Trình bày những hiểu biết về trái đất và hệ mặt của người hi lạp và rô-ma cổ đại

Home/Giáo Dục/Giải lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô ma
Giáo Dục

Giải lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô ma


Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô ma trang 20 lịch sử lớp 10. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô ma nhé.

Câu trả lời:

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1:Trình bày ý nghĩa của việc xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùng

Trình bày ý nghĩa của việc xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùngĐịa Trung Hải?

Trả lời:

Việc xuất hiện công cụ bằng sắt đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối vời vùng Địa Trung Hải:

Related Articles
  • Trình bày những hiểu biết về trái đất và hệ mặt của người hi lạp và rô-ma cổ đại
    Nhận xét học bạ môn lịch sử địa lí lớp 4 theo thông tư 22
  • Trình bày những hiểu biết về trái đất và hệ mặt của người hi lạp và rô-ma cổ đại
    Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 môn Toán Có đáp án
  • Giải bài tập đọc: Cái gì quý nhất
  • Trước hết là giúp cho công cuộc khai hoang đất làm màu của người dân trở nên dễ dàng hơn. Đất canh tác ngày càng được cày sâu, cuốc bẩm.
  • Thứ hai, giúp người dân nơi đây nhanh chóng mở rộng diện tích trồng trọt, mang lại nhiều sản lượng cây trồng hơn.
  • Thứ ba, công cụ bằng sắt xuất hiện đã mở ra một trình độ kĩ thuật cao hơn và toàn diện hơn trong nền kinh tế của các nước. Không chỉ nông nghiệp mà các ngành sản xuất thủ công nghiệp, hàng hóa tiền tệ cũng phát triển mạnh mẽ.

Câu 2:Thị quốc là gì?

Trả lời:

Theo như trong mục hai của bài học ta biết được:

Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. Mặt khác, khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết. Mỗi vùng, mỗi bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Mỗi thành viên là công dân của nước mình. Nước thì nhỏ, nghề buôn lại phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị. Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. Nên người ta gọi nước đó là thị quốc.

Câu 3:Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?

Trả lời:

Thể chế dân chủ cố đại biểu hiện rõ ở trong xã hội lúc bấy giờ:

Có hơn 30000 người là công dân A-ten, có tư cách và có quyền công dân. Khoảng 15000 kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư) được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân. Có khoảng 300000 nô lệ không có quyền hành, là tải sản riêng của chủ nô.

Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn nắm trong tay quyền lực của xã hội. Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt.

=>Hình thành thể chế dân chủ. Hơn 30000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1:Hãy trình bày vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các.

Hãy trình bày vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của cácquốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô ma?

Trả lời:

Trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô ma, thủ công nghiệp đã hình thành nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể kể đến như: luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, đồ gỗ.Từ đó cũng xuất hiện thêm nhiều các thợ giỏi, thợ khéo tay và thợ lành nghề. Từ quy mô bé, các xưởng thủ công ngày càng được mở rộng từ 10 15 người một xưởng rồi nâng dần lên các xưởng chứa đến hàng trăm công nhân, đặc biệt ở A- ten có xường có tới 2000 công nhân.

Như vậy, sự phát triển của thủ công nghiệp đã làm cho sản xuất hàng hóa không ngừng tăng nhanh cả về số lượng lẫn mẫu mã. Từ đó quan hệ thương mại ngày càng được mở rộng. Người Hi Lạp và Rô-ma đem các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ô-liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập.

Câu 2:Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?

Trả lời:

Bản chất của nền dân chủ cổ đại chính là chế độ dân chủ chủ nô.

Đó là nền dân chủ đưa lại quyền lợi cho tầng lớp quý tộc chủ nô, một bộ phận nhỏ trong xã hội, trong khi đó nhiều người lại không có quyền cồn dân và đặc biệt là hàng trăm nghìn nô lệ không được quyền làm người, bị áp bức, bóc lột và coi như là những công cụ biết nói.

Tóm lại:Dù là dân chủ hay cộng hòa vẫn là một bước phát triển so với xã hội cổ đại phương Đông. Nhưng đó là nền dân chủ chủ nô, bóc lột và đàn áp đối với nô lệ.

Câu 3:Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma đã phát triển như thế nào? Tạo sao.

Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma đã phát triển như thế nào? Tạo saolại nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

Trả lời:

Văn hóa cổ địa Hi Lạp và Rô ma đã không ngừng phát triển và thu lại được những thành tựu lớn:

  • Lịch và chữ viết:
    • Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.
    • Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.
    • Hệ thống chữ cái Rô ma tức A, B, C . ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại.
  • Sự ra đời của khoa học:Đến thời cổ đại Hy lạp Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
    • Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..
    • Vật Lý: có Archimède.
    • Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.
  • Văn học:
    • Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me là I li át và Ô đi xê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.
    • Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học nghệ thuật. Hy lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin..
  • Nghệ thuật:
    • Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau khâm phục: người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô
    • Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma.

Sở dĩ, người ta thường nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học là bởi vì:

Mặc dù, trước đó, các nền văn minh phương Đông như văn minh Ai cập, Trung Quốc hay Ấn Độ đã tìm ra nhiều hiểu biết khoa học, nhưng họ không ghi chép cụ thể và áp dụng nó vào cuộc sống và chưa chứng mình được điều đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi đến thời văn minh Hi Lạp và Rô ma thì họ đã ghi chép cẩn thận những hiểu biết khoa học mà người Phương Đông tìm ra và họ cố gắng chứng minh giá trị thực tiễn của nó vào cuộc sống, sáng tạo ra nhiều giá trị thực tiễn khác phục vụ cuộc sống con người và xã hội dựa trên những hiểu biểu khoa học đó và nâng cao giá trị hiểu biết khoa học đó trở thành những tri thức khoa học mà nhiều tri thức đó đến ngày hôm nay vẫn còn giá trị khả dụng.