Trục chính của thấu kính là gì

Chương VII: Thấu kính là gì? phân loại thấu kính

Chương VII: Kính hiển vi, số bộ giác của kính hiển vi

Thấu kính là một khối chất trong suốt [thủy tinh, nhựa ] giới hạn bởi hai mặt cong, hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng. Hình ảnh một số loại thấu kính sử dụng trong các dụng cụ quang học

Chương VII: Thấu kính là gì? phân loại thấu kính

1/ Các khái niệm cơ bản của thấu kính:

  • Quang tâm O: là điểm chính giữa thấu kính, mọi tia sáng đi qua quang tâm O của thấu kính đều truyền thẳng.
  • Trục chính của thấu kính: là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính.
  • Tiêu điểm của thấu kính: là điểm hội tụ của chùm tia sáng đi qua thấu kính hoặc phần kéo dài của chúng.
  • Tiêu cự: là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm của thấu kính
  • Tiêu diện: là mặt phẳng chứa tất cả các tiêu điểm của thấu kính.

2/ Phân loại thấu kính:
a/ Thấu kính hội tụ [thấu kính rìa mỏng]: được giới hạn bởi 2 mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng có phần rìa phía ngoài mỏng.


Chùm sáng song song đi qua thấu kính rìa mỏng tụ lại một điểm nên thấu kính rìa mỏng được gọi là thấu kính hội tụ


b/ Thấu kính phân kỳ [thấu kính rìa dày]: là loại thấu kính được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và một mặt cong phía rìa bên ngoài thấu kính dày


Chùm sáng song song đi qua thấu kính rìa mỏng bị phân tách ra theo các hướng khác nhau nên thấu kính rìa dày còn được gọi là thấu kính phân kỳ.


3/ Ứng dụng của thấu kính:

  • Khắc phục các tật của mặt [cận thị, viễn thị, lão thị]
  • Dùng để chế tạo kính lúp
  • Dùng để chế tạo kính hiển vi
  • Dùng để chế tạo kính thiên văn, ống nhòm
  • Dùng trong ống kính của máy ảnh, camera
  • Sử dụng trong các máy phân tích quang phổ

Video bài giảng thấu kính mỏng

Thảo luận cho bài: Chương VII: Thấu kính là gì? phân loại thấu kính

Bài viết cùng chuyên mục

Chương VII: Hiện tượng nhật thực là gì? Trái Đất là nơi duy nhất quan sát được hiện tượng nhật thực [Đọc thêm]

Chương VII: Lịch sử phát triển kính thiên văn dụng cụ quang học của ngành vật lý thiên văn [Đọc thêm]

Chương VII: Kính hiển vi quang học, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động [Đọc thêm]

Chương VII: Năng suất phân ly của mắt, độ phân giải hiển thị [Đọc thêm]

Chương VII: Kính thiên văn, số bội giác của kính thiên văn

Chương VII: Kính lúp là gì? số bội giác của kính lúp

Chương VII: Cấu tạo quang học của mắt, các tật của mắt và cách khắc phục

Chương VII: Công thức thấu kính, chứng minh công thức thấu kính

Video liên quan

Chủ Đề