Trình bày cách chế biến thức ăn cho gia cầm

Công thức phối trộn thức ăn trong chăn nuôi là những kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích, mà trong đó tổng hợp về các công thức trộn thức ăn cho heo, phối trộn thức ăn cho gà, kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt siêu nạc…

Công thức phối trộn thức ăn trong chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực đòi hỏi kinh nghiệm về các kỹ thuật con giống, vấn đề chuồng trại đặc biệt là dinh dưỡng, tỉ lệ phối trộn thức ăn… là những yếu tố đòi hỏi cần quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm…

Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đây không chỉ là ngành tạo ra nguồn thực phẩm thiết yếu cho chính chúng ta mà còn là giúp cho nông dân tăng nguồn thu nhập… Vì vậy Thuận Nhật/IAS muốn chia sẻ công thức phối trộn trong thức ăn chăn nuôi để những ai có nhu cầu tham khảo.

Phối trộn thức ăn chăn nuôi là phương pháp phối trộn nhiều loại thức ăn có sẵn tạo thành thức ăn tinh hỗn hợp, đó là cách làm hiệu quả đã và đang được áp dụng để tạo ra nguồn thức ăn phù hợp cho từng nhu cầu của vật nuôi…

Thông thường thức ăn chăn nuôi được phân chia và phối trộn theo từng nhóm cụ thể, điều này nhằm quản lý dinh dưỡng cụ thể trong chăn nuôi. Và các nhóm phối trộn thức ăn chăn nuôi cụ thể đó là:

Vai trò: Cung cấp năng lượng cho vật nuôi như việc đi lại, thở, tiêu hóa…

Mục đích: Tạo ra các sản phẩm thịt, trứng, sữa chất lượng…

Nguồn: Ngô, lúa, cám, các loại củ sắn, khoai lang…

Vai trò: cung cấp chất đạm cho vật nuôi

Mục đích: Hình thành các cơ tạo nên các bắp thịt… [tùy theo mỗi giai đoạn của vật nuôi cần điều chỉnh liều lượng % trong khẩu phần ăn của vật nuôi.]

Nguồn: Đạm có trong nhiều loại thức ăn tự nhiên từ động vật như bột cá, tôm… từ thực vật như đỗ, đậu tương, đậu nành…

Vai trò: Cung cấp năng lượng thiết yếu cho mọi hoạt động của cơ thế động vật.

Mục đích: Hỗ trợ các hoạt động chính như tái tạo tế nào, hỗ trợ các chất khác phát huy vai trò. Vitamin là dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể tuy nhiên cơ thể động vật không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn…

Vitamin thông thường tập trung nhiều đối với các loại rau, củ, quả, lá cây…

Vai trò: hỗ trợ quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác…

Nhóm này chủ yếu tập trung ở các loại vỏ cua, sò, ốc, hến, tôm, bột xương, vỏ trứng….

Phối trộn thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhằm đảm bảo dinh dưỡng, đồng thời tận dụng các nguyên liệu sẵn có để phối trộn tạo ra thức ăn tinh hỗn hợp.

*Yêu cầu chung trong phối trộn thức ăn chăn nuôi:

  • Yêu cầu tối thiểu đó là các loại thực ăn cần đảm bảo các điều kiện không có mùi lạ, không bị mốc hoặc sâu mọt…
  • Đáp ứng đủ 3 loại nguyên liệu có sẵn để phối trộn
  • Tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để phối trộn
  • Xử lý đối với các loại nguyên liệu cần phải rang chín hoặc nung nóng trước khi băm nghiền,
  • Nghiền các nguyên liệu thành dạng bột trước khi phối trộn… xưa kia bà con nông dân thường chế biến thủ công.Còn đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi các công ty thức ăn chăn nuôi đã từ lâu sử dụng máy làm thức ăn, chế biến thức ăn… Có thể tham khảo thêm về máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tùy vào số lượng vật nuôi để tính toán lượng thức ăn phù hợp, ngoài ra chú ý không phối trộn thức ăn quá nhiều sẽ không ăn hết và bảo quản lâu sẽ giảm chất lượng…

Nếu sử dụng máy ép cám viên có thể tự ước chừng lượng thức ăn phù hợp theo kinh nghiệm. Tuy nhiên đối với nhà máy sản xuất khối lượng lớn phải sử dụng đến hệ cân định lượng, vi lượng để đáp ứng sản xuất…

Công thức phối trộn thức ăn cho gà [Phân chia theo từng giai đoạn phát triển]
Công thức phối trộn thức ăn cho heo [heo nuôi lấy thịt]
Công thức phối trộn thức ăn dành cho bò thịt

Lưu ý bảo quản thức ăn sau phối trộn:

  • Bảo quản thức ăn sau khi đã được phối trộn tại những nơi khô ráo có mái che
  • Kê cao bao bì thức ăn tránh ẩm mốc, bọ, chuột…
  • Thức ăn nên sử dụng sau khi phối trộn trong vòng 7 – 10 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Trong phối trộn thức ăn chăn nuôi đối với các loại vật nuôi đều có một công thức phối trộn riêng biệt, nhằm đảm bảo đáp ứng dinh dưỡng đúng và đủ. Một điều quan trọng trong chăn nuôi là không nên đột ngột thay đổi khẩu phần thức ăn vì như vậy có thể khiến chúng kén ăn và rối loạn tiêu hóa…

Đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, với số lượng lớn việc xác định tỉ lệ phối trộn và các công thức sẵn đã được lập trình cụ thể. Cùng với đó là Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tự động với công nghệ cao nhằm tối đa hóa thức ăn chăn nuôi… Qúy khách có thể tham khảo thêm về dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi!

Thức ăn chăn nuôi là những chất cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà không chứa các thành phần độc hại cho cơ thể gà, được tạo ra từ sự phối kết hợp các nguyên liệu chế biến một cách hợp lý.

1. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thường dùng cho gà thịt

Nguyên liệu dùng cho chế biến thức ăn chăn nuôi có nhiều loại, mỗi loại có một đăc tính riền, tuy nhiên, chủ yếu được chia thành các loại chính sau đây:

1.1 Thức ăn giàu năng lượng

Thức ăn giàu năng lượng là các loại thức ăn có hàm lượng carbonhydrate và chất béo phong phú, hàm lượng xơ thô dưới 18%, hàm lượng protein thô dưới 20% tính theo khối lượng vật chất khô, chủ yếu bao gồm các loại hạt ngũ cốc, cám trấu, rễ củ, thân củ, mật đường, một số loại dầu thực vật và mỡ động vật. Đây là thành phần chính trong thức ăn chăn nuôi, chiếm khoảng 60% khẩu phần ăn hằng ngày của gà.

a, Ngô

Ngô có hàm lượng năng lượng cao[ 14,06MJ/kg], ít xơ[ hàm lượng chất xơ chiếm khoảng 2%], chưa nhiều axit linoleic[2%], hàm l;ượn chất béo chiếm khoảng 3,5- 4,5%, protein là 8,6% tuy nhiên lượng lysine và tryptophan tương đối thấp. Ngô giàu tinh bột, ngon miệng, giá thành hợp lý, là thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu, chiếm khaongr 50-70% lượng thức ăn chăn nuôi. Ngô có 2 loại: ngô vàng và ngô trắng, ngô vàng chứa nhiều carote giúp da gà có màu hấp dẫn  hơn. Hiện nay có nhiều giống ngô được gây trông phục vụ mục đích chăn nuôi như ngô giàu protein, ngô giàu  lysine, ngô giàu phytase với gái trị dinh dưỡng cao, cho hiệu quả chăn nuôi tốt hơn so với các giống truyền thống.

b, Lúa mì[ tiểu mạch]

Năng lượng trao đổi chứa lúa mì là 12,79MJ/kg. Hàm lượng protein tương đối cao [ chiếm 12,1%]. Lúa mì giàu vitamin nhóm B và cung cấp lượng axit amin đầy đủ hơn so với các loại ngũ cốc khác. Tuy nhiên, không nên sử dụng lúa mì làm thức ăn trực tiếp do hàm lượng đường đa không tinh bột[ non Starch polysacharide- NSP] tương đối cao, cho an nhiều quá sẽ gây khó tiêu, ảnh hưởng đến sinh tưởng của gà. Lượng lúa mì trộn thêm vào thức ăn của gà sau khi đã bổ sung glucanase và sylasane với mức 30% là hợp lý.

c, Đại mạch và yến mạch

Năng lượng trong 2 loại ngũ cốc này thấp hơn so với ngô và lúa mì, tuy nhiên, làm lượng protein nhóm B khá phong phú. Do có vỏ cứng và hàm lượng chất thô xơ tương đối cao nên trong khẩu phần ăn của gà nên phối trộn 2 loại hạt này.

d, Cám mì

Bao gồm lúa mì và cám đại mạch, lượng năng lượng chứa trong cám mì khá thấp, tuy nhiên hàm lượng protein trong máy lại khá cao[11-17%]. Cám mì giàu vitamin nhóm B, tỷ lệ các thành phần tương đối cân bằng, ngon miệng, là thức ăn chăn nuôi thường dùng cho gà. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều do hàm lượng xơ thô cao, dễ gây tiêu chảy.

e, Thức ăn chứa dầu mỡ

Thức ăn chứa dầu mỡ bao gồm các loại dầu như dầu đậu nành, dầu bắp, dầu hạt cải, dầu cọ,… và các nguyên liệu chế biến thức ăn có hàm lượng chất béo cao như đaạu nành ép đùn, lecithin tinh chiết từ đậu nành…loại thức ăn này có chứa dầu mỡ cao, có thể cung cấp lượng năng lượng gấp 2,25 lần so với carbonhydrate và protein. Bổ sung một số lượng nhỏ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ vào thức ăn chăn nuôi bình thường không chỉ nâng cao khả năng dẫn truyền các vitamintan trong chất béo mà còn có thể làm tăng nồng độ năng lượng cung cấp . Tỷ lệ dầu mỡ thêm vào thức ăndao động trong khoảng 3-5% có tác dugnj giúp gà tăng trọng nhanh đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho gà giống vào mùa hè, tránh tình trạng thân nhiệt tăng làm ảnh hưởng tiêu hóa. Ngoài ra, có thể thêm lecithin chueets xuất từ đậu nành làm khẩu phần ăn hằng ngày của gà.

Lecithin tinh chiết từ đậu nành ngoài tác dụng làm tăng các chất sinh năng lượng còn có thể bảo vệ gan, đảm bảo chắc năng giải độc của gan, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và tính hoàn chỉnh của niêm mạc đường hô hấp, tăng sức đề kháng, dảm bảo chức năng sinh sản của gà. Tuy nhiên, cần chú ý khi bổ sung chất béo cũng phải tăng, đồng thời cũng phải tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng khác.

1.2 Thức ăn giàu protein

Là những loại thức ăn có hàm lượng protein thô trong thức ăn trên 20% hàm lượng  dưới 18% tính theo khối lượng vật chất khô. Thức ăn giàu protein chiếm 10%- 30% khẩu phần ăn hằng ngày, bao gồm thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật và thức ăn giàu proterin có nguồn gốc thực vật.

a, Khô dầu, bã đậu nành

Do phương pháp ép dầu khác nhau mà sản phẩm phụ sau quá trình ép dầu từ đậu nành được chia thành khô đậu và bã đậu. Với các đặc điểm như: hàm lượng protein chiếm từ 40-45%, giàu lysine. ngon miệng, khô đậu và bã đậu đã qua chế biến là thực phẩm  cun g cấp protein có nguồn gốc thực vật tốt nhất cho gà. Lượng khô đậu[ bã đậu] dùng trong khẩu phần ăn của gà thường chiếm tỷ lệ từ 15-25%. Do hàm lượng methionine tương đối thấp, laoij nguyên liệu này mang lại hiệu quả chăn nuôi cao hơn so với các loại khô dầu và bã khác. Hiệu suất sử dụng axit amin và protein dễ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố nhiết độ, và kỹ thuật trong quá trình gia công, chế biến. Do đó, nhiệt độ không đủ cao hoặc quá cao đều có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ và sử dụng protein. Ngoài ra, nếu nhiệt độ sử dụng trong quá trình ép dầu không phù hợp. một số chất phản dinh dưỡng chứa trong đậu nành tươi [antri-tripsin, saponin, ureae,…] tồn đọng lại ở khô[bã] đậu cũng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suât protein.

b, Khô dầu, bã lạc[ đậu phông]

Tỷ lệ protein thô trong khô dầu lạc vào khoảng 42-48%, cao hơn so với khô đậu nành, giàu arginine và histidine, hàm lượng lysine thấp, ngon miệng hơn và cho hiệu quả tốt hơn so với khô đậu nành. Khô lạc có lượng năng lượng trao đổi là 52,47MJ/kg: ít canxi, giàu photpho, tuy nhiên, các axit amin không cân bằng, hàm lượng chất béo cao. Tích trữ khô lạc trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện phát triển cho nấm aspergillus flavus dãn đến nhiễm đọc afaatoxin[ AFT], gây hại nghiêm trọng cho cơ thể gà. Lượng khô lạc sử dụng trong khẩu phần ăn hằng ngày thường không vượt quá 10%.

c, Khô dầu hạt bông

Sản phẩm phụ của quá trình ép dầu hạt bông nguyên vỏ được gọi là khô dầu hạt bông, hàm lượng protein thô chứa trong 2 loại thức ăn này có tỷ lệ lần lượt là 17-29% và 38-40%. Trong hạt bông có 2 chất là gossypol và acid béo cyclopropene là những chất có hại cho cơ thể vật nuôi. Vì vậy, trước khi cho ăn cần chú ý tiến hành khử độc, lượng khô hạt bông được thêm vào thức ăn không quá 3-5%.

d, Khô dầu hạt cải

Tỷ lệ protein thô chứa trong khô dầu hạt cải là 35-40%, lượng lysine thấp hơn 50% và lượng axit amin chứa lưu huỳnh cao hơn 14% so với bã đậu nành, hàm lượng xơ thô chiếm 12%, hiệu suất tiêu hóa các chất hữu cơ là 70%. Do đó, khô dầu hạt cải có thể tahy thế 1 phần khô đậu nành để làm thức ăn chăn nuôi cho gà. Tuy nhiên, do trong khô dầu hạt cải có chứa độc tố myrosinase nên cần tiến hành khử độc trước khi cho gà ăn. Trong quá trình chăn nuôi cần hạn chế tối đa việc sử dụng khô dầu hạt cải chưa qua xử lý độc, khi được phép dùng không quá 5%.

e, Khô dầu vừng

Khô dầu vừng là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất dầu vừng, có hàm lượng protein thô chiếm khoảng 40% giàu methionine, thường được kết hợp với khô đậu nành làm thức ăn chăn nuôi cho gà, có tác dụng làm tăng hiệu suất protein, thường chiếm từ 5-10% lượng thức ăn. Khô dầu vừng chwuas nhiều chất béo , không bảo quản được lâu nên khi mua về phải nghiền nát và cho gà ăn ngay.

f, Khô dầu hướng dương

Khô dầu hướng dương có 2 loại, khô dầu đã qua bóc vỏ và khô dầu chưa qua bỏ vỏ. Khô dầu đã qua bỏ vỏ chất lượng cao có hàm lượng protein thô vhoeems trên 40% hàm lượng chất béo thô dưới 5%và xơ thô dưới 10%, giàu vitamine nhóm B, có thể thay thế 1 phần cho khô đậu nành để làm thức ăn chăn nuôi cho gà. Lượng khô dầu hướng dương sử dụng trong chế biến thức ăn chiếm khoảng 10-20%. Khô dầu hướng dương chưa qua bỏ vỏ không thích hợp làm thức ăn cho gà.

g, Bột cá

Bột cá là thực phẩm cung cấp protein tốt nhất cho gà thịt, có hàm lượng protein dao động từ 45-60%, hàm lượng axit amin cao, kết cấu dinh dưỡng hợp lý. Bột cá giàu vitamin A và các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin nhóm B12, chứa nhiều sắt, canxi, photpho và một số chất khác có tác dụng kích thích sinh trưởng ở gà. Sử dụng bột cá để bổ sung các axit amin giới hạn bị thiếu hụt trong thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật thực vật cũng mang lại hiệu quả cao tương đối khả quan. Tuy nhiên, bột cá chứa nhiều chất béo nên rất dễ ôi thiu, ngoài ra, hàm lượng histamin cao trong bốt cá có thể gây chứng xói mòn mề[ hay còn gọi là chứng nôn đen] ở gà. Bột cá có giá thành cao, hiện thượng pha trộn làm giả, làm nhái tương đối nhiều, vì vậy, khi mua cần chú ý phân biệt, kiểm tra chất lượng và tiền hành phân chát kỹ lưỡng. Lượng bột cá sử dụng trong khẩu phần ăn ở mức 5-15% là hợp lý.

h, Bột máu và bột thịt xương

Là phụ phẩm từ các nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm, và phần thịt bỏ đi của vật nuôi bị bệnh được xử lý nhiệt độ cao. Bột thịt xương và bột máu là nguồn cung cấ protein hấp dẫn cho gà, chứa hàm lượng protein thô lên đến 80% hàm lượng axit amin dao động từ 6-7%, tuy nhiên tương đối nghèo methionine và isoleucine. Bột máu kém ngon miệng, sử dụng quá nhiều dễ dẫn đến tiêu chảy, do đó chỉ chiếm tỷ lệ từ 1-3% trong khẩu phần ăn. Bột thtij xương chứa hàm lượng protein thô trên 40% hiệu suất tiêu hóa protein lên đến 80% chứa nhiều lysine, tuy nhiên hàm lượng methionine và tryptophan khá thấp, giàu canxi, photpho và tỷ lệ giữa canxi, photpho tương đối hợp lý. Bột thịt xương chứa nhiều chất béo, dễ biến chất, không bảo quản được lâu do đó chỉ chiếm khoảng 5% trong khẩu phần ăn của gà.

i, Bột nhộng tằm

Bột nhộng tằm có hàm lượng protein thô vào khoảng 68% chất lượng protein tốt, chứa nhiều axit amin giới hạn là một trong những nguồn cung cấp protein lý tưởng cho gà. Tuy nhiên, bột nhộng tằm chứa nhiều chất béo, do đó cũng không thể bảo quản, lưu trữ được lâu

k, Bột lông vũ

Bột lông vũ thủy phân chứa hàm lượng protein thô đập gần 80% nhưng lại nghèo methionine, lysine, tryptophan và histidine, do đó khi sử dụng cần chú ý đến vấn đề cân bằng các aixt amin và nên sử dụng kèm với các loại thức ăn khác có nguồn gốc động vật. Bổ sung bột lông vũ vào thức ăn chăn nuôi cho gà có tác dụng phòng ngừa và giảm thiểu hiện tượng gà cắn mổ lẫn nhau. Lượng bột lông vũ sử dụng trong khẩu phần ăn thường dao động từ 1-3%.

1.3 Thức ăn giàu chất khoáng

Thức ăn giàu chất khoáng là loại thực phẩm sử dụng vào mục đích bổ sung lượng nguyên tố khoáng thiếu hụt trong các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật. Hầu hết các loại thực phẩm đều chứa một lượng khoáng chất nhất định, trong điều kiện nuôi thả, sản lượng thấp, hiện tượng thiếu khoáng không  rõ rệt, tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhốt, với yêu cầu năng suất và sản lượng cao thì nhu cầu về khoáng chất của gà cao hơn, do đó việc bổ sung thêm khoáng chất vào thức ăn chăn nuôi cho gà là rất cần thiết.

a, Thực phẩm bổ sung canxi và photpho

-Bột xương hoặc dicanxi photphat[ CaHPO4] chứa hàm lượng và canxi, photpho cao và tỷ lệ giũa hai nguyên tố tương đối phù hợp. Lượng bột xương và dicanxi photphat bổ sung vào thức ăn cho gà trong trường hợp thức ăn cung cấp thiếu photpho thường dao động trong khoảng 1,5-2,5%.

-Bột đá, bột vỏ sò, bột vỏ trứng: là 3 loại thực phẩm bổ sung canxi. Lượng dùng trong thức ăn cho gà thịt thường vào khoảng 1-2%, gà  giống là 6-7%. Bột vỏ sò và bột đá giàu canxi, tuy nhiên, bột vỏ sò dễ hấp thụ hơn bột đá. Bột vỏ trứng cũng tương đối dễ hấp thụ nhưng có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh cao.

b, Muối ăn

Muối ăn chủ yếu dùng để bổ sung natri và clo, đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể gà, ngoài ra, còn có tác dụng kích thích thèm ăn. Lượng muối sử dụng trong khẩu phần ăn của gà thường chiếm 0,25-0,3%.

c, Cát sỏi

Cát sỏi giúp gà nghiền thức ăn trong mề, đóng vai trò giống như răng. Nghiên cứu cho thấy, gà không ăn cát sỏi khả năng tiêu hóa thức ăn sẽ giảm xuống 20-30%, do đó cần bổ sung cho gà các loại cát sỏi không tan trong axit clohidric[HCl], đặc biệt đối với gà nuoi nhốt.

1.4 Thức ăn giàu vitamin

Là loại thức ăn trong khẩu phần ăn của gà  có tác dụng chính là cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể gà bao gồm các loại rau củ quả, thức ăn xanh chứa nhiều nước, bột cò,… trong đó có cải trắng, cà rốt, rau dại và bột cỏ khô[ bột cỏ linh lăng, bột lá hòe, bột lá thông] là những loại thường dùng nhất. Trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn, việc sử dụng các loại thực phẩm cung cấp vitamin này không được thuận tiện, do đó người ta thường sử dụng chế phẩm bổ sung vitamin để thay thế.

1.5 Phụ gia thức ăn chăn nuôi

a, Chế phẩm bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng.

Thường được bổ sung vào các thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà nuôi nhốt trong điều kiện tập trung, chuyên môn hóa cao. Có thể chia loại phụ gia này thành nhiều nhóm nhỏ, nhóm chuyên dụng cho gà thịt, nhóm chuyên dụng cho gà trứng, nhóm chuyên dụng cho gà giống,… Khi sử dụng chế phẩm bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng cần chú ý định lượng dựa theo hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, gà gặp các điều kiện, hoàn cảnh bất lợi[ sau khi vận chuyển, tách nhập đàn, tiêm phòng dịch, cắt mỏ,…] cần được bổ sung một lượng nhiều hơn so với bình thường.

b, Chế phẩm bổ sung axit amin

Hiện nay, 2 loại axit amin được sản xuát công nghiệp với số lượng lớn nhiều nhất là lysine và methionine. Đây là loại phụ gia có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn chứa hàm lượng bã tạp cao. Trộn chế phẩm methionine vào thức ăn có nguồn cung protein chính là khô đậu nành có thể tiết kiệm được một lượng đáng kể thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật. Ngoài ra, trong trường hợp khô đậu nành không đủ, bổ sung chế phẩm lysine và methionine cũng có tác dụng nâng cao giá trị dinh dưỡng của protein chứa trong thức ăn.

c, Chế phẩm bổ sung kháng sinh

Thường được sử dụng với một chất lượng nhất định nhằm mục đích ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh cho gà hoặc trong trường hợp gà gặp phải những hoàn cảnh bất lợi, điều kiện vệ sinh kém. Các loại kháng sinh thường dùng bao gồm penicilin, streptomycin, chlotrtetracycline, ooxxittetracyline,…

d, Chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đông y

Các chất kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi gà có thể mang đến hiệu quả nhất điịnh nhưng lại làm nảy sinh vấn đề tồn dư trong sản phẩm, do đó, nhiều loại kháng sinh đã cấm hoặc bị hạn chế sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Khắc phục được những nược điểm trên, các chế phẩm có nguồn gốc đông y hiện đang dần được đưa vào sử dụng do tác dụng phụ và dư lượng trong sản phẩm ít, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và các hoạt chất sinh học , có đồng thời cả hai tác dụng hỗ trợ dinh dưỡng và ngăn ngừa dịch bệnh. Với các đặc tính vượt trội như nguồn gốc tự nhiên, nhiều công dụng [ đóng vai trò là hooc môn, vitamin, chât đống kích thích, kháng khuẩn] giá trị dinh dưỡng cao, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, loại phụ gia này có tiềm năng được đưa vào sử dụng rộng rãi trong tương lai.

e, Chế phẩm bổ sung enzym

Enzym là loại protein có công dụng đặc biệt do cơ thể động, thực vật từ tổng hợp. Enzym xúc tác quá trình tiêu hóa protein, chất béo và cacbonhydrate đồng thời tham gia các phản ứng sinh hóa phục vụ trao đổi chất của cơ thể, do đó bổ sung thêm enzym vào thức ăn chăn nuôi có tác dụng nâng cao hiệu quả tiêu háo và hấp thụ chất dinh dưỡng. Các loại chế phẩm enzym sử dụng trong chăn nuôi hiện nay bao gồm chế phẩm bổ sung một enzym bao gồm amylase, lipase, protease, cellulase, phytase,… Chế phẩm enzym tổng hợp là sự pha trộn của nhiều loại enzym khác nhau, tuy nhiên vẫn có một loại là thành phần chính , hoặc là sản phẩm thu được từ qua trình lên men nhiều loại vi sinh vật. Chế phẩm tổng hợp nhiều enzym có thể phân giải nhiều chất nền[ các chất phản dinh dưỡng cũng như các thành phần dinh dưỡng], nâng cao đáng kể giá trị dinh dưỡng của thức ăn. các chế phẩm bổ sung enzym hiện nay chủ yếu là các chế phẩm tổng hợp nhiều enzym. Có thể kể đến một số ví dụ sau:

-Chế phẩm có thành phần chính là glucanase, sử dụng để phối trộn với thức ăn có thành phần chính là đại mạch và yến mạch.

-Chế phẩm chính là sellulase và pectase có tác dụng phá vỡ thành tế bào thực vật, giải phóng các chất dinh dưỡng bên trong tế bào, phân giải các chát phản dinh dưỡng trong thức ăn, giảm độ dính của dịch tiêu hóa, từ đó, đẩy nhanh tốc đọ hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

-Chế phẩm có thành phần chính là cellulase, protease, amylaase, gluco-amylase, glucanase, pectase tổng hợp công dụng của chế phẩm nêu trên và có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa mạnh hơn.

Ngoài ra, đối với một số loại thực vật có 70% photpho tồn tại dưới dạng phytate[hay còn gọi là inositol hesaphophaste- IP6] mà gà không thể hấp thu, có thể thủy phân bằng cách sử dụng phtase để giải phóng các photpho dễ tiêu, tăng khả năng hấp thụ photpho dễ tiêu hóa đồng thời phân giải một số phản chast dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

f, Chế phẩm bổ sung vi sinh vật đường ruột

Còn được gọi là chất trợ sinh, là các chất bổ sung dinh dưỡng chứa vi khuẩn có ích, các vi khuẩn này vốn là các vi sinh vật có lợi tự nhiên tìm thấy trong đường ruột của động vật được con người sàng lọc, nuôi cấy và săn xuát công nghiệp, quy mô lớn bằng công nghệ sinh học. Chế phẩm bổ sung lợi khuẩn bao gồm chế phẩm tổng hợp nhiều lợi khuẩn[Em, probiotic] và chees phẩm bổ sung một số loại lợi khuẩn.

Trong chăn nuôi, trừ một số trường hợp đặc biệt, đa số đều dùng chế phẩm tổng hợp. Ngoài cách phối trộn thêm vào thức ăn thức uống, cascc chế phẩm này còn có thể sử dụng để lên men rơm và phân gà làm thức ăn chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả tiêu hóa thức ăn thô, tận dụng tối đa phế phẩm chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chế phẩm bổ sung lợi khuẩn sau khi được đưa vào cơ thể sẽ xây dựng, phục hồi quần thể vi sinh vật và cân bằng lại hệ vi sinh vật trong đường ruột, đồng thời sản sinh ra một số vi khuẩn tiêu hóa, chất kháng sinh và hoạt chất sinh học, từ đó nang cao hiệu suất hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, giảm thiểu chi phí chăn nuôi, khống chế khuẩn E.coli cũng như các hại khuẩn khác, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch, tránh được tình trạng sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng khuẩn, cải thiện đáng kể môi trường chăn nuôi[ làm giảm đến hơn 70% mùi hôi của amoniac và hydro sunfua[H2S] trong chuồng tại gà]

g, Chế phẩm bổ sung axit

Dùng đẻ làm tăng năng lượng axit trong dạ dày, kích thích háo các Enzym tiêu hóa, đẩy nahnh quá trình hấp thi các chát dinh dưỡng, làm giảm độ pH trong đường ruột, hạn chế tác động của các vi khuẩn gây hại. Chế phẩm bổ sung chủ yếu được chia làm 3 loại: chế phẩm bổ sung axit hữu cơ, chế phẩm bổ sung axit vô cơ, chế phẩm bổ sung axit tổng hợp.

h, Oligosacharide

Chất này có nhiều đắc tính lý hóa  vượt trội như: ít năng lượng ổn định, an toàn, không đọc… Ngoài ra, do đặc điểm cấu tạo oligosaccharide khi vào trong dường tiêu hóa không chỉ có khả năng khôi phục lại quần thể vi sinh vật có lợi mà còn có khả năng tự bảo vệ kết cấu phân tử khỏi sự tác động của các Enzym trong đường tiêu hóa của người và động vật dạ dày đơn cũng như các vi khuẩn gây bện. Sau khi trực tiếp vào đường ruột, các lợi khuẩn như lactobacillus, bififobacterium… sẽ phân giải oligosaccharide thành các đường đơn và được cơ thể hấp thụ bằng cách đường phân. oligosaccharide có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, salmonella,…, do đó còn được gọi là chất trợ sinh hóa học. Điểm khác biệt giũa các chất này là oligosaccharide chủ yếu sử dụng để duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật sẵn có trong đường ruột, còn chất trợ sinh thường dùng để đưa quần thể vi sinh vật ngoại vào đường ruột, xây dựng và cân bằng lại hệ vi sinh vật mới.

i, Sacharicterpenin

Là hoạt chất tự nhiên có nguồn gốc từ bã trà dầu và bã hạt cải, có thành phần cấu tạo gồm 30% đường, 30% saponin ttriterpenoid và nhiều axit hữu cơ khác. Sacharicterpenin có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng, kích thích tăng trọng, nâng cao hiệu suất chuyển hóa thức ăn, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch, ngoài ra, còn đóng vai trò là chất chóng oxi hóa, chống căng thẳng, góp phần làm giảm hàm lượng các nguyên tố có hại trong sẩn phẩm chăn nuôi như thiếc, chì, thủy ngân, thạch tín… đồng thời cải thiện màu săc và nâng cao chất lượng của sản phẩm.

k, Allixin

Tỏi là một trong những loại gia vị, chất kháng khuẩn và khích thích thèm ăn được sử dụng từ lâu đời. Những phụ gia thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ tỏi bao gồm bột tỏi và acillin[ hoạt chất của tỏi] có tác dụng sát khuẩn, kích thích thèm ăn, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

l, Chất tẩy giun

Chủ yếu gồm các loại chất diệt cấu trùng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chất diệt cấu trùng như furoxone[ furazolidone], zoalene[dinitolmide], robenidine, hydrochloryde, clopidol, natri humate,… Mỗi loại chất tẩy giun có một mức độ kháng thuốc khác nhau, vì vậy, nên sử dụng thay phiên nhiều loại để đạt được hiệu quả cao hơn.

m, Chất bảo quản

Thức ăn hỗn hợp muốn để được lâu phải pha trộn thêm chất bảo quản. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại chất bảo quản như axit formic, axit axetic, axit propionic, axit butyric, axit lactic, axit benzoic, axit citric, axit sorbic và các muối axit tương ứng. Chất bảo quản thức ăn bao gồm các loại axit hữu cơ hoặc giấm hoặc muối axit hữu cơ. và các chất bảo quản tổng hợp. Các chất bảo quản thường dùng trong chăn nuôi là canxi propionate và natri propionate.

n, Các loại phụ gia khác

Ngoài các loại phụ gia kể trên, phụ gia thức ăn chăn nuôi còn bao gồm chất chống oxi hóa, chất điều vị, chất tạo màu và các loại hooc-môn,…

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bà con lựa chọn được các loại thức ăn phù hợp với vật nuôi của mình. Chúc bà con thành công!

Video liên quan

Chủ Đề