Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì dụ

Phạm tội chưa đạttự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều dẫn đến kết quả chung là hậu quả của việc thực hiện tội phạm không xảy ra. Tuy nhiên hai quy định này có những điểm giống và khác nhau ra sao? Chúng tôi xin được phân tích hai loại tội danh trên cho quý khách hàng như sau:

 Phạm tội chưa đạtTự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Khái niệmPhạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp một người tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù khách quan không có gì ngăn cản.
Nguyên nhân chấm dứt thực hiện tội phạmNguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn của người phạm tội 

Ví dụ: A đến nhà ông B để ăn trộm bò nhưng khi đến nơi bị gia đình ông A phát hiện nên A chưa thực hiện được hành vi ăn trộm của mình.

Nguyên nhân chủ quan, tự ý thực hiện của người phạm tội.  

Ví dụ: A đến nhà ông B để ăn trộm bò, tuy nhiên trên đường đi A đã suy nghĩ và lo sợ hành vi của mình nếu phát hiện có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nên A đã tự ý quay về và không thực hiện hành vi trộm cắp của mình nữa.

Hậu quả pháp lý Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Một số điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:– Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải tự nguyện, dứt khoát– Việc chấm dứt thực hiện tội phạm xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành.

– Không chịu tác động từ các điều kiện khách quan

Bài viết liên quan

Khi một người đã có hành vi tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm hoặc khi một người đã bắt tay vào việc thực hiện ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện được hết những hành vi mà người đó cho là cần thiết để thực hiện tội phạm và tội phạm chưa hoàn thành thì sự chấm dứt việc phạm tội mới có thể được coi là “nửa chừng chấm dứt” việc phạm tội.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì dụ

Dấu hiệu thứ hai: Việc chấm dứt không tiếp tục thực hiện tội phạm phải là tự nguyện và dứt khoát.

Việc chấm dứt không tiếp tục thực hiện tội phạm phải là tự nguyện, nghĩa là việc chấm dứt hành vi phạm tội hoàn toàn theo ý chí của người phạm tội. Lý do, động cơ dẫn đến việc người thực hiện hành vi quyết định dừng lại không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa có thể rất khác nhau, có thể do người thân khuyên bảo, đồng bọn can ngăn, hối hận, thương người bị hại, sợ bị bắt, bị trừng trị….

Về vấn đề này, Nghị quyết số 02-HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 05-01-1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS đã nêu rõ: “Trong thực tế, việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể do nhiều nguyên nhân như: hối hận, lo sợ, sợ bị trừng trị, không muốn thực hiện tội phạm đối với người quen biết, …. Do đó, chúng ta không nên đòi hỏi người có hành vi nguy hiểm phải tỉnh ngộ, hối hận mà chỉ cần họ đã thực hiện sự tự nguyện và dứt khoát không thực hiện tội phạm nữa thì được coi là đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”.

Việc chấm dứt không tiếp tục thực hiện tội phạm phải là dứt khoát, nghĩa là phải là sự từ bỏ hẳn ý định phạm tội của người thực hiện hành vi chứ không phải là sự tạm thời dừng lịa để người đó tính toán, tìm cơ hội khác thuận lợi hơn thực hiện tội phạm sau này.

Việc chấm dứt hành vi phạm tội do người thực hiện hành vi tự quyết định trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là dấu hiệu để phân biệt trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với trường hợp chuẩn bị phạm tội và trường hợp phạm tội chưa đạt. Như đã phân tích, trường hợp chuẩn bị phạm tội (Điều 14) và trường hợp phạm tội chưa đạt (Điều 15) đều có dấu hiệu chung là việc không thực hiện được tội phạm đến cùng (dùng ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt) là do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người đó. Còn trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì việc không tiếp tục thực hiện tội phạm là do bản thân người thực hiện hành vi quyết định.

Trong trường hợp một người đã thực hiện những hành vi mà người đó cho là cần thiết để thực hiện tội phạm, để gây ra hậu quả tội phạm, nhưng hậu quả tội phạm chưa xảy ra, tội phạm chưa hoàn thành do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muôn của người đó, thì sau đó mặc dù người ấy lại nhận thức được là vẫn có thể tiếp tục thực hiện tội phạm, gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng đã không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa thì cũng không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì trước khi người đó chấm dứt việc phạm tội, hành vi mà người đó thực hiện đã ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Trong trường hợp này hậu quả tội phạm chưa xảy ra, tội phạm chưa hoàn thành được là do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người thực hiện hành vi.

Ví dụ: A định giết B, đã chĩa súng vào B, bóp cò súng nhưng đạn không nổ. Sau đó mặc dù súng còn đạn nhưng A đã tự mình từ bỏ ý định, không tiếp tục thực hiện hành vi giết B nữa. Trường hợp này không được coi là trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Trong trường hợp một người đã thực hiện được hết những hành vi mà người đó cho là cần thiết để thực hiện tội phạm, để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng giữa hành vi mà người đó thực hiện với hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra còn có một khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian này, người đó lại có hành động tích cực để ngăn chặn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra và hậu quả đó đã được ngăn ngừa, tội phạm đã không hoàn thành được, thì được coi là người đó là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, vì trước khi chấm dứt việc phạm tội hành vi mà người đó thực hiện chưa thỏa mãn được tất cả các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể và sự chấm dứt việc phạm tội khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng là do tự bản thân người đó quyết định.

Điều 16 BLHS 2015 quy định: “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.

Với quy định trên, quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trong những biện pháp góp phần ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nó cho phép một người có ý định phạm tội, đã chuẩn bị hoặc bắt tay vào việc thực hiện tội phạm, vẫn có khả năng lựa chọn cách xử sự của mình: một là, tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự; hai là, tự mình chấm dứt việc phạm tội thì sẽ được hưởng khoan hồng, không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong nhiều trường hợp, một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội đã lựa chọn cách xử sự thứ hai và điều đó rõ ràng đã góp phần hạn chế bớt những thiệt hại nguy hiểm có thể xảy ra cho xã hội.

Theo quy định tại Điều 16 BLHS 2015, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Ví dụ: người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người.

Nếu hành vi của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã thực hiện thỏa mãn các dấu hiệu của một tội phạm khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Ví dụ: một người có ý định giết người đã dùng dao chém gây thương tích người khác, sau đó tự ý nửa chừng chấm dứt việc giết người thì người đó được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng tùy tỷ lệ thương tật gây ra, người đó có thể phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích theo quy định pháp luật.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì dụ

Nếu một người mua một khẩu súng quân dụng để chuẩn bị đi cướp tài sản, sau đó lại tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản nhưng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng theo quy định.

Công ty Luật TNHH Sao Sáng với đội ngũ luật sư, chuyên viên hỗ trợ pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc các câu hỏi liên quan đến mọi lĩnh vực, để tư vấn cho Quý khách hàng có những phương hướng tối ưu và hiệu quả.

Trân trọng Kính chào!

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không phải là một trong các giai đoạn thực hiện tội phạm nhưng có liên quan mật thiết đến các giai đoạn thực hiện tội phạm (vì việc xác định điều kiện về thời điểm tự nguyện chấm dứt hành vi phạm tội trong tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải dựa trên lý luận về việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm). Vì vậy, trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được nghiên cứu cùng với các giai đoạn thực hiện tội phạm.

Thứ nhất, việc chấm dứt hành vi phạm tội phải diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Vì trong hai trường hợp này, người phạm tội ý thức được rằng chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm. Do đó, mới có việc tự ý “nửa chừng” chấm dứt việc phạm tội.

Thứ hai, hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải được thể hiện một cách dứt khoát. Người phạm tội phải hoàn toàn từ bỏ hẳn ý định phạm tội của mình trong tư tưởng và chấm dứt ngay hành vi phạm tội trong thực tế. Không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội khi người phạm tội tạm ngưng hành vi phạm tội của mình để tìm cơ hội khác thuận lợi hơn sẽ tiếp tục thực hiện tội phạm.

Thứ ba, việc chấm dứt hành vi phạm tội phải tự nguyện. Người phạm tội tự quyết định việc chấm dứt tội phạm của mình; việc chấm dứt này là do động lực bên trong của người phạm tội chứ không phải do điều kiện khách quan chi phối. Khi dừng lại, người phạm tội vẫn tin rằng hiện tại không có gì ngăn cản và vẫn có thể tiếp tục thực hiện tội phạm. Động cơ của việc chấm dứt tội phạm có thể rất khác nhau, như do hối hận, do sợ bị phát hiện và bị trừng trị bởi pháp luật,... Luật Hình sự không đòi hỏi người phạm tội chấm dứt tội phạm do thực sự ăn năn hối hận mà chỉ cần họ thể hiện việc chấm dứt một cách tự nguyện và dứt khoát.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì dụ

Trách nhiệm hình sự của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

Điều 16 BLHS 2015 quy định: “Người tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vị thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm nên họ vẫn bị coi là người phạm tội, nhưng họ không phải chịu TNHS về tội định phạm do chính sách hình sự khoan hồng của Nhà nước. Việc BLHS quy định người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm được xây dựng trên cơ sở:

Thứ nhất, về khách quan, hành vi đã thực hiện của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chưa thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm định thực hiện; về chủ quan, người phạm tội đã hoàn toàn từ bỏ hẳn ý định phạm tội của mình. Do đó, hành vi đã thực hiện của họ đã giảm đi một cách đáng kể tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội định thực hiện.

Thứ hai, việc quy định chế định này khuyến khích những người đang chuẩn bị phạm tội hoặc thậm chí đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm không tiếp tục phạm tội nữa, để được hưởng chính sách hình sự khoan hồng của Nhà nước.

Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Bởi vì, tuy người phạm tội đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nhưng hành vi thực tế đã thực hiện của họ đã thoả mãn những dấu hiệu và thể hiện bản chất nguy hiểm cho xã hội của một tội phạm khác nên cẩn xử lý về hình sự đối với hành vi phạm tội này.

Ví dụ: A đột nhập vào một doanh trại quân đội, lấy trộm súng để đi giết B. Nhưng khi mang súng đến nhà B, A thấy ân hận về hành vi của mình nên từ bỏ hẳn ý định giết B, vứt súng xuống sông và quay về. Như vậy, theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam, A được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người (Điều 123 BLHS); nhưng hành vi của A đã thoả mãn những dấu hiệu của tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) nên A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.