Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng

Luật LawKey Kế toán thuế TaxKey

HN: 

VP1: P1704 B10B Nguyễn Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy

VP2: 3503 toà Thiên niên Kỷ, số 04 Quang Trung , Q.Hà Đông

ĐN: Kiệt 546 [H5/1/8], Tôn Đản, P. Hoà Phát, Q. Cẩm Lệ

HCM: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh

E:

Sử dụng dịch vụ:

[024] 665.65.366 | 0967.591.128

Theo Công ty Chứng khoán Bản Việt [VCSC], không chỉ các ngân hàng thương mại Nhà nước, nhóm ngân hàng thương mại tư nhân cũng rơi vào tình trạng "hẹp cửa" tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong ngắn hạn.

Cụ thể, đối với nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, còn nhớ, hồi đầu năm 2021, giới chuyên môn đều đặt kỳ vọng vào Nghị quyết 161/NQ-CP sẽ tạo khuôn khổ để Chính phủ giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu tại các ngân hàng thương mại Nhà nước từ 65% còn khoảng từ 50% đến dưới 65%.

Ở thời điểm đó, một dự thảo văn bản thay thế Quyết định 58/2016/QĐ-TTg [Quyết định 58] đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng theo hướng đối với doanh nghiệp Nhà nước, sẽ phân loại lại các ngân hàng [không phải là công ty bảo hiểm, chứng khoán, quản lý quỹ, tài chính và cho thuê tài chính] vào nhóm do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 65% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, Quyết định 22/NQ-CP ngày 2/7/2021 được ban hành, chính thức thay thế Quyết định 58, lại yêu cầu Nhà nước phải sở hữu ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại các ngân hàng thương mại Nhà nước trong giai đoạn 2021-2025.

Song song, tại một diễn biến khác, Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam [EVFTA] quy định, trong 5 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực [ngày 1/8/2020], Việt Nam đã cam kết xem xét cho phép 2 tổ chức tín dụng Châu Âu được phép sở hữu tới 49% vốn điều lệ của 2 ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 4 ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối [BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank].

Đối với nhóm ngân hàng thương mại tư nhân, cam kết EVFTA cũng chỉ cho phép 2 ngân hàng vào trường hợp đặc biệt. Trong đó, nhóm phân tích tại VCSC cho rằng, ứng cử viên rõ ràng nhất cho cam kết EVFTA này là Sacombank, do 32,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng này đang được giữ làm tài sản thế chấp cho một khoản nợ không thể thanh toán và đã chuyển nhượng cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam [VAMC].

“Việc bán 32,5% này trong một lần sẽ tính đem lại giá trị cao nhất cho giá cao nhất cho VAMC, và bởi vì số cổ phần này vượt quá ngưỡng tỷ lệ sở hữu nước ngoài 30% hiện đang áp dụng cho các ngân hàng, việc bán sẽ phải được thực hiện theo một miễn trừ đặc biệt như EVFTA “, VCSC nhận định.

Riêng đối với “các ngân hàng 0 đồng” gồm CB Bank, GP Bank và Ocean Bank, VCSC đánh giá không phải là ứng cử viên rõ ràng cho cam kết EVFTA vì Thông tư 38/2014/NHNN đã cho thấy cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 30% cổ phần của một “ngân hàng 0 đồng” khi có sự chấp thuận của Chính phủ từ năm 2014; tuy nhiên, đã không có người mua nào cho tới thời điểm này.

"Nhìn chung, quy định về trần sở hữu nước ngoài tối đa dẫn đến việc khó tăng room ngoại cho tất cả ngân hàng trong hệ thống", nhóm phân tích tại VCSC nhận định.

Hiện tại, tốc độ tăng trưởng tài sản của ngân hàng khá cao trong khi tăng trưởng vốn chưa tương xứng. Mặc dù năm 2021, các ngân hàng Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh hoạt động tăng vốn thông qua chia cổ tức, phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư hiện hữu, phát hành trái phiếu riêng lẻ… nhưng xét mặt bằng chung, vốn của nhiều ngân hàng vẫn còn mỏng.

Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, tính đến hết tháng 9/2021, tỷ lệ an toàn vốn [CAR] của hệ thống ngân hàng theo Thông tư 41/2016/TT đang ở mức 11,37%. Mới chỉ có một vài ngân hàng đang triển khai Basel 3, còn lại chỉ dừng ở Basel 2.

Do đó, nhu cầu cần sự hỗ trợ của các nhà đầu tư lớn, tiềm lực tài chính mạnh giúp các ngân hàng tăng quy mô vốn chủ sở hữu, tăng năng lực tài chính, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu là rất lớn.

Song, theo báo cáo mới đây của Viên Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương [CIEM], một số ngân hàng thương mại đã có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chạm/gần chạm trần 30%.

Cụ thể, tính đến 30/6/2021 có 19 tổ chức tín dụng có cổ đông là tổ chức nước ngoài sở hữu trên 1% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trong đó ngân hàng thương mại nhà nước có 03/04 ngân hàng và ngân hàng thương mại cổ phần là 16/28 ngân hàng; 11 tổ chức tín dụng có tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức nước ngoài trên 15% trong đó có 5 tổ chức tín dụng có tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức nước ngoài trên 25%.

Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ , một tổ chức sở hữu không quá 15% vốn điều lệ, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại các ngân hàng là 30%.

Đồng loạt khóa “room”

Tuy nhiên, để tính đường dài, nhiều ngân hàng đang có xu hướng chọn phương án khóa “room” ngoại ở mức thấp hơn mức cho phép tối đa của cơ quan quản lý.

Theo đó, ngân hàng có thể chọn dùng phần “room” còn lại để phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài khi điều kiện thuận lợi. Phương án này thường đi cùng với triển vọng mang về thặng dư tốt cho nhà băng.

Hoặc, đơn giản, đây chỉ như một “của để dành” khi ngân hàng có nhu cầu tăng vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hoặc đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về an toàn vốn.

Mới đây, HDBank vừa quyết định giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ mức 30% xuống còn 21,5% nhằm phục vụ kế hoạch lựa chọn và thỏa thuận với đối tác chiến lược.

Đi cùng với quyết định giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài, HDBank cũng quyết định triển khai phát hành 160 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế. Trái phiếu được phát hành có kỳ hạn 5 năm 1 ngày, không có tài sản bảo đảm, không kèm theo chứng quyền và sẽ được tính vào vốn tự có cấp 2 của ngân hàng.

Đặc biệt, số trái phiếu này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Đây có thể là lý do HDBank quyết định giảm “room” ngoại, để chuẩn bị trong trường hợp trái chủ muốn chuyển thành cổ đông của ngân hàng.

Trước đó, hồi đầu tháng 5/2020, cổ đông VPBank cũng đã thông qua phương án giảm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng từ 22,77% xuống còn 15%.

Theo lý giải của Ban lãnh đạo ngân hàng, do trong cuộc khủng hoảng về tài chính từ ảnh hưởng của dịch bệnh, các quỹ đầu tư nước ngoài [đặc biệt từ Mỹ và châu Âu] có xu hướng rút khỏi các thị trường chứng khoán châu Á.

Một số cổ đông nước ngoài của VPBank cũng không nằm ngoài xu hướng này và do vậy đã có một lượng cổ phiếu bán ra.

Hiện tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài/vốn điều lệ VPBank đã giảm khoảng 0,34% so với mức chốt trên. Với tình hình dịch bệnh trên toàn cầu chưa được cải thiện có thể xu hướng này chưa dừng lại.

Theo đó, HĐQT VPBank quyết định giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài, nhằm mục đích chào bán cho các cổ đông nước ngoài khác muốn đầu tư vào ngân hàng khi thị trường tài chính thực sự quay lại ổn định, từ đó có thể có cơ hội tạo ra thặng dư vốn trực tiếp cho ngân hàng.

Trong khi đó, cũng khóa “room” ngoại, nhưng HĐQT Ngân hàng Techcombank lại quyết định nâng tỷ lệ sở hữu từ 22,4951% vốn điều lệ lên 22,5076%.

Tương tự, nhiều ngân hàng khác cũng chọn phương án khóa “room” ngoại để làm “của để dành” như tại VIB là 20,5%, MBB là 22,99%, LPB là 9,99%,…

Cửa nới lên 49% không mở rộng

Ngoài các thành viên trên, hiện cũng có nhiều nhà băng đã cạn “room” ngoại. Trong khi đó, Thông tư 41 với các yêu cầu về an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II lại đặt ra yêu cầu bức thiết trong việc tăng vốn ở nhiều thành viên nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn mới về vốn này.

Trường hợp tại VietinBank là một ví dụ điển hình. Tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài đã lấp đầy những năm qua khiến kế hoạch tăng vốn khó khăn, liên quan đến cân đối sở hữu các cổ đông hiện hữu, gồm cổ đông Nhà nước và vấn đề ngân sách, trong khi không còn dư địa để phát hành thêm cho khối ngoại. Gần đây khối ngoại có giao dịch thoái bớt tại đây, nhưng mức độ hở “room” không lớn.

Một trong những giải pháp chính cho những trường hợp trên được nêu ra là Nhà nước cho tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở các ngân hàng thương mại trong nước lên trên 30%.

Điều này một mặt nhằm tăng thêm tính hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại, mặt khác, tăng động lực để các ngân hàng đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao năng lực tài chính.

Dù vậy, vì nhiều lý do, đến nay, đề xuất này vẫn chưa được các cơ quan quản lý đưa vào cân nhắc.

Tuy nhiên, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU [EVFTA] được thông qua đã mở ra một “cánh cửa” mới cho các nhà băng đang kẹt “room”, nhưng phạm vi lại không mở rộng.

Cụ thể, theo EVFTA, trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ cổ phần lên 49% vốn điều lệ tại 2 ngân hàng TMCP của Việt Nam.

Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 4 ngân hàng TMCP mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối hoặc sắp cổ phần hóa là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.

Việc thực hiện cũng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục mua bán, sáp nhập cũng như các điều kiện an toàn, cạnh tranh, bao gồm giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần áp dụng đối với từng nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trên cơ sở đối xử quốc gia, theo quy định của pháp luật của Việt Nam.

Như vậy, với Hiệp định này, sẽ có 2 ngân hàng được nới “room” ngoại vượt khỏi mức trần quy định hiện hành. Dù vậy, cánh cửa mở ra với thành viên nào hiện vẫn còn là một ẩn số với nhiều tiêu chí sẽ được đưa ra để cân đo đong đếm.

Nguồn: CafeF.vn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề