Trình bày hoàn cảnh ra đời của đảng cộng sản việt nam

1. Hoàn cảnh thế giới

a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó

Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai  đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân  dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Mâu  thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào  đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

>> Xem thêm:

b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin

 – Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh  thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng sản. Sự ra  đời Đảng Cộng sản là một yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công  nhân chống áp bức, bóc lột.

– Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và  phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới  sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư  tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

c. Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

 – Năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Mở đầu thời  đại mới – “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.

 – Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng  trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

 – Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập.

 – Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Hoàn cảnh trong nước

a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp

Chính sách cai trị của thực dân Pháp:

 – Về chính trị: Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính  quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam  Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, cấu kết với địa chủ.

 – Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư  vốn khai thác tài nguyên (mỏ than, mỏ thiết, mỏ kẽm…); xây dựng một số cơ sở công  nghiệp (điện, nước); xây dựng hệ thống đường bộ, đường thuỷ, bến cảng phục vụ cho  chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp.

 – Về văn hoá: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân; dung  túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…

Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:

 – Giai cấp địa chủ Việt Nam: Giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn  nhưng đã nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất. Sự cấu kết giữa giai cấp địa chủ với  thực dân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước,  căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức khác  nhau.

 – Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm  khoảng 90% dân số), bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.

 – Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của  thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ. Xuất  thân từ giai cấp nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp thu ánh sáng cách  mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhanh chóng trở thành một lực lượng tự giác, thống  nhất.

– Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản  nông nghiệp. Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Thế lực kinh tế và địa  vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt.

 – Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, thợ thủ công, viên chức  và những người làm nghề tự do… Có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân và rất  nhạy cảm với những tư tưởng tiến bộ bên ngoài vào.

 Tóm lại, Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội  Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội. Tính chất của xã hội Việt  Nam là thuộc địa, nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân  dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược (mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu) và mâu  thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.

b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu  thế kỷ XX

Phong trào Cần Vương (1885-1896):

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang 1884-1913).

+ Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu.

+ Đại biểu cho xu hướng cải cách là Phan Chu Trinh.

Tóm lại, trước yêu cầu của lịch sử xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống  Pháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng.

Mặc dù bị thất bại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có ý nghĩa rất quan trọng:

– Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc.

– Tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin.

Sự thất bại của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đã chứng tỏ con đường cứu  nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam  lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo

c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

 *Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc  thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước.

Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga  năm 1917. Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã  thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do,  bình đẳng thật”.

Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận  cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo.

Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán  thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và Người  tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có  con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925  người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam.

Tác phẩm Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam  là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách  mạng này có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “là việc  chung cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”, do đó phải đoàn kết toàn dân. Nhưng cái cốt của nó là công – nông và phải luôn ghi nhớ rằng công nông là người  chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh.

Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo. Đảng muốn vững thì  phải có chủ nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là  chủ nghĩa Lênin.

Về vấn đề đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc xác định:  “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh  trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”.

Về phương pháp cách mạng, Người nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chức  quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết đồng  tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cách mạng phải biết cách làm, phải có  “mưu chước”, có như thế mới bảo đảm thành công cho cuộc khởi nghĩa với sự nổi dậy  của toàn dân…

Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh  chính trị, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo.

Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán  thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và Người  tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có  con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925  người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam.

 Tác phẩm Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam  là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách  mạng này có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “là việc  chung cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”, do đó phải đoàn kết toàn  dân. Những cái cốt của nó là công – nông và phải luôn ghi nhớ rằng công nông là người  chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh.

Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo. Đảng muốn vững thì  phải có chủ nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là  chủ nghĩa Lênin.

 Về vấn đề đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc xác định:  “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh  trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”.

 Về phương pháp cách mạng, Người nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chức  quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết đồng  tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cách mạng phải biết cách làm, phải có  “mưu chước”, có như thế mới bảo đảm thành công cho cuộc khởi nghĩa với sự nổi dậy  của toàn dân…

 Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính  trị, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và sự ra đời của các tổ chức  cộng sản ở Việt Nam

Tại đại hội lần thứ nhất của hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929) đã xảy ra sự bất  đồng giữa các đại biểu về việc thành lập Đảng cộng sản, thực chất là sự khác nhau giữa  các đại biểu muốn thành lập ngay một Đảng cộng sản và giải thể tổ chức hội Việt Nam  cách mạng thanh niên, với những đại biểu cũng muốn thành lập Đảng cộng sản nhưng  không muốn tổ chức đảng ở giữa đại hội thanh niên và không muốn giải tán Hội Việt  Nam cách mạng thanh niên. Trong bối cảnh đó các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời.

Đông Dương cộng sản Đảng: ngày 17-6-1929, tại Hà Nội, do đại biểu các tổ chức cộng  sản ở miền bắc thành lập.

An Nam cộng sản Đảng: vào mùa thu năm 1929, do các đại biểu trong hội Việt Nam cách  mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập.

Đông Dương cộng sản liên Đoàn: Sự ra đời của hai tổ chức cộng sản trên làm cho nội bộ Đảng tân việt phân hóa, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đứng ra thành lập Đông  dương cộng sản liên đoàn. Cả ba tổ chức đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc và phong kiến, nhưng hoạt động  phân tán, chia rẽ ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng Việt Nam. Vì vậy cần phải khắc phục những khó khăn trên là nhiệm vụ cấp bách của tất cả những người cộng sản  Việt Nam.