Trình bày nét chính về tình hình kinh tế nước ta thời Đinh - Tiền Lê

Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?

Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?

(3 điểm) Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nêu những nét chính tình hình kinh tế noogn nghiệp thời Đinh và Tiền Lê

Các câu hỏi tương tự

1. Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý nhân dân ta phải đương đầu với những cuộc chiến tranh xâm lược nào?

2. Trình bày chính sách pháp luật, quân đội các triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lý

3. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt. Vì sao cuộc kháng chiến đó thắng lợi, ý nghĩa lịch sử

4. Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là gì?

5. Trình bày sự phát triển Kinh tế, văn hóa thời Lý

6. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý

* Đề kiểm tra 1 tiết, trình bày rõ ràng, chi tiết,ngắn gọn dễ hiểu,*

Hãy trình bàỵ tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đinh - Tiên Lê.

Đề bài

Hãy trình bày tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đinh - Tiền Lê.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 32, 33 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan.

+ Tập trung nhiều thợ giỏi, lành nghề trong các xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo, xây dựng cung điện, chùa chiền,…

- Thủ công nghiệp nhân dân: Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm,…

* Thương nghiệp:

- Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.

- Có sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài, nhất là với Trung Quốc.

- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.

Loigiaihay.com

Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển ?

Đề bài

Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 32, 33 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển là do các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước như:

- Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…

- Trong thủ công nghiệp: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về. Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển. Do đó, sản phẩm không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.

- Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt - Tống, mở mang đường xá, thống nhất tiền tệ,...

Loigiaihay.com

Kinh tế Việt Nam thời Tiền Lê phản ánh tình hình kinh tế nước Đại Cồ Việt từ năm 980 đến năm 1009 dưới thời Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Nông nghiệp
  • 2 Thủ công nghiệp
  • 3 Thương mại
  • 4 Tiền tệ
  • 5 Các loại thuế
  • 6 Xem thêm
  • 7 Tham khảo
  • 8 Chú thích

Nông nghiệpSửa đổi

Nông nghiệp vẫn là nền tảng cơ bản của nền kinh tế đương thời. Phần lớn ruộng đất ở làng xã phụ thuộc vào triều đình, do triều đình sở hữu.[1]

Các loại ruộng đất thời Tiền Lê gồm có:

  • Ruộng tịch (ruộng vua): như Bố Hải Khẩu (Thái Bình), Đỗ Động (Bắc Giang), Đọi Sơn (Hà Nam). Vào đầu xuân vua thực hiện lễ cấy tịch điền để động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, gọi là lễ tịch điền; lần đầu tiên vào năm 987, Lê Đại Hành đã thực hiện việc này.[2][3] Sử sách ghi nhận đó là lễ tịch điền đầu tiên mà một vị vua Việt Nam thân hành đi cày.[4] Triều đình sử dụng người tù tội hoặc nông dân làm nghĩa vụ lao dịch cày cấy, toàn bộ sản lượng thu hoạch về kho của triều đình.[5]
  • Ruộng phân phong: Về chính sách phân phong ruộng đất, nhà Tiền Lê cơ bản kế thừa nhà Đinh. Chế độ phân phong cho các công thần, quan lại chỉ là tạm thời, để hưởng thuế, không trở thành ruộng đất tư hữu và phải trả lại triều đình sau khi được người phong qua đời.[6] Ngoài một số công thần, vua Lê Đại Hành còn ban đất cho các hoàng tử làm thực ấp (tất cả 11 người).
  • Ruộng chùa: Nhà chùa cũng sở hữu một số đất đai.[1]
  • Ruộng tư: Ruộng đất tư nhân do một số trang trại hình thành từ thời Bắc thuộc được triều đình trung ương cho phép tồn tại, thuộc quyền sở hữu tư nhân và được phép mua bán.

Ngoài ra, nhà Tiền Lê còn khuyến khích dân các nơi khai khẩn đất hoang để lập làng, mở rộng diện tích đất công.[1] Những ruộng đất ở làng xã và ruộng mới hình thành do khai hoang, nhân dân theo tập tục chia ruộng đều cho nhau cày cấy và nộp thuế cho triều đình.[5]

Sử sách ghi nhận những thành quả phát triển nông nghiệp thời Tiền Lê, mùa mang tốt vào các năm 987, 989.[2][7]

Thủ công nghiệpSửa đổi

Trên cơ sở sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Một số quan xưởng thuộc sở hữu của triều đình được hình thành để sản xuất các vật dụng cho vua quan và đúc tiền, đúc vũ khí.

Đương thời ghi nhận một số công trình dung điện xây dựng như điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cổ giác vàng bạc, làm nơi coi chầu; điện Phong Lưu, điện Tử Hoa, điện Bồng Lai, điện Cực Lạc, lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Bộc, mái lợp ngói bạc.[2]

Những nghề sản xuất thủ công nghiệp trong dân gian gồm có kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt, làm giấy, đúc đồng, làm vàng bạc, đóng thuyền,… với trình độ ngày càng nâng cao.[8]

Thương mạiSửa đổi

Hệ thống đường sá giao thông đường bộ và đường thủy trong nước được các vua Lê quan tâm khai thông xây dựng. Sử ghi lại những sự kiện khai thông đường sá vào các năm 983, 1003, 1009.

Sử sách không chép rõ về hoạt động thương mại trong nước. Đối tác quan hệ buôn bán ngoại thương chủ yếu của Đại Cồ Việt là Trung Quốc. Hai bên lập ra những nơi giao dịch song phương gọi là Bạc dịch trường đặt trên đường thông lộ biên giới.

Những Bạc dịch trường quan trọng trong thời kỳ này là trại Vĩnh Bình (được Lê Văn Siêu phỏng đoán là chợ Kỳ Lâm hiện nay[9]), tại Sách Nam Giang thuộc trại Cổ Vạn và châu Tô Hậu (Lê Văn Siêu phỏng đoán là châu Thất Khê[9]), trại Hoành Sơn (Na Chàm ở ải Nam Quan[9]). Trại Hoành Sơn tụ tập nhiều nhà buôn từ châu Quảng Nguyên của Đại Cồ Việt và châu Đặc Ma của nước Đại Lý (Vân Nam) và các lái buôn từ Quảng Châu của Tống.

Bạc dịch trường lớn nhất gần biên giới là điểm giao dịch hai nước nằm ở trại Như Hồng, Khâm châu.[9]

Các quan chức địa phương biên giới cũng hỗ trợ cho quan hệ buôn bán của các thương gia hai bên. Nếu xảy ra việc kêu ca vì người bán cân thiếu thì phía Đại Cồ Việt lại cử sứ sang Khâm châu để thử lại cân để kiểm tra.[10] Không những thế, chính triều đình nhà Tiền Lê cũng sai người sang giao dịch thẳng với khách buôn người Tống. Hàng bán của Đại Cồ Việt gồm có vàng, bạc, tiền đồng.[10]

Tiền tệSửa đổi

Khi cai trị, Lê Hoàn đã dùng ba niên hiệu, song chỉ đúc duy nhất tiền Thiên Phúc trấn bảo, lấy tên theo niên hiệu đầu tiên. Các vua Tiền Lê sau không đúc tiền.

Sử liệu cũ của Việt Nam là Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử thông giám cương mục đều có nhắc đến việc tiền Thiên Phúc được đúc từ mùa xuân năm 984. Do tiền trong nước không đủ nhu cầu sử dụng, một số đồng tiền nhà Đường cũ như Khai Nguyên và nhà Tống đương thời như Thuần Hóa, Tường Phù được lưu hành trong nước Đại Cồ Việt[11].

Sử sách không nêu rõ tỷ lệ giá trị giữa những đồng tiền trong nước phát hành và tiền Trung Quốc ra sao. Tiền Thiên Phúc nhà Tiền Lê nặng 2,3-3,2 gram, còn các đồng tiền nhà Tống nặng khoảng 3,5 gram.[12] Tại Khâm châu, việc mua bán của người Việt và người Tống bao gồm cả tiền đồng. Lê Văn Siêu cho rằng đây không chỉ là thị trường hàng hóa mà còn là thị trường tiền tệ mà hai bên trao đổi ngoại hối.[10]

Các loại thuếSửa đổi

Nhà Tiền Lê đặt ra lệ đánh thuế căn cứ vào số lượng tài sản về ruộng đất. Thuế thân chia ra hai loại:

Tiền công dung là tiền công dịch (như lao động công ích) mà người dân phải chịu mỗi năm 10 ngày và có thể nộp tiền thay vào việc tạp dịch[13] Tiền thuế hộ: là tiền mỗi gia đình phải nộp hàng năm Tiền thuế điệu: Tiền mỗi hộ phải nộp để đóng vào việc quân

Nhà Tiền Lê đặt ra thuế thổ sản theo phép thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) của Trung Quốc, chỉ lấy cống phẩm mà không thu bằng tiền. Đồng thời, triều đình có chính sách khuyến khích thương mại. Những người buôn bán không phải nộp thuế, coi như họ chỉ bán những nông phẩm sản xuất ra mà đã chịu thuế ruộng đất rồi.[13]

Xem thêmSửa đổi

  • Kinh tế Việt Nam thời Lý
  • Kinh tế Việt Nam thời Đinh

Tham khảoSửa đổi

  • Đại Việt sử ký toàn thư
  • Khâm định Việt sử thông giám cương mục
  • Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky (2009), Tiền cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Đào Tố Uyên chủ biên (2008), Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Đại học sư phạm
  • Nhiều tác giả (1984), Thế kỷ X - Những vấn đề lịch sử, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Nguyễn Khắc Thuần (2003), Đại cương lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Lê Văn Siêu (2006), Việt Nam văn minh sử, Nhà xuất bản Văn học
  • Viện Sử học (1987), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b c Đào Tố Uyên, sách đã dẫn, tr 30
  2. ^ a b c Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 1
  3. ^ Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr 205
  4. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 80
  5. ^ a b Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 112
  6. ^ Nhiều tác giả, sách đã dẫn, tr 95-96
  7. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 113
  8. ^ Đào Tố Uyên, sách đã dẫn, tr 32
  9. ^ a b c d Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 486
  10. ^ a b c Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 487
  11. ^ Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 57
  12. ^ Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 58
  13. ^ a b Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 473. Dẫn theo Lịch triều hiến chương loại chí