùa dự kiến có một nguồn cung dồi dào thì mức giá sẽ giảm. Hàng hóa càng vào cuối mùa sẽ càng tăng giá cao hơn.

Xem thêm: cổ phiếu dược phẩm trung ương 1

Tác động của các chính sách kinh tế: giá cả có thể thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.

Trên đây là nội dung về giá cả hàng hóa trên thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến giá mà bạn nên tham khảo. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các bản tin thị trường khác, đừng quên theo dõi trang tranminhdung.vn để nhận thông báo hàng ngày nhé!

Vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường

Chức năng của giá cả thị trường

Giá cả hàng hóa ra đời trong quan hệ trao đổi khi tiền tệ đã phát sinh. Sự xuất hiện và phát triển của phạm trù giá cả gắn liền với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa và hoàn thiện Nhà nước. Vậy khái niệm giá cả là gì?, trên thị trường giá cả có những chắc năng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:

Trong điều kiện nền sản xuất giản đơn, giá cả chỉ phản ánh giá trị của sản xuất hàng hoá và được các nhà kinh tế học cổ điển như A. Smith va D. Ricardo và các nhà kinh tế học của chủ nghĩa Mác- Lênin đưa ra khái niệm: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị tự nhiên tức giá trị hàng hoá.

Khi nền kinh tế sản xuất phát triển, phạm vi giá cả được mở rộng, giá cả được thừa nhận không chỉ đơn thuần giá trị hàng hố mà nó hình thành trên cơ sở tổng hoà các mối liên hệ kinh tế xã hội như: cung, cầu hàng hố; tích luỹ và tiêu dùng trong ngoài nước. Giá cả trên thị trường được xác định trên cơ sở thoả thuận về lợi ích giữa người mua và người bán, là cơ sở trao đổi hàng hố. Do đó, giá cả vừa là ngun nhân vừa là kết quả của nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội.

Giá cả thị trường có những chức năng chủ yếu sau:

Những thông tin về giá cả thị trường cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung – cầu, biết được sự khan hiếm đối với các loại hàng hóa. Nhờ đó mà những doang nghiệp có liên quan ra được những quyết định thích hợp. Như vậy, những thông tin về giá cả giúp cho việc điều chỉnh lượng sản xuất và quy mô sản xuất, từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Sự biến động của giá cả sẽ dẫn đến sự biến động của cung – cầu sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố các nguồn lực kinh tế. Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi giá cả thấp, do đó lợi nhuận thấp đến nơi có giá cả cao, do đó lợi nhuận cao, tức là các nguồn lực ứ đọng chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đổi tổng cung và tổng cầu.

Để có thể cạnh tranh được về giá, buộc những người sản xuất phải giảm chi phí đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Do đó, thúc đẩy dự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Giá cả là phương tiện tính toán chi phí , tính toán lợi nhuận của người bán hàng hóa, của người sản xuất, cũng như các nhà đầu tư trên thị trường. Trong nền kinh tế, một bộ phận hàng hóa được sản xuất và đi vào tiêu dùng trực tiếp như : gạo, thịt… để ăn, quần áo để mặc… song một bộ phận quan trọng của hàng hóa lại trở thành nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các hàng hóa khác như đường để làm bánh kẹo, sắt thép để chế tạo thiết bị, xây dựng các công trình… Tức là giá của các nguyên liệu, nhiên liệu, động lực,… là cơ sở để tính toán chi phí sản xuất ra các hàng hóa khác.

Trên cơ sở tính toán chi phí sản xuất dự kiến được giá bán sản phẩm và khi giá bán được thị trường chấp nhận thì sẽ biết được lợi nhuận đối với từng sản phẩm và tổng lợi nhuận trong từng thời kỳ nhất định.

Trong quản lý kinh tế vĩ mô, giá cả là phương tiện để tính toán các chỉ tiêu quan trọng như: GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế…

Ngoài 4 chức năng chủ yếu trên, giá cả còn thực hiện chức năng phân phối lại. Thông qua định mức giá cao (qua thuế) của một số hàng hóa (hàng cao cấp, hàng xa xỉ phẩm,…)mà điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao. Đồng thời, những hàng hóa thiết yếu , thông thường thì có chính sách (chủ yếu thông qua thuế) để mức giá thấp, không ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng có thu nhập thấp.

Bạn đang đọc bài viết: Giá cả là gì? Chức năng của giá cả thị trường tại chuyên mục tin Kinh doanh. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:

 

  097 113 8889

  www.thamdinhgiataisan.net

Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau. Đằng sau của những tên gọi đó, các hiện tượng giá cả luôn mang một ý nghĩa chung là lợi ích kinh tế bằng tiền. Trong các biến số của marketing – mix chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau thì có rất nhiều quan điểm khác nhau về giá.

“Theo học thuyết giá trị thì giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế.

Theo quan niệm của người mua thì giá cả là số lượng tiền mà họ phải trả để nhận được một số lượng hàng hoá hay dịch vụ nhất định để có thể sử dụng hay chiếm hữu hàng hoá hay dịch vụ đó.

Còn theo quan điểm của người bán thì giá cả là phần thu nhập hay doanh thu mà họ nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản phẩm nhất định.

Những quyết định về giá luôn giữ vai trò quan trọng và phức tạp nhất mà một công ty phải đối mặt khi soạn thảo các hoạt động marketing của mình.”(Thầy Vũ Minh Đức)

Những đặc trưng cơ bản của giá cả gồm:

“Giá cả thị trường thì lấy giá trị thị trường làm cơ sở hay giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở giá thị trường. Trong đó giá trị thị trường được coi là giá trị trung bình hay mức hao phí lao động xã hội được bình quân hoá cho một đơn vị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ; mặt khác, trong một số trường hợp gía trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá chiếm tuyệt đại bộ phận trên thị trường.

Giá thị trường được hình thành trong quan hệ mua bán và được hai bên cung cầu chấp nhận, nó thể hiện mối quan hệ trực tiếp trong hành vi giữa người mua và người bán và sự thừa nhận trực tiếp từ thị trường về những sản phẩm được đưa ra trao đổi.

Giá cả là công cụ để giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán. Bởi vì đối với người mua thì giá cả là các căn cứ trực tiếp giữa cái được và cái mất khi họ muốn sử dụng hay chiếm hữu nó, còn đối với người bán, giá cả là căn cứ trực tiếp đến doanh thu hoặc thu nhập.”(Thầy Vũ Minh Đức)

Với tư cách là một công cụ và là bộ phận trong chính sách marketing-mix của doanh nghiệp, giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động và đạt tới những mục tiêu nhất định. Hơn thế nữa , trong điều kiện thị trường có sức mua bán hạn chế thì giá cả là công cụ cạnh tranh quan trọng. Giá cả cũng là một trong những yếu tố linh động nhất của hệ thống marketing-mix, trong đó giá cả có thể thay đổi nhanh chóng, không giống như các tính chất của sản phẩm và những cam kết của kênh.

Đối với nhà doanh nghiệp, giá cả là yếu tố quyết định về mức độ lẫn khả năng bù đắp chi phí sản xuất và có thể đạt đến mức độ lợi nhuận nhất định. Giá cả là căn cứ quan trọng để giúp cho doanh nghiệp có phương án kinh doanh và là một tái hiện quan trọng giúp cho doanh nghiệp nhận biết và đánh giá các cơ hội kinh doanh. Vì vậy, việc định giá và cạnh tranh giá cả là vấn đề số một đặt ra cho các nhà quản trị marketing. Dù vậy nhiều công ty vẫn không xử lý tốt việc định giá. Sau đây là những sai lầm phổ biến nhất: việc định giá hướng quá nhiều vào chi phí;giá không được rà soát lại thường xuyên để lợi dụng những biến động của thị trường; giá được ấn định độc lập với phần còn lại của marketing mix, chứ không như một yếu tố nội tại của của chiến lược xác định vị trí trên thị trường; và giá không được thay đổi linh hoạt đúng mức đối với những mặt hàng khác nhau, những khúc thị trường khác nhau và những thời điểm mua sắm khác nhau.

Đối với người tiêu dùng, giá tác động như một yếu tố quyết định việc lựa chọn của người mua. Giá cả còn là yếu tố đánh giá sự hiểu biết của người mua về sản phẩm mà họ mua. Giá hàng hoá là chỉ số đánh giá phần được và chi phí người mua phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hoá.