Trọng các phát biểu sau phát biểu nào đúng KHTN

Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 53 có đáp án: Mặt trăng

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và tự quay quanh nó.

B. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng, có dạng hình cầu.

C. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng, có dạng hình tròn.

D. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và quay quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày.

Đáp án cần chọn là: B vì:

Câu A: Sai vì Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng.

Câu B: Đúng

Câu C: Sai vì   Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng và có dạng hình cầu.

Câu D: Sai vì Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng.

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Hình dạng nhìn thấy của (1) ….  là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được….. chiếu sáng”.

A. (1) Mặt Trăng, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trời.

B. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trăng, (3) Mặt Trời.

C. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trời, (3) Mặt Trời.

D. (1) Mặt Trời, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trăng.

Đáp án cần chọn là: A vì “Hình dạng nhìn thấy của (1) Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) Trái Đất được (3) Mặt Trời chiếu sáng”.

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: “Do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất nên Mặt Trăng là ……. của Trái Đất”.

A. Ngôi sao

B. Hành tinh

C. Vệ tinh

D. Tiểu hành tinh

Đáp án cần chọn là: C vì do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất nên Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

Câu 4: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì

A. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.

B. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.

C. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.

D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.

Đáp án cần chọn là: C vì ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.

Câu 5: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

A. Trăng khuyết cuối tháng

B. Trăng khuyết đầu tháng

C. Trăng bán nguyệt cuối tháng

D. Trăng bán nguyệt đầu tháng

Đáp án cần chọn là: C vì quan sát hình ảnh ta thấy, Mặt Trăng sáng ở phía bên trái, diện tích bề mặt là một nửa Mặt Trăng và có khả năng giảm dần diện tích sáng => đó là Trăng bán nguyệt cuối tháng.

Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong câu sau:

Mặt Trăng là (1) ... tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2)... ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3)... ánh sáng mặt trời.

A. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra

B. (1) hành tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra

C. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ

D. (1) tiểu hành tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ

Đáp án cần chọn là: C vì mặt Trăng là (1) vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2) phát ra ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3) phản xạ ánh sáng mặt trời.

Câu 7: Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất bao nhiêu thời gian?

A. 24 giờ

B. 27,32 giờ

C. 27,32 ngày

D. 27,32 năm

Đáp án cần chọn là: C vì Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất 27, 32 ngày.

Câu 8: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ Trái Đất.

B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta

C. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta

D. Cả 3 nguyên nhân trên

Đáp án cần chọn là: B vì ta nhìn thấy một vật là do ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt ta => Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.

Câu 9: Giữa hai lần không Trăng liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

A. 3 tuần

B. 2 tuần

C. 4 tuần

D. 1 tuần

Đáp án cần chọn là: C vì giữa hai lần không Trăng liên tiếp cách nhau 4 tuần

Câu 10: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Đáp án cần chọn là: B

Câu A: Sai, nếu vậy sẽ nhìn thấy Trăng bán nguyệt

Câu B: Đúng

Câu C: Sai, Mặt Trăng có hình khối cầu nên Mặt Trời không thế chiếu sáng toàn bộ Mặt Trăng

Câu D: Sai, nếu vậy sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực.

Phần tiếp:

Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 54 có đáp án: Hệ mặt trời

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra

Suckhoecuocsong.vn

Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 43 có đáp án chính xác nhất: Trọng lượng, lực hấp dẫn

Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 43 có đáp án: Trọng lượng, lực hấp dẫn

Câu 1: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?

A. P = 10 m

B. P = 0,1 m

C. m = 10 P

D. P = m

Đáp án cần chọn là: A vì trọng lượng của một vật được tính theo công thức: P = 10 m

Trong đó:

+ P là độ lớn của lực hút Trái Đất (N)

+ m là khối lượng vật (kg)

Câu 2: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

A. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.

B. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.

C. Bằng trọng lượng của quyển sách.

D. Bằng 0.

Đáp án cần chọn là: C vì lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn bằng trọng lượng của quyển sách.

Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).

B. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.

C. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án cần chọn là: D vì Câu A, B, C đúng

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?

A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

C. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Đáp án cần chọn là: C vì: Câu A, B, D đúng. Câu C là Trọng lượng tỉ lệ thuận với khối lượng của vật

Câu 5: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?

A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng.

B. Cành cây đung đưa trước gió.

C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.

D. Em bé đang đi xe đạp.

Đáp án cần chọn là: C vì:

Câu A: Thùng hàng di chuyển do lực của người tác dụng.

Câu B: Cành cây chuyển động do lực của gió tác dụng.

Câu C: Quả dừa rơi tự do do lực hút của Trái Đất.

Câu D: Xe đạp chuyển động do lực của chân em bé tác dụng lên bàn đạp.

Câu 6: Chỉ có thể nói về trọng lượng của vật nào sau đây?

A. Mặt Trăng

B. Trái Đất

C. Mặt Trời

D. Người đứng trên mặt đất

Đáp án cần chọn là: D vì người đứng trên mặt đất chịu lực hút của Trái Đất nên có trọng lượng.

Câu 7: Đơn vị của trọng lực là gì?

A. Niuton (N)

B. Lít (l)

C. Mét (m)

D. Kilogam (Kg)

Đáp án cần chọn là: A vì đơn vị của trọng lực là Niuton (N)

Kilogam (Kg): Đơn vị khối lượng

Lít (l):  Đơn vị thể tích

Mét (m): Đơn vị chiều dài

Câu 8: Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

A. Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông.

B. Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây.

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.

D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.

Đáp án cần chọn là: C vì trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.

Câu 9: Cho ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg. Khối kim loại nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Sắt

B. Đồng

C. Nhôm

D. Ba khối kim loại có trọng lượng bằng nhau

Đáp án cần chọn là: D vì ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg nên trọng lượng của chúng đều bằng P = 10 .1 = 10 (N)

Câu 10: Lực nào sau đây không phải là trọng lực?

A. Lực tác dụng lên người để chúng ta có thể đi lại được.

B. Lực tác dụng lên vật đang rơi.

C. Lực của mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn

D. Lực kéo người xuống khi ta muốn nhảy lên cao.

Đáp án cần chọn là: C vì:

Câu A: Trọng lực

Câu B: Trọng lực

Câu C: Lực nâng của mặt bàn

Câu D: Trọng lực

Phần tiếp:

Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 44 có đáp án: Lực ma sát

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra

Suckhoecuocsong.vn

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài 6.11 trang 20 sách bài tập KHTN 7 trong Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học. Với lời giải chi tiết hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong SBT KHTN 7.

Bài 6.11 trang 20 sách bài tập KHTN 7: Có các phát biểu sau:

a) Ở điều kiện thường, các chất ion đều ở thể rắn.

b) Ở điều kiện thường, các hợp chất ở thể lỏng đều là chất cộng hóa trị.

c) Hợp chất của kim loại khó bay hơi, khó nóng chảy, dễ tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện.

d) Hợp chất chỉ gồm các nguyên tố phi kim thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt.

e) Hợp chất tan được trong nước thành dung dịch không dẫn điện thường là chất cộng hóa trị.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cả 5 phát biểu đều đúng.

C. 3.

D. 2.