Trang sách có ao sâu mà giấy không hề ướt

Soạn bài Khi trang sách mở ra sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, trả lời nhanh chóng các câu hỏi phần đọc, viết, luyện tập và đọc mở rộng SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1 trang 66, 67, 68, 69, 70 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bên cạnh đó, tài liệu này cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 16: Khi trang sách mở ra cho học sinh của mình. Chi tiết nội dung mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Khi trang sách mở ra Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Soạn bài phần Đọc - Bài 16: Khi trang sách mở ra
    • Khởi động
    • Trả lời câu hỏi
    • Luyện tập theo văn bản đọc
  • Soạn bài phần Viết - Bài 16: Khi trang sách mở ra
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Câu 3
  • Soạn bài phần Luyện tập - Bài 16: Khi trang sách mở ra
    • Luyện từ và câu
    • Luyện viết đoạn
  • Soạn bài phần Đọc mở rộng - Bài 16: Khi trang sách mở ra
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Câu 3

Soạn bài phần Đọc - Bài 16: Khi trang sách mở ra

Khởi động

Nói tên những cuốn sách mà em đã đọc. Giới thiệu về một cuốn sách em thích nhất.

Gợi ý trả lời:

Em đã đọc các loại sách giáo khoa và truyện cổ tích. Trong đó em thích nhất là truyện Dế mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài.

Trả lời câu hỏi

1. Sắp xếp các sự vật sau theo thứ tự được nhắc đến trong khổ thơ đầu

a. Cánh chim b. Cỏ dại c. Người lớn d. Trẻ con

2. Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ cảm thấy những gì trong trang sách?

3. Theo em, khổ thơ cuối ý nói gì:

a. Trong trang sách có tiếng sóng vỗ.
b. Trong trang sách có mây trời đang bay.
c. Trong trang sách có nhiều điều thú vị về cuộc sống

4. Tìm những tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ.

Gợi ý trả lời:

1. Sắp xếp các sự vật theo thứ tự được nhắc đến trong khổ thơ đầu

b. Cỏ dại a. Cánh chim d. Trẻ con c. Người lớn

2. Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ cảm thấy trong trang sách có biển với cánh buồm, có rừng với nhiều gió, còn có lửa mà giấy không cháy, có ao sâu mà giấy không ướt.

3. Theo em, khổ thơ cuối ý nói gì:

c. Trong trang sách có nhiều điều thú vị về cuộc sống

4. Những tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ: lại-dại, đâu-sâu, gì-đi.

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ thứ 2 và thứ 3

2. Đặt một câu về một cuốn truyện

Mẫu: Truyện Tích Chu nói về tình cảm bà cháu.

Gợi ý trả lời:

1. Các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ thứ 2 và thứ 3: biển, buồm, rừng, gió, lửa, giấy, sách, ao.

2. Chuyện Bông hoa cúc trắng nói về tình cảm cháu dành cho bà.

Soạn bài phần Viết - Bài 16: Khi trang sách mở ra

Câu 1

Nghe - viết: Khi trang sách mở ra [2 khổ cuối]

Gợi ý trả lời:

Trang sách còn có lửa
Mà giấy chẳng cháy đâu
Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt.

Trang sách không nói được
Sao bé nghe điều gì
Dạt dào như sóng vỗ
Một chân trời đang đi.

Câu 2

Viết tên 2 tác giả của những cuốn sách em đã học.

Gợi ý trả lời:

  • Cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài
  • Cuốn sách Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam.

Câu 3

Chọn a hoặc b:

a. Chọn l hoặc n thay cho ô vuông:

- Dao có mài mới sắc, người có học mới ên.

- Hay học thì sang, hay àm thì có.

- ật từng trang từng trang
Giấy trắng sờ mát rượi
Thơm tho mùi giấy mới
ắn ót bàn tay xinh.

[Theo Nguyễn Quang Huy]

b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn thay cho ô vuông:

- [gắn/ gắng]: bó, cố , sức

- [nắn/ nắng]: ánh , uốn , nót

- [vần/ vầng]: thơ, trăng, trán

- [vân/ vâng]: gỗ, lời, tay

Gợi ý trả lời:

a. lên/ làm/ Lật/ nắn nót

b. gắn bó, cố gắng, gắng sức

ánh nắng, uốn nắn, nắn nót

vần thơ, vầng trăng, vầng trán

vân gỗ, vâng lời, vân tay

Soạn bài phần Luyện tập - Bài 16: Khi trang sách mở ra

Luyện từ và câu

1. Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình:

[thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt]

2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm:

3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông:

Gợi ý trả lời:

1. Từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình:

  • thước kẻ: thẳng tắp
  • quyển vở: trắng tinh
  • bút chì: nhọn hoắt
  • lọ mực: tím ngắt

2.

3.

Luyện viết đoạn

1. Kể tên các đồ dùng học tập của em

2. Viết đoạn 3-4 câu tả một đồ dùng học tập của em.

Gợi ý trả lời:

1. Các đồ dùng học tập của em: bút chì, bút mực, bút màu, thước kẻ, tẩy, sách, vở, mực,..

2. Bạn thân em đã tặng em một cục tẩy hình heo hồng vào dịp sinh nhật của em. Cục tẩy chỉ bé bằng bàn tay trông rất xinh xắn. Cục tẩy có hình dáng như một chú heo hồng với cái mũi to và đôi tai dài. Tẩy giúp em tẩy sạch những nét chì viết chưa đúng để vở của em luôn được sạch sẽ. Em thực sự rất thích món quà nhỏ dễ thương này.

Soạn bài phần Đọc mở rộng - Bài 16: Khi trang sách mở ra

Câu 1

Cho biết phiếu đọc sách dưới đây của bạn Nam có những nội dung gì.

Trả lời:

Phiếu đọc sách của bạn Nam cho biết: Ngày đọc, tên sách, tên tác giả, điều em thích nhất ở cuốn sách.

Câu 2

Ghi chép các thông tin về cuốn sách mà em đã đọc vào phiếu đọc sách theo mẫu:

Trả lời:

Ngày: 25/10/2021

Tên sách: Dế Mèn phiêu lưu kí

Tên tác giả: Tô Hoài

Điều em thích nhất: Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, dũng cảm,

Câu 3

Nói về điều em thích nhất trong cuốn sách đã đọc.

Trả lời:

Cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí rất hay. Em thích nhất là nhân vật Dế Mèn nhân vật chính của truyện. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng, dũng cảm,

Video liên quan

Chủ Đề