Top giá công chứng giấy tờ năm 2022

Thủ tục hồ sơ xin việc là loại giấy tờ không thể thiếu khi đi ứng tuyển và phỏng vấn một vị trí nào đó. Vậy giấy tờ thủ tục làm hồ sơ xin việc 2022 gồm những gì? Viết hồ sơ xin việc sao cho đúng, chuẩn, đầy đủ, rõ ràng? Hãy cùng TopCV tham khảo trong bài viết dưới đây

Thủ tục hồ sơ xin việc bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ xin việc là thủ tục bắt buộc cần phải có khi đi xin việc để các nhà tuyển dụng có thể nắm bắt thông về ứng viên. Từ đó sẽ thuận tiện, dễ dàng hơn trong quá trình sàng lọc lựa chọn. Vậy hồ sơ xin việc gồm có giấy tờ gì? Mặc dù hiện nay có khá nhiều hình thức nộp hồ sơ xin việc nhưng bộ hồ sơ chuẩn nhất sẽ bao gồm các giấy tờ sau: 

  • Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương
  • Đơn xin việc
  • CV xin việc
  • Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng
  • Giấy khám sức khỏe [dưới 6 tháng]
  • Bằng cấp, chứng chỉ liên quan nếu có
  • Ảnh chân dung [3x4 hoặc 4x6]
Mẫu hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì?

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn 

Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ chính xác, chỉnh chu và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy đâu là cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất cho các ứng viên?

Sơ yếu lý lịch 

Sơ yếu lý lịch tự thuật là một văn bản cần có trong thủ tục hồ sơ xin việc. Trong đó ứng viên phải kê khai toàn bộ về thông tin cá nhân [tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại,..],  thông tin gia đình. Ngoài ra, cần tóm tắt quá trình đào tạo hoặc công tác nhằm giúp nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin cơ bản về ứng viên. Lưu ý khi viết cần cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin vì đây là phần quan trọng sẽ có xác nhận từ địa phương. Cụ thể:

  • Thông tin cá nhân: Bạn cần điền các thông tin về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh và tất cả thông tin phải trùng khớp với chứng minh nhân dân.
  • Địa chỉ:

+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: Ghi rõ địa chỉ như thông tin có trong hộ khẩu. 

+ Nơi ở hiện tại: Ghi rõ thôn [số nhà, đường phố], xã [phường], huyện [quận], tỉnh [thành phố] đang sinh sống, cư trú. 

+ Nguyên quán: Là nơi sinh sống của ông bà nội, bố đẻ hoặc những người nuôi dưỡng từ nhỏ [trường hợp không biết bố mẹ mình là ai]

  • Dân tộc: Bạn là người dân tộc nào thì ghi dân tộc ấy
  • Tôn giáo: Ghi rõ đạo Phật, đạo Thiên Chúa,... Nếu không theo đạo bạn ghi “không”
  • Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Bạn hãy ghi rõ thông tin này có thể là cố nông, bần nông, trung nông, công chức, viên chức,...
  • Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Công nhân, nông dân, viên chức,..
  • Trình độ văn hóa: 12/12, trung cấp, cao đẳng hoặc Đại học
  • Trình độ ngoại ngữ: Nếu bạn có các bằng cấp liên quan đến trình độ ngoại ngữ thì hãy điền vào.
  • Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam [Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh]: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp của bạn.
  • Tình hình sức khỏe: Tốt, yếu hoặc trung bình
  • Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: Viết đầy đủ các văn bằng đã được cấp.
  • Hoàn cảnh gia đình: Ghi rõ họ tên, tuổi, quê quán, nơi ở, nghề nghiệp của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột, vợ [chồng], con cái…
  • Quá trình hoạt động của bản thân: Tóm tắt tất cả hoạt động của bản thân như đi học ở đâu, công việc, hoạt động xã hội,..
  • Khen thưởng và kỷ luật: Ngày tháng năm, hình thức khen thưởng hoặc lý do sai phạm, hình thức kỷ luật.
Sơ yếu lý lịch cần viết rõ ràng, trung thực các thông tin

Đơn xin việc 

Mẫu đơn này thường được viết tay hoặc đánh máy thể hiện mong muốn, khát khao làm việc cũng như thể hiện rằng bạn là ứng viên thích hợp nhất cho vị trí ứng tuyển. Cách viết thư xin việc sẽ có bố cục như sau 

  • Tiêu ngữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,...” tiếp đến là tiêu đề “ đơn xin việc hoặc thư xin việc”.
  • Phần mở đầu: Kính gửi [ nêu rõ tên người nhận, giữ chức vụ gì, ở công ty nào?]; Giới thiệu bản thân; vị trí mình muốn ứng tuyển.
  • Phần thân bài:

+ Nêu những ưu điểm thế mạnh của bạn

+ Nêu các kinh nghiệm, kỹ năng bạn có được phù hợp với vị trí ứng tuyển 

+ Lý do vì sao công ty nên lựa chọn bạn

  • Phần kết bài:  Đưa ra lời yêu cầu lịch hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng một cách khéo; Lời cảm ơn; ký tên
Đơn xin việc là giấy tờ cần có trong hồ sơ xin việc 

CV xin việc

Hiện nay, có khá nhiều trang web, công cụ giúp bạn làm một mẫu CV phù hợp với vị trí công việc mà bạn muốn ứng tuyển. Các mẫu CV thường có những nội dung cơ bản như: 

  • Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, SĐT, email, địa chỉ cư trú.
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Học vấn
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Kỹ năng
  • Sở thích

Bạn có thể tham khảo nhiều mẫu CV xin việc khác tại TopCV.vn theo đường link sau đây.

Sổ hộ khẩu [bản sao công chứng] 

Bạn có thể nộp bản photo khi xin việc nhưng cần phải chuẩn bị bản có công chứng khi được trúng tuyển và đi làm tại công ty. 

>> Xem thêm: Hồ sơ xin việc gồm những gì? Cách viết hồ sơ xin việc đầy đủ nhất?

Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân [bản sao công chứng]

Bản sao chứng minh thư nhân dân công chứng phải là bản mới được xác nhận trong thời gian 6 tháng 

Giấy khai sinh [bản sao công chứng]

Việc người tuyển dụng có yêu cầu giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh là để chứng minh rõ ràng hơn cho lý lịch của ứng viên.

Cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục hồ sơ xin việc

Giấy khám sức khỏe [dưới 6 tháng] 

Đây là giấy tờ cần có trong thủ tục làm hồ sơ xin việc nhằm xác minh tình trạng sức khỏe hiện tại của ứng viên. Giấy khám sức khỏe cũng đảm bảo rằng bạn sẽ có thể đảm bảo được công việc tại công ty. 

Hiện nay, giấy khám sức khỏe có 2 loại: Giấy A4 2 mặt và giấy A3 gấp đôi [4 mặt]. Tùy vào từng vị trí làm việc và yêu cầu ở các lĩnh vực khác nhau mà sẽ có yêu cầu về giấy khám sức khỏe. Tuy nhiên, tất cả các công ty sẽ yêu cầu giấy chỉ có hiệu lực trong 06 tháng và là dấu xác nhận của cơ sở y tế. 

Chứng chỉ liên quan nếu có 

Các bằng cấp, chứng chỉ như: Bằng đại học, cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học,… bản photo có công chứng. Đây không chỉ là điều kiện bắt buộc cho một số vị trí ứng tuyển mà còn là bằng chứng xác minh những thông tin được kê khai trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc là chính xác. 

Ảnh thẻ [ 3x4 hoặc 4x6]

Ảnh chân dung được dán lên bìa và sơ yếu lý lịch. Thông qua hình ảnh nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn tổng quan, ấn tượng hơn về bạn. Thường trong thủ tục hồ sơ xin việc nhà tuyển dụng có thẻ yêu cầu bạn nộp kèm ảnh 3×4 hoặc 4×6 để lưu hồ sơ hoặc để làm thẻ nhân viên, các loại hồ sơ khác,…

Ngoài giấy tờ xin việc thì ảnh chân dung cũng rất quan trọng 

Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc 

Khi làm thủ tục hồ sơ xin việc bạn cần tìm hiểu về vị trí công việc, công ty tuyển dụng để có sự chuẩn bị tốt nhất. Để có thể gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua hồ sơ xin việc bạn cần lưu ý: 

  • Thông tin ghi trong hồ sơ xin việc làm phải chính xác, đầy đủ, trung thực nói đúng về bản thân.
  • Tránh các lỗi không đáng có như chính tả, dấu câu, sử dụng nhiều loại mực khác nhau để viết hồ sơ,..
  • Nội dung cần ngắn gọn, súc tích, mạch lạc; trình bày khoa học, rõ ràng, có tính thuyết phục.
  • Nên tham khảo một số cách viết hồ sơ xin việc theo mẫu có sẵn để có mẫu hồ sơ xin việc ấn tượng, gây dấu ấn với nhà tuyển dụng.

Trên đây là các thủ tục hồ sơ xin việc cùng những hướng dẫn giúp bạn hoàn thiện các giấy tờ trong bộ hồ sơ. TopCV hy vọng qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tham khảo và  biết cách chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc làm ấn tượng để chinh phục nhà tuyển dụng.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật có một số những giao dịch, hợp đồng, bản dịch bắt buộc phải được công chứng theo đúng thủ tục để đảm bảo tính pháp lý khi thực hiện. Bên cạnh đó, những hợp đồng, giao dịch không bắt buộc phải công chứng nhưng vẫn có thể được công chứng theo yêu cầu. Vậy phí công chứng được quy định ở văn bản nào? Biểu phí công chứng 2022 như thế nào?

Phí công chứng là gì?

Phí công chứng là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng phải trả cho phòng Công chứng, văn phòng Công chứng sau khi đã hoàn thành thủ tục công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, phí lưu giữ, phí lưu giữ I chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản [sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch], tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt [sau đây gọi là bản dịch] mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

– Văn bản công chứng có hiệu lực pháp lý kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng.

– Giao dịch, hợp đồng được công chứng có hiệu lực thi hành với các bên có liên quan, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo hợp đồng, giao dịch nếu đã có thỏa thuận, nếu không sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, những sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh [trừ khi tòa án tuyên bố là vô hiệu].

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như văn bản được dịch.

Như vậy, hiểu đơn giản, việc công chứng những hợp đồng, giao dịch hay các bản dịch sẽ làm tăng hiệu lực pháp lý của văn bản đó, dễ dàng chứng minh được khi có các tranh chấp xảy ra.

Pháp luật quy định như thế nào về biểu phí công chứng 2022? Văn bản nào quy định về phí công chứng?

>>>>>> Tham khảo: Danh sách văn phòng công chứng tại Hà Nội

Thông tư thu phí công chứng

Hiện nay, phí công chứng được quy định theo Thông tư số 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.

Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên. Áp dụng với:

+ Tổ chức, cá nhân yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, yêu cầu lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng; yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; yêu cầu thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng, thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng, cá nhân được cấp thẻ công chứng.

+ Tổ chức thu phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên;

+ Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.

Bên cạnh đó, còn có Thông tư 111/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 257/2016/TT0BTC.

Lệ phí công chứng sao y bản chính

Về quy định đối với biểu phí công chứng 2022 về lệ phí công chứng sao y bản chính, Thông tư số 257/2016/TT-BTC quy định như sau:

– Khoản 5 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định: Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.

– Khoản 7 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định: Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

Phí công chứng mua bán nhà đất 2021

Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà đất. Biểu phí công chứng 2022 tại Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định phí công chứng như sau:

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì:

a2] Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.

[…] d] Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó; trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau:

Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch [x] Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu

[đồng/trường hợp]

1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng [mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp].

Trên đây là nội dung bài viết biểu phí công chứng 2022, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề