Ủ phân hữu cơ bao lâu

Những gia đình muốn trồng rau sạch tại nhà thì việc tự làm phân hữu cơ bón rau là điều tất yếu, vừa đảm bảo hiệu quả vừa tiết kiệm khá nhiều chi phí để mua phân bón. Sau đây Vườn Rau Tại Gia – Ăn Sạch Uống Sạch sẽ hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản và nhanh nhất nhé!

1. Định nghĩa: Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là phân chứa hợp chất dinh dưỡng mà các thành phần chủ yếu là từ các chất hữu cơ. Phân thường được làm từ phân động vật, than bùn, phế phẩm nông nghiệp (lá, cành, tro,…) hoặc là từ rác thải.

Đây là loại phân bón rất tốt cho rau sạch thường được dùng trong nông nghiệp. Trong phân có chứa những chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho rau và thân thiện với môi trường.

Ủ phân hữu cơ bao lâu

Cách ủ phân hữu cơ để bón rau tại nhà

2. Có mấy loại phân hữu cơ cơ bản?

Có 4 loại phân hữu cơ chính đó là:

  • Phân hữu cơ truyền thống: Có nguồn thành phần chủ yếu tạo nên loại phân này là chất thải từ động vật, phế phẩm nông nghiệp, phân xanh, chất độn…. Hàm lượng hữu cơ chiếm hơn 22%.
  • Hữu cơ vi sinh: Nguồn thành phần cũng như phân hữu cơ truyền thống nhưng sản phẩm tạo ra sẽ chưa một nhiều vi sinh có lợi cho rau, chúng sẽ hoạt động ngay sau khi phân được bón vào đất.
  • Phân hữu cơ sinh học: Thành phần chính cũng giống như phân hữu cỡ vi sinh đôi khi có thêm chút than bùn nhưng phân được tạo ra theo công thức và quy trình sản xuất công nghiệp. Sản phẩm sẽ chứa các hợp chất sinh học như: Humin, Axit Amin, Axit Humic và các hợp chất khác,…
  • Hữu cơ khoáng: Được tạo ra là từ phân hữu cơ sinh học nhưng được trộn lẫn với phân vô cơ. Hàm lượng hữu cơ chiếm >15%, hàm lượng NPK ≥ 8%.

–>Xem thêm bài viết: Cách cải tạo đất trồng rau sạch

3. Tại sao nên ủ phân hữu cơ để trồng rau tại nhà

  • Khi bạn làm phân hữu cơ tại nhà sẽ giúp việc cải thiện cấu trúc đất rất tốt, giữ được nước, sục khí.
  • Phân hữu cơ giúp bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất, giúp cho đất giàu dinh dưỡng và rau phát triển khỏe hơn, xanh tươi hơn.
  • Nếu so sánh phân hữu cơ với phân vô cơ thì phân vô cơ sẽ làm đất bạc màu sau một thời gian trồng rau. Việc bạn dùng phân hữu cơ là việc nên làm để đảm bảo vườn rau của bạn trở nên xanh tươi hơn và đảm bảo an toàn cho bữa ăn trong gia đình bạn.
  • Khi dùng phân hữu cơ sẽ đảm bảo rau sạch còn phân hóa học sẽ làm cho các chất vô cơ trong phân ảnh hưởng trực tiếp.

4. Quy trình ủ phân bón rau tại nhà

4.1. Bước 1: Chọn thùng để chứa phân

Bạn có thể mua các loại thùng nhựa hình nón hay hình vuông bán sẵn ngoài thị trường. Cũng có thể dùng để gỗ để tự chế ra những chiếc thùng ủ phân hình vuông hoặc thùng có trục xoay tròn.

Mỗi loại thùng có một ưu nhược điểm và hạn chế riêng, nhưng đều có thể dùng để ủ phân.

4.2. Bước 2: Chọn vị trí để đặt thùng phân 

Khi đặt thùng phân chứa hữu cơ nên chọn vị trí thoát nước tốt, có nắng nhiều. Đặc biệt là vị trí đặt phải thuận tiện cho bạn ra vào kiểm tra chất lượng phân ủ quanh năm.

Nên đặt thùng trên đất trồng thay vì đặt trên nền bê tông hoặc nền gạch. Để đảm bảo rằng giun và các sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập vào thùng.

Loại bỏ cỏ, cây cối và đào đất xuống độ sâu khoảng 10 – 20 cm.

4.3. Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu tốt nhất để ủ phân hữu cơ

Thành phần phân ủ được chia làm 2 loại:

Nguyên liệu nâu như:

  • Lá cây khô
  • Cỏ khô
  • Giấy và cart tông
  • Rơm
  • Cành cây khô
  • Vỏ trứng
  • Túi lọc trà
  • Mạt cưa

Nguyên liệu xanh như:

  • Vụ rau củ quả sống
  • Cỏ mới xén
  • Vỏ trái cây tươi
  • Bã cà phê
  • Phân tươi
  • Cành cây cành
  • Cỏ dại
  • Lá, cành tỉa từ cây cảnh

4.4. Bước 4: Những nguyên liệu không nên dùng để làm phân hữu cơ

Một số nguyên liệu bạn nên tránh không cho vào đống phân ủ của mình như:

  • Thịt hoặc xương động vật
  • Gia cầm và cá
  • Lòng trứng
  • Chất béo
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Phân người hoặc động vật
  • Cỏ dại có chứa chất độc
  • Gỗ đã qua xử lý

Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác cũng rất nguy hiểm, không nên sử dụng bởi chúng có thể gây ra ngộ độc.

4.5. Bước 5: Bắt đầu quy trình trộn ủ

Sau khi mội công việc phân loại được nguyên liệu xanh, nguyên liệu nâu và các thành phần cần tránh, chúng ta bắt đầu tiến hành trộn ủ phân xanh và phân nâu từng lớp như sau:

  • Đầu tiên rải một lớp cành cây khổ, cỏ khổ hoặc rơm dày 10cm ở dưới đáy thùng. Sau đó thêm một lớp các nguyên liệu màu nâu 10 cm
  • Tiếp theo là một lớp mỏng phân ủ hoặc đất vườn màu mỡ. 3 lớp nhỏ này gộp lại như là 1 tầng của chiếc bánh kem.
  • Làm ẩm từng lớp bằng cách phun nhẹ bằng vời tưới hoa.
  • Thêm các vật liệu thành từng tầng xen kẽ xanh và nâu đến lúc thùng đầy thì thôi.

Khi bạn đã xếp đầy đủ các nguyên liệu như vậy, cứ 2 tuần hoặc lâu hơn, bạn xoay thùng phân một lần. Số lần xoay thùng phân càng nhiều thì phân ủ càng nhanh phân hủy.

4.6. Bước 6: Sử dụng phân ủ hữu cơ

Có thể mất 2 tuần hoặc một năm để có được một thùng phân ủ chất lượng. Thời gian cần thiết có thể khác nhau tùy thuộc nguyên liệu hoặc phương pháp ủ phân hữu cơ.

Khi bạn thấy phân hữu cơ có những đặc điểm sau thì có nghĩa phân ủ của bạn đã phân hủy hoàn toàn:

  • Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn, trong trường hợp nếu có mùn cưa, gỗ sẽ thành dạng hình sợi
  • Khi chuyển sang màu nâu thì đã thành phân hữu cơ
  • Phân hữu cơ có mùi đất tự nhiên
  • Khi phân ủ của bạn đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn thì bạn bắt đầu đem đi bón cho cây.

–>Xem thêm bài viết  Cách ủ bã cà phê để bón cây

Trên đây, Vườn Rau Tại Gia – Ăn Sạch Uống Sạch đã hướng dẫn các bạn cách ủ phân hữu cơ để trồng rau sạch tại nhà đơn giản nhất. Hãy tận dụng hết mức những nguyên liệu có sẵn từ gia đình bạn để tạo nguồn dinh dưỡng dồi dào dành cho vườn rau tại nhà của mình.

–>Xem thêm bài viết Cách trộn đất trồng rau sạch tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)

Skip to content

Phân hữu cơ là gì? Cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản như thế nào? Các bước thực hiện và một số kỹ thuật ủ phân hữu cơ đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Ủ phân hữu cơ bao lâu

Cách ủ phân tại nhà như thế nào hiệu quả? 

Phân hữu cơ là gì?

Trước khi biết cách ủ phân hữu cơ tại nhà, bạn cần hiểu được khái niệm của phân hữu cơ là gì:

  • Phân hữu cơ là loại phân bón chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng hợp chất hữu cơ, được dùng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp.
  • Phân hữu cơ có nguồn gốc hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản… 

Ủ phân hữu cơ bao lâu

Cách ủ phân tại nhà đơn giản mà bạn nên biết là gì?

Thành phần chính trong phân hữu cơ

Trong phân hữu cơ thành phần chất hữu cơ thường đạt 22% trở lên và 15% trở lên lượng khoáng chất. Sau khi được xử lý, phân hữu cơ rất giàu các thành phần khoáng chất như: axit hữu cơ, peptit, đạm, lân, kali và một số vi lượng, trung lượng có lợi. Vì phân hữu cơ có nguồn gốc đa dạng từ phân, chất thải gia súc gia cầm, phụ phẩm các nhà máy thủy hải sản, phế phẩm nông nghiệp, rác thải sinh hoạt… nên thành phần chính của từng nhóm phân hữu cơ này cũng khác nhau.

Ủ phân hữu cơ bao lâu
Thành phần trong phân hữu cơ phụ thuộc vào nguyên liệu tạo ra phân hữu cơ
  • Nhóm phân động vật: có hàm lượng dinh dưỡng cao và khá đa dạng như đạm (N), lân (P205), kali (K20), các chất trung lượng canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si02). Ngoài ra còn có chứa các chất vi lượng như Bo (B), Molipden (Mo), Coban (Co), đồng (Cu), kẽm (Zn), Mangan (Mn), sắt (Fe).
  • Nhóm phụ phẩm các nhà máy thủy hải sản: vỏ các loài nhuyễn thể như vỏ sò, nghêu, ốc cung cấp các khoáng chất như canxi, magie, lưu huỳnh, kẽm, sắt… và một số thành phần chất trung lượng khác, Trong khi đó vỏ các loài giáp xác: như tôm, cua, ghẹ ngoài các khoáng chất cơ bản chất khoáng canxi, magie, kẽm, sắt, coban… còn cung cấp một chất rất quan trọng là chitosan. Chitosan là hoạt chất sinh học hữu ích trong việc bảo vệ cây trồng chống lại một số bệnh về vi khuẩn hay nấm. Thêm vào đó chất này còn giúp cây trồng tăng sức đề kháng, chống lại bệnh hiệu quả.
  • Nhóm tro, than bùn: chiếm t35-57% hàm lượng chất hữu cơ cung cấp kali, silic, hàm lượng N, P vào loại khá. Đặc biệt loại phân hữu cơ dồi dào chất dinh dưỡng này còn chứa hàm lượng các axit humic, axit fulvic và humin.

Có mấy loại phân hữu cơ?

Để thực hiện ủ phân tại nhà đạt hiệu quả cao, bạn cần nhận biết được các loại phân hữu cơ phổ biến nhất hiện nay. Phân bón hữu cơ được chia thành 2 nhóm chính:

  • Phân bón hữu cơ truyền thống: phân xanh, phân chuồng, phân rác….
  • Phân bón hữu cơ công nghiệp: phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân chuồng phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.

Phân bón hữu cơ truyền thống

Về quá trình ủ phân tại nhà, phân bón hữu cơ truyền thống rất được ưa chuộng bởi loại này rất dễ tìm và giá thành thấp. Bao gồm các loại như sau:

  • Nguồn gốc từ phân gia súc, gia cầm, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, phân xanh, rác thải …được sử dụng bằng các kỹ thuật ủ truyền thống.
  • Phân bón hữu cơ truyền thống thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài, và hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Phân chuồng

  • Phân chuồng có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật như phân gia cầm, gia súc.
  • Phân chuồng bao gồm các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cung cấp cho cây trồng.
  • Cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất tốt hơn, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất, đặc biệt tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh.

Phân xanh

Phân xanh là xác của các loại cây xanh được dùng làm phân hữu cơ tươi không qua quá trình ủ hoai và thường được dùng để bón lót cho cây hàng năm.

Phân rác

Phân rác là loại phân hữu cơ chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, rơm rạ… Phân được ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.

Than bùn

  • Than bùn phải qua chế biến thì mới có thể sử dụng được cho cây trồng.
  • Than bùn bón cải tạo rất tốt, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất.

Phân bón hữu cơ công nghiệp

Khi ủ phân tại nhà, bên cạnh phân truyền thống thì phân bón hữu cơ công nghiệp cũng được sử dụng khá phổ biến:

  • Là những loại phân bón hữu cơ sử dụng quy trình công nghiệp chế biến từ các chất hữu cơ.
  • Khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra những loại phân bón có chất lượng tốt.

Phân bón vi sinh

  • Là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải hữu cơ…
  • Nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân hủy các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu.
  • Tổng hợp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm, khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất.

Phân bón hữu cơ sinh học

Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất một chất sinh học (axít fulvic, axít humic, axít amin, vitamin…).

Phân bón hữu cơ vi sinh

Phân bón hữu cơ vi sinh được dùng để ủ phân tại nhà, là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất một loài vi sinh vật có ích.

Phân hữu cơ vi sinh cũng có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh vật đất, giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Các vi sinh vật làm tăng khả năng trao đổi chất, tăng sức đề kháng.

Một vài cách ủ phân hữu cơ tại nhà

Dưới đây là những cách ủ phân tại nhà đơn giản. Bạn có thể thực hiện một trong các cách dưới đây:

Kỹ thuật ủ nổi

  • Khi ủ phân hữu cơ bạn cần kết hợp với một trong các loại sản phẩm vi sinh như vi sinh ủ phân EcoClean Compost.
  • Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau, dồn thành một đống với độ cao khoảng 2m.
  • Sau đó phủ lớp bùn nhão kín lên toàn bộ đống phân, lấy nilon che đống ủ đó lại.
  • Bạn nên áp dụng cách ủ phân hữu cơ đối với phân chuồng hay phân bắc đem lại hiệu quả tốt nhất.

Ủ phân hữu cơ bao lâu

Cách ủ phân tại nhà đơn giản

Kỹ thuật ủ phân xanh

  • Phân men còn gọi phân chuồng với tỷ lệ 15-20% kết hợp với các chế phẩm như EcoClean Compost, EM, Pecnac PR.
  • Thu gom lá xanh chặt thành đoạn dài 35 – 40 cm, đem phơi héo và dồn thành từng lớp dày.
  • Dùng bùn nhão phủ kín toàn bộ đống phân, để lại một lỗ tưới nước ở đỉnh đống phân, cứ 15 – 20 ngày tưới nước rồi đậy kín đống phân lại.
  • Qua 30 – 40 ngày ủ thì đảo đều đống phân, tưới thêm nước cho đủ ẩm, rồi trát bùn kín nén chặt lại.
  • Khoảng 25 – 30 ngày, sau đó phân sẽ hoàn toàn hoai mục và dùng được.

Kỹ thuật ủ phân chìm

Với những kỹ thuật ủ phân tại nhà đơn giản sau đây sẽ giúp bạn hoàn thành tốt quá trình ủ:

  • Đào cái hố ủ chỗ đất cao ráo. Ở dưới đáy hố được lót bằng nilon hoặc lá chuối tươi để chống nước phân chảy đi hoặc nước ngầm xâm nhập vào.
  • Tiếp theo ủ lên phân bắc, phân xanh, phân chuồng vào hố đã chuẩn bị trước đó.
  • Phân hữu cơ đạt yêu cầu là sau khi ủ phải tơi xốp, có màu đen không còn mùi hôi.

⇒ Cùng EcoClean khám phá cách ủ phân hữu cơ từ rác thải ngay tại nhà:

Quy trình các cách ủ phân hữu cơ tại nhà

Với những người không đủ diện tích để ủ phân tại nhà thì có thể làm theo quy trình ủ phân hữu cơ sau đây. Đây là kỹ thuật ủ phân được nhiều người áp dụng hiện nay.

Bước 1: Chuẩn bị thùng đựng chứa để phân hữu cơ

Ủ phân hữu cơ bao lâu

Thùng chứa phân hữu cơ

Ủ phân hữu cơ bao lâu

Thùng nhựa để ủ phân tại nhà

Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng thích hợp nhất

  • Chọn nơi đặt thùng xa nơi bạn sinh hoạt và tiếp cận nhiều ánh nắng để đẩy nhanh quá trình phân hủy rác.
  • Trong quá trình ủ phân có thể phát sinh mùi hôi khó chịu. Vì vậy bạn nên sử dụng vi sinh khử mùi mẻ ủ – EcoClean 1XF-HC.

Bước 3: Phân loại rác, chọn những rác thải để ủ phân

  • Bạn cần phân các loại rác thành hai loại như rác hữu cơ và rác vô cơ. Rác hữu cơ bao gồm rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu.
  • Phân xanh cung cấp Nitơ cho cây: Tóc, cỏ vụn xén, rau quả thừa, lá cây tươi, bã cà phê, vỏ đậu phộng.
  • Phân nâu cung cấp Carbon cho cây: Mụn dừa EcoClean, mùn cưa, dưỡng chất EcoClean, rơm rạ, lá khô, vỏ trứng, cỏ khô.
  • Không dùng các loại rác như thịt gia súc, các loại xương… vì chúng khó phân hủy, dễ gây mầm bệnh và mùi thối.
  • Trong quá trình ủ phân bạn cần cung cấp dưỡng chất EcoClean để cây tăng trưởng và phát triển tốt hơn.

Ủ phân hữu cơ bao lâu

Những loại rác thải để ủ phân

Bước 4: Hướng dẫn cách trộn một số loại rác hữu cơ

  • Trộn đều hỗn hợp, mang đi ủ hai tuần mới bắt đầu tưới nước (hạn chế tưới quá nhiều nước).
  • Sau đó trộn đều, sau khi tưới, rải thêm lớp phân nâu lên bề mặt hỗn hợp cho đầy thùng chứa.

Ủ phân hữu cơ bao lâu

Trộn các loại rác thải lại với nhau

Bước 5: Tiến hành kiểm tra độ ẩm

  • Dùng tay nắm hỗn hợp rác hữu cơ lên nếu thấy nước rỉ qua các kẽ ngón tay bạn cần bổ sung thêm rơm rạ hay cỏ khô để cân bằng được lượng nước có trong rác hữu cơ.
  • Nếu nắm lại và mở bàn tay ra thấy rác tơi và rời rạc có nghĩa rác bị thiếu độ ẩm nên cần phải bổ sung thêm nước, nếu thấy hỗn hợp kết dính thì độ ẩm đã đạt yêu cầu.

Ủ phân hữu cơ bao lâu

Kiểm tra độ ẩm

Bước 6: Chờ kết quả

Đợi khoảng 30 ngày khi phân đã phân hủy thành phân compost.

Phân hữu cơ tự ủ sẽ có những đặc điểm như sau:

  • Phân hữu cơ sẽ chuyển sang màu nâu đất.
  • Có mùi của đất.
  • Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn có nghĩa là phân hữu cơ tự làm tại nhà đã phân hủy hoàn toàn và có thể sử dụng.

Ưu – nhược điểm của cách ủ phân hữu cơ

Ưu điểm

  • Giúp nông dân tận dụng tối đa những loại rác thải có ích, tiết kiệm chi phí đầu tư cho phân bón
  • Giảm được lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cho đất và cây trồng, giúp nông sản an toàn hơn với người sử dụng
  • Sử dụng phân hữu cơ cung cấp lượng lớn dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất tốt, giảm xói mòn đất
  • Sử dụng phân hữu cơ còn góp phần bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển giúp cân bằng hệ sinh thái

Nhược điểm

  • Chất lượng cách ủ phân hữu cơ thường không đồng đều, một số loại phân hữu cơ có thành phần và hàm lượng dinh dưỡng thấp
  • Phân hữu cơ phân giải chất dinh dưỡng chậm, mất 10 – 15 ngày cây mới hấp thu được. Nên không thích hợp cho những loại cây đang cần bổ sung chất dinh dưỡng gấp.
  • Một số loại phân bón hữu cơ cần được xử lý trước khi dùng để tránh gây hại hay lây bệnh cho cây trồng
  • Cần có diện tích đất trống lớn để ủ phân, tốn nhiều thời gian và công sức để ủ
  • Một số loại phân hữu cơ có mùi nếu không quen sẽ khó chịu khi sử dụng
  • Quá trình ủ phân hữu cơ cũng thường bốc mùi khó chịu, làm mất mỹ quan khu vực xung quanh

Những điều cần lưu ý khi ủ phân hữu cơ

  • Lưu ý vị trí đặt thùng phân ủ, bạn cần chọn một địa điểm có ẩm độ và nhiệt độ thích hợp để vi sinh ủ phân có thể hoạt động tốt và tạo ra nhiều chất dinh dưỡng
  • Lưu ý đến thành phần phụ vật liệu mà bạn thêm vào phân ủ. Không thêm các sản phẩm chứa nhiều dầu, chất béo tránh làm phân khó phân hủy. Không thêm quá nhiều vật liệu giàu carbon và nitơ vào phân ủ để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng phân và thời gian ủ phân
  • Bên cạnh đó, bạn cũng không nên thêm quá nhiều phụ liệu làm mất thời gian phân hủy
  • Một số phương pháp ủ phân cần nén chặt các lớp phân, tuy nhiên bạn cũng cần đảo trộn đống phân để cung cấp thêm oxy cho vi sinh ủ phân, giúp đẩy nhanh quá trình ủ phân.
  • Lưu ý đến nhiệt độ của đống phân ủ, không được để quá nóng hay quá lạnh
  • Lưu ý đến độ ẩm của đống phân ủ, cần cung cấp đủ nước để phân không bị khô nhưng cũng không được thêm quá nhiều nước vào phân trộn

Trên đây là những chia sẻ cách ủ phân đơn giản bằng phương pháp ủ hữu cơ. Tự làm phân hữu cơ tại nhà với quy trình ủ phân hữu cơ này sẽ giúp bạn có thể trồng và thu hoạch các loại rau củ quả an toàn cho sức khỏe, đảm bảo được môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Ủ phân hữu cơ bao lâu

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

Ủ phân hữu cơ bao lâu

Ủ phân hữu cơ bao lâu