Trương vĩnh trọng là ai

Năm 2000, cơn lũ lịch sử quét qua Đồng Tháp Mười, đê vỡ, nhà trôi, lúa bỏ vào bao, đang để ngoài ruộng chưa kịp chở lên gò cao thì bị cuốn mất; nhiều nơi dân bị cô lập, đói kém thiếu ăn xảy ra. Nước dâng cao, Thị xã Cao Lãnh lúc bấy giờ nổi bồng bềnh trong lũ. Giữa lúc rối ren đó, ông Trương Vĩnh Trọng được Trung ương điều về làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.

Việc đầu tiên ông tiến hành không phải là họp ban bệ, cũng không ngồi bàn giấy chỉ đạo. Ông đi xuống dân. Và những chuyện chưa từng có trong chỉ đạo đã xảy ra.

Trương vĩnh trọng là ai

Đài PT-TH Đồng Tháp thực hiện phim về cuộc đời và sự nghiệp nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng. Ảnh: Tùng Thiện

Tắt đèn sân tennis

Ngày ông đi xuống dân, đêm ông đi vòng vòng thị xã Cao Lãnh. Lúc đó phong trào chơi tennis trong cán bộ công chức nổi lên dữ lắm. Đêm đêm ánh đèn trong sân hắt ra mặt đường loang loáng nước lũ khiến người ta nhức mắt.

Sau khi thị sát, ông ra lệnh, hễ sân tennis nào còn sáng đèn thì lãnh đạo cơ quan đó hãy đặt lên bàn tờ kiểm điểm.

Ông dẫn giải: Vui sướng gì khi mà đồng bào đói khổ, lũ lụt hoành hành. Nếu không vắt óc suy nghĩ cách nào cứu dân thì tắt đèn, nén vui để tỏ rõ sự thấu cảm với dân, đó mới là đạo lý làm lãnh đạo, làm cán bộ.

Từ hôm đó, các sân quần ở Cao Lãnh tối thui. Có người không tán đồng nhưng "dân đen" thì bắt đầu thấy khoái ông Bí thư người Bến Tre được luân chuyển về làm lãnh đạo xứ mình.

“Cởi trói báo chí"

Lúc ông làm Bí thư Tỉnh ủy, Truyền hình Đồng Tháp làm phóng sự "Học Ngược" dự thi liên hoan truyền hình toàn quốc và đoạt giải. Phóng sự kể về câu chuyện có em học trò sáng ngồi lớp 4 chiều vô lớp 1 để học đánh vần. Đó là thực trạng nhức nhối vì chạy theo thành tích của ngành giáo dục mà ít ai dám nói thẳng.

Trương vĩnh trọng là ai

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và gia đình. Ảnh: Tùng Thiện

Phóng sự ngay lập tức tạo hiệu ứng dây chuyền, ngành giáo dục tỉnh nhà giận tím người bèn kiện lên Tỉnh ủy. Ông Bí thư kêu đại diện nhà Đài và ngành Giáo dục qua Tỉnh ủy họp.

Sau khi nghe hết các ý kiến ông nói: Nhà báo có vai trò giám sát. Báo chí nói đúng phải rút kinh nghiệm, đi kiện nhà báo chẳng khác nào người ta đi trên cầu thang, mình phun nước bọt lên rớt xuống trúng mặt mình. Báo chí từ nay cứ làm hết chức năng phản biện giám sát của mình để các ngành, các cấp lấy đó mà soi mình, sửa chữa.

Đào tạo cán bộ cho Trung ương

Làm cán bộ phải có tâm và có tầm là câu nói của ông. Và Đồng Tháp không chỉ chăm lo đào tạo cán bộ kế cận cho tỉnh nhà mà còn phải phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cho Trung ương.

Từ tư tưởng này, qua 3 nhiệm kỳ kể từ khi ông được điều về làm Bí thư, Đồng Tháp có một tập thể lãnh đạo trẻ, cầu thị và có tư duy phản biện khoa học. Cũng từ thời của ông về sau, Đồng Tháp đã có người về làm các bộ ngành Trung ương sau hàng chục năm vắng bóng.

Bí thư "Hai lúa" nhưng tác phong công nghiệp

Bề ngoài, ông ăn mặc giản dị. Nhà ở Bến Tre, mỗi lần về thăm nhà, tài xế cơ quan tới đón, nhưng ông đã khóa cửa ngoài. Gọi điện thì ông báo đã đi xe đò về rồi, ông đi việc riêng chứ không phải việc công nên cấm dùng xe công.

Mười mấy năm về trước, người dân Miền Tây có câu thành ngữ: “Giờ rắn hổ”, để ám chỉ tệ đi sớm về trễ, họp hành kéo dài, hẹn 7 giờ nhưng tới 9 giờ chưa mở màn. Ông về làm Bí thư Tỉnh ủy, sau mấy lần họp hành kiểu vậy, ông ra lệnh đúng giờ bắt đầu, lãnh đạo nào đi muộn thì không cần họp.

Và thật, một hôm có lãnh đạo đầu ngành trễ họp 10 phút, ông ra lệnh đóng cửa không cho vào. Từ đó ở Đồng Tháp, các cuộc họp hành đều rất đúng giờ: Chuông reo là khai mạc.

Trương vĩnh trọng là ai

Các phóng viên Đài PT-TH Đồng Tháp cùng gia đình nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng. Ảnh: Tùng Thiện

Tôi viết bài nói về ông - Chú Hai Nghĩa, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp – Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ với tất cả lòng thành kính. Sáng nay nghe tin ông đã về với cõi người hiền. Lòng thật buồn nhưng đây không phải là lời ai điếu mà là một kỷ niệm sống mãi trong lòng. Xin gửi về Chú Hai Nghĩa một nén hương lòng với cả tiếng lòng!/.

Nhảy đến nội dung

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng - Người lãnh đạo giản dị, gần dân

Thứ Bảy, 06:00, 20/02/2021

Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó thủ tướng Chính Phủ Trương Vĩnh Trọng (tên thường gọi là ông Hai Nghĩa) được nhiều biết đến là một cán bộ cấp cao có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN và là người rất mực giản dị, gần gũi, thân thiện với nhân dân. Đặc biệt, với quê hương xứ dừa- Bến Tre ông là tấm gương tiêu biểu của một đảng viên cao niên, một “cây cao bóng cả” – một điển hình trong lao động sản xuất được người dân xa gần trân trọng, quý mến. 

Vào tháng 7/2011, khi nghỉ hưu, ông Trương Vĩnh Trọng, nguyên ủy viên Bộ Chính Trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính Phủ, nguyên Trưởng ban Nội chính TW về sinh sống với gia đình tại ấp Lương Thuận, xã Lương Quới (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Một cán bộ lãnh đạo cấp cao về hưu, không chịu nghỉ ngơi, an nhàn, ông Trương Vĩnh Trọng tiếp tục khoác áo nông dân để lao động sản xuất, làm vui với vườn cây, ao cá.

Trương vĩnh trọng là ai

Ông Trương Vĩnh Trọng tiếp đón người dân khi đến tham quan khu vườn nhà ông

Với chiếc áo sơ mi ngắn tay, quần đùi và chiếc mũ tai bèo…ông bắt tay vào việc trồng cây ăn trái trên mảnh vườn rộng khoảng 5.000 mét vuông. Đất không phụ lòng người, khu vườn của người cán bộ cao niên này ngày một xanh tươi, trĩu quả với nhiều chủng loại cây ăn quả đặc sản xứ dừa như: bưởi da xanh, dừa xiêm, cam sành... Dưới tán cây ăn quả, ông còn tận dụng trồng các loại rau màu, cây dược liệu, không để đất trống. Dưới mương thì đàn cá tung tăng bơi lội… Một khu vườn “kiểu mẫu” ít sử dụng phân thuốc hóa học, thân thiện với môi trường, tạo ra những sản phẩm sạch mà chủ nhân là một cán bộ, đảng viên cao niên- một nông dân sản xuất giỏi.

Bên cạnh việc lao động sản xuất, ông Trương Vĩnh Trọng còn dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động và đóng góp xây dựng quê hương. Khi về nghỉ hưu, ông có nhiều thời gian để tiếp xúc, gần gũi với người dân. Căn nhà của ông ở luôn mở cửa sẵn sàng tiếp đón mọi người dân xa gần.

Anh Châu Hồng Luật, người dân ở xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre dù chỉ một lần đến tham quan khu vườn của ông Trương Vĩnh Trọng đã rất ấn tượng trước tình cảm chân thành, hiếu khách của ông.

Trương vĩnh trọng là ai

Ông Trương Vĩnh Trọng chụp ảnh lưu niệm với tu sĩ và cán bộ hưu trí từ tỉnh Tiền Giang đến thăm

Anh Châu Hồng Luật cho biết: "Bác Trương Vĩnh Trọng là người hòa đồng, rất gần gũi với người dân. Khi lần đầu gặp 2 ông bà thì thấy rất giản vị, tiếp khách vui vẻ, gặp mình rất quý. Khi xuống, ông dắt mình đi vòng quanh vườn tham quan cách ông chăm sóc vườn, ông vui vẻ, đàng hoàng lắm. Khi đó ông nói chuyện với mình rất thân tình. Đối với người dân móc mương, ông căn dặn móc phải đúng ranh, không được lấn qua người khác. Khu vườn ông không có cây cỏ, khi mình về ông tiễn ra tận cửa.”

Không chỉ thân thiện, gần gũi đối với cán bộ, đảng viên, người dân mà đối với các tổ chức tôn giáo, ông Trương Vĩnh Trọng cũng rất hòa đồng. Khi tiếp xúc, ông luôn quan tâm, gần gũi với mọi người. Đại đức Thích Minh Phước- một tu sĩ ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã có 3 lần đến chơi nhà ông Trương Vĩnh Trọng vào dịp tết cổ truyền và được ông tiếp đón rất niềm nở, ân cần.

Đại đức Thích Minh Phước chia sẻ: "Một vị Phó thủ tướng khi về hưu bắt đầu vào công việc làm vườn, rất hòa đồng, gần gũi. Nhiều khi sáng sớm mình đến nhà bác thì bác đã ra vườn chăm sóc cây trái. Khu vườn của bác rất rộng lớn. Bác là người gần gũi, tín ngưỡng đạo Phật, các chùa tổ chức lễ, bác cũng thường tham dự”. 

Trương vĩnh trọng là ai

Người dân địa phương đến viếng tại nhà riêng của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chiều ngày 19/2.

Hay tin ông Trương Vĩnh Trọng, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính Phủ qua đời, cán bộ, đảng viên và người dân tỉnh Bến Tre bùi ngùi tiếc thương, trước sự ra đi của một người cán bộ cao niên, “cây cao bóng cả”- một công dân Đồng khởi xứ dừa.

Anh Hà Quốc Cường, Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre xúc động: "Từ địa phương rồi đi về TW, rồi về nghỉ hưu địa phương, bác Hai rất gương mẫu. Suốt quá trình công tác kể cả khi về hưu bác Hai rất quan tâm đến tuổi trẻ. Hầu như những hoạt động nào của Đoàn bác đều có tham gia, đến gặp gỡ, động viên, nói chuyện, chia sẻ. Trước tin bác Hai mất, tuổi trẻ tỉnh nhà vô cùng tiếc thương; nhớ lại những hoạt động bác tham gia, nhắc nhở, chia sẻ động viên tuổi trẻ tỉnh nhà. Tuổi trẻ tỉnh Bến Tre quyết tâm noi theo gương bác, phấn đấu học tập, rèn luyện thể hiện tinh thần thương tiếc, làm theo tinh thần bác đã chỉ đạo cho thanh niên”.

Dù đã đi xa, nhưng những tình cảm, ấn tượng tốt đẹp của nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng, Chú Hai Nghĩa thân thương đã để lại và khắc ghi trong tâm trí mọi người về hình ảnh của ” cây đa, cây đề” - người cán bộ cao niên giản dị, luôn hòa đồng, gần gũi với nhân dân./.

Trương vĩnh trọng là ai

VOV.VN - Nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, việc đầu tiên ông tiến hành không phải là họp ban bệ, cũng không ngồi bàn giấy chỉ đạo mà đi xuống dân. Và những chuyện chưa từng có trong chỉ đạo đã xảy ra...

Trương vĩnh trọng là ai

VOV.VN - Nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, việc đầu tiên ông tiến hành không phải là họp ban bệ, cũng không ngồi bàn giấy chỉ đạo mà đi xuống dân. Và những chuyện chưa từng có trong chỉ đạo đã xảy ra...

Trương vĩnh trọng là ai

VOV.VN - Sáng 19/2, Lãnh đạo Tỉnh ủy Bến Tre cho biết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng từ trần lúc 3h25 tại nhà  riêng, hưởng thọ 79 tuổi.  

Trương vĩnh trọng là ai

VOV.VN - Sáng 19/2, Lãnh đạo Tỉnh ủy Bến Tre cho biết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng từ trần lúc 3h25 tại nhà  riêng, hưởng thọ 79 tuổi.  

Trương vĩnh trọng là ai

Nghỉ hưu, nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng về khu vườn 5.000 m2 ở Giồng Trôm, Bến Tre cuốc vườn, trồng rau nuôi cá, sống an vui tuổi già.

Trương vĩnh trọng là ai

Nghỉ hưu, nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng về khu vườn 5.000 m2 ở Giồng Trôm, Bến Tre cuốc vườn, trồng rau nuôi cá, sống an vui tuổi già.