Trong mạch điện kín với nguồn điện hóa học (pin hoặc acquy thì dòng điện là)

Dòng Điện Không Đổi Vật Lý 11 là một trong những chương quan trọng nhất của vật lý lớp 11, đây cũng là chương học có nhiều kiến thức và là nền tảng để các bạn có thể học tốt các chương học sau này.

Hôm nay Kiến Guru sẽ cùng các bạn tổng hợp các kiến thức trong chương Dòng Điện Không Đổi Vật Lý 11 và sau đó chúng ta sẽ cùng nhau kiểm tra lại kiến thức bằng một số câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. 

Và bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé.

I. Hệ thống kiến thức trong chương dòng điện không đổi vật lý 11

1. Dòng điện

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt tải điện, có chiều quy ước là chiều chuyển động của các hạt điện tích dương. Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ.

Ngoài ra dòng điện còn có thể có các tác dụng nhiệt, hoá và một số tác dụng khác. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho tác dụng của dòng điện. Đối với dòng điện không đổi thì:

I=q/t

2. Nguồn điện

Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện. Suất điện động của nguồn điện được xác định bằng thương số giữa công của lực lạ làm dịch chuyển điệ tích dương q bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó.

E=A/q

Máy thu điện chuyển hoá một phần điện năng tiêu thụ thành các dạng năng lượng khác có ích, ngoài nhiệt. Khi nguồn điện đang nạp điện, nó là máy thu điện với suất phản điện có trị số bằng suất điện động của nguồn điện.

3. Định luật Ôm

Định luật Ôm với một điện trở thuần:

Tích ir gọi là độ giảm điện thế trên điện trở R. Đặc trưng vôn – ampe của điện trở thuần có đồ

thị là đoạn thẳng qua gốc toạ độ.

Định luật Ôm cho toàn mạch

Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện:

(dòng điện chạy từ A đến B, qua nguồn từ cực âm sang cực dương)

Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa máy thu

(dòng điện chạy từ A đến B, qua máy thu từ cực dương sang cực âm)

4. Mắc nguồn điện thành bộ

Mắc nối tiếp:

Eb = E1 + E2 + ...+ En

rb = r1 + r2 + ... + rn

Trong trường hợp mắc xung đối: Nếu E1 > E2 thì

Eb = E1- E2

rb = r1 + r2

và dòng điện đi ra từ cực dương của E1.

Mắc song song: (n nguồn giống nhau)

Eb = E và rb = r/n


5. Điện năng và công suất điện. Định luật Jun – Lenxơ

Công và công suất của dòng điện ở đoạn mạch (điện năng và công suất điện ở đoạn mạch)

A = UIt; P = UI

Định luật Jun – Lenxơ:

Q = RI2t

Công và công suất của nguồn điện:

A = EIt; P = EI

Công suất của dụng cụ tiêu thụ điện:

Với dụng cụ tỏa nhiệt:

P=UI=RI2t

Với máy thu điện: P = EI + rI2

(P’= EI là phần công suất mà máy thu điện chuyển hoá thành dạng năng lượng có ích, không

phải là nhiệt)

- Đơn vị công (điện năng) và nhiệt lượng là jun (J), đơn vị của công suất là oát (W)

Trong mạch điện kín với nguồn điện hóa học (pin hoặc acquy thì dòng điện là)

II. Trắc nghiệm lý thuyết chương dòng điện không đổi vật lý 11

A. Đề bài trắc nghiệm dòng điện không đổi vật lý 11

1. Phát biểu nào sau đây là không chính xác ?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

2. Phát biểu nào sau đây là không chính xác ?

A. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.

B Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.

C. Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.

D. Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.

3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy), có sự chuyển hoá từ nội năng thành điện năng.

B. Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy), có sự chuyển hoá từ cơ năng thành điện năng.

C. Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy), có sự chuyển hoá từ hóa năng thành điện năng.

D. Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy), có sự chuyển hoá từ quang năng thành điện năng.

4. Phát biểu nào sau đây là không chính xác ?

A. Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

B. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

C. Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.

D. Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian.

5. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài

A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

B. Tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.

C. Giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.

D. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

6. Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song và mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu giảm trị số của điện trở R2 thì

A. Độ sụt thế trên R2 giảm.

B. Dòng điện qua R1 không thay đổi.

C. Dòng điện qua R1 tăng lên.

D. Công suất tiêu thụ trên R2 giảm.


B. Đáp án trắc nghiệm dòng điện không đổi vật lý 11

1. D

2. C

3. C

4. C

5. C

6. B

Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi qua kiến thức tổng quát của dòng điện không đổi vật lý 11. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn vừa khắc sâu những kiến thức lí thuyết và có thể vận dụng để nắm vững phương pháp làm bài tập.

Và hãy nhớ luôn ôn luyện lại kiến thức của chương này vì đây sẽ là nền tảng cho các bạn học tốt các chương tiếp theo không chỉ ở chương trình học lớp 11 mà còn ở chương trình học lớp 12 và kiến thức để thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia nhé!

Hẹn gặp các bạn vào các bài viết tiếp theo của Kiến Guru. 

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 19: Dòng điện – Nguồn điện giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

   a. Dòng điện là dòng …

   b. Hai cực của mỗi pin hay acquy là các cực … của nguồn điện đó.

   c. Dòng điện có thể chạy lâu dài trong dây điện nối liền các thiết bị điện với …

Lời giải:

   a. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển động có hướng.

   b. Hai cực của mỗi pin hay ắc quy là các cực âm và dương của nguồn điện đó.

   c. Dòng điện có thể chạy lâu dài trong dây điện nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.

   A. Một mảnh nilong đã được cọ xát.

   B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.

   C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.

   D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.

Lời giải:

   Đáp án: C

Vì đáp án A mảnh nilong mới chỉ nhiễm điện, đáp án B chiếc pin tròn đặt tách riêng trên bàn nên không có dòng điện đang chạy, đáp án D do không sử dụng bất cứ một thiết bị nào nên cũng không có dòng điện đang chạy. Vậy chỉ có đáp án C là đúng.

Trong mạch điện kín với nguồn điện hóa học (pin hoặc acquy thì dòng điện là)

   a. Hãy ghi sự tương tự vào chỗ trống trong các câu sau đây :

   – Nguồn điện tương tự như …

   – Ống nước dẫn tương tự như …

   – Công tắc điện tương tự như …

   – Bánh xe nước tương tự như …

   – Dòng điện tương tự như …

   – Dòng nước là do nước dịch chuyển còn dòng điện là do …

   b. Hãy ghi sự khác nhau vào chỗ trống trong các câu sau :

   Ống nước bị hở hay bị thủng thì nước chảy ra ngoài, còn mạch điện bị hở thì …

Lời giải:

   a. Sự tương tự :

   – Nguồn điện tương tự như máy bơm nước.

   – Ống nước dẫn tương tự như dây dẫn điện.

   – Công tắc điện tương tự như van nước.

   – Bánh xe nước tương tự như quạt điện.

   – Dòng điện tương tự như dòng nước.

   – Dòng nước là do nước dịch chuyển còn dòng điện là do các điện tích dịch chuyển.

   b. Sự khác nhau :

   Ống nước bị hở hay bị thủng thì nước chảy ra ngoài, còn mạch điện bị hở thì không có dòng điện ( không có dòng các điện tích dịch chuyển có hướng).

   A. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.

   B. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.

   C. Là dòng cá hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng.

   D. Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

Lời giải:

   Đáp án: D

Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

   A. Một thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng lụa.

   B. Một chiếc đèn pin mà bóng đèn của nó bị đứt dây tóc.

   C. Một chiếc bút thử điện đặt trong quầy bán đồ điện.

   D. Một chiếc điện thoại di động đang được dùng để nghe và nói.

Lời giải:

   Đáp án: D

Vật đang có dòng điện chạy qua là một chiếc điện thoại di động đang được dùng để nghe và nói vì có dòng điện từ nguồn điện chạy qua thì điện thoại mới có thể hoạt động.

   A. Các hạt mang điện tích dương.

   B. Các hạt nhân của nguyên tử.

   C. Các nguyên tử.

   D. Các hạt mang điện tích âm.

Lời giải:

   Đáp án: C

Các nguyên tử trung hòa điện, nên khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện.

   A. Quạt điện đang quay liên tục

   B. Bóng đèn điện đang phát sáng

   C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện

   D. Radio đang nói

Lời giải:

   Đáp án: C

Vì các vật như quạt điện, bóng đèn, radio đều đang hoạt động nên có dòng điện đang chạy qua thì các thiết bị này mới hoạt động được. Còn thước nhựa đang bị nhiễm điện thì không có dòng điện chạy qua.

   A. Máy ảnh dùng pin lúc đang chụp ảnh

   B. Máy tính lúc màn hình đang sáng

   C. Nồi cơm điện lúc đang nấu cơm

   D. Đồng hồ chạy pin lúc kim của nó đang đứng yên

Lời giải:

   Đáp án: D

Vì các thiết bị máy ảnh, máy tính, nồi cơm có nguồn điện chạy qua nên nó mới có thể hoạt động được. Còn đồng hồ chạy pin lúc kim của nó đang đứng yên thì không có dòng điện chạy qua.

   A. Pin

   B. Bóng đèn đang sáng

   C. Đinamô lắp ở xe đạp

   D. Acquy

Lời giải:

   Đáp án: B

Vì nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động nên bóng đèn đang sáng không phải là nguồn điện mà là thiết bị điện.

Trong mạch điện kín với nguồn điện hóa học (pin hoặc acquy thì dòng điện là)

Lời giải:

   Đáp án: C

Vì mỗi nguồn điện đều có hai cực nên muốn có dòng điện chạy qua bóng đèn pin thì phải mắc hai dây dẫn của bóng đèn với hai cực của nguồn điện.

   A. Vì đinamô là một nguồn điện loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.

   B. Vì bóng đèn lắp cho xe đạp là loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.

   C. Vì còn có một dây điện nữa đi ngầm trong khung xe đạp nối giữa đinamô và bóng đèn.

   D. Vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn.

Lời giải:

   Đáp án: D

Có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn

Lời giải:

Để thắp sáng một bóng đèn pin cần có : 1 cục pin 1,5V, dây điện

Cần phải nối các bộ phận lại tạo thành mạch kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện

Lời giải:

   Dụng cụ điện sử dụng nguồn điện là acquy : xe máy, xe ô tô, đèn thắp sáng.