Tố giác tội phạm công nghệ cao online

Trong thời đại công nghiệp 4.0, internet là thứ không thể thiếu đối với con người. Tuy nhiên, có nhiều đối tượng dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng. Trên thực tế, đã có rất nhiều người mắc lừa vào cái “bẫy” của bọn chúng.  Những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang phát triển, biến tướng ngày càng tinh vi, khó dự đoán và khó phòng ngừa hơn. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, bạn cần trình báo kịp thời đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Để giúp quá trình trình báo đến cơ quan có thẩm quyền một cách nhanh chóng, Luật Sư X xin đưa ra mẫu đơn trình báo công an lừa đảo qua mạng và một số thủ tục liên quan.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự 2015

Đầu tiên, cần thu thập bằng chứng

Việc tố giác lừa đảo cần phải có bằng chứng rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Đặc biệt khi bạn bị lừa đảo qua mạng thì càng cần đầy đủ thông tin giao dịch như những tin nhắn trao đổi, biên lai chuyển tiền, và thông tin của đối tượng lừa đảo như tài khoản mạng xã hội, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản,… Thông tin càng chi tiết, cụ thể thì sẽ càng dễ dàng cho cơ quan chức năng giải quyết tin tố giác của bạn.

Tiếp theo, trình báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới cơ quan có thẩm quyền nơi cư trú [thường trú hoặc tạm trú] để được giải quyết.

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

– Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Để trình báo, yêu cầu tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố được giải quyết trực tiếp, bạn hãy tiến hành thông báo tin cho cơ quan điều tra ông an cấp huyện hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tại nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.

Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

– Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 – Cục Cảnh sát hình sự;

– Địa chỉ //canhbao.ncsc.gov.vn./#!/  của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

– Đường dây nóng: 0692348560 của cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an.

Chuẩn bị hồ sơ:

Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Đơn trình báo công an;

– Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại [bản sao công chứng];

– Chứng cứ kèm theo để chứng minh [video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…].

Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

Mẫu đơn trình báo công an lừa đảo qua mạng năm 2022

Tải xuống mẫu đơn trình báo công an khi bị lừa đảo qua mạng [13.52 KB]

Xử phạt hành chính

Căn cứ theo theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

Trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự.

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Mẫu đơn trình báo công lừa đảo qua mạng”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mã số thuế cá nhân tra cứu ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Cách viết mẫu đơn trình báo lừa đảo qua mạng như thế nào?

Thông tin của người tố cáo, người trình báo phải được ghi đầy đủ, chính xác và trung thực.Người tố cáo, người trình báo phải ghi đầy thông tin cơ bản của người lừa đảo trong đơn.

Những tình tiết phải được trình bày một cách khách quan, cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính đúng đắn của sự việc.

Thời hạn giải quyết tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng có lâu không?

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

Có thể tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng bằng những hình thức nào?

Việc tố giác có thể được thực hiện bằng miệng, bằng văn bản hoặc thông qua trang thông tin điện tử của Tổng Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm.

Hai trang mạng xã hội Facebook và Youtube của Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP.HCM sẽ thực hiện 5 nhiệm vụ chính. Đó là tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực an ninh mạng; Hướng dẫn, chia sẻ kiến thức về an toàn, an ninh thông tin, bảo mật dữ liệu cá nhân, dữ liệu số trong quá trình sử dụng internet.

Người dân có thể sử dụng camera của điện thoại thông minh hoặc ứng dụng Zalo để quét mã truy cập chính xác vào 2 kênh mạng xã hội Facebook và Youtube của Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. [Ảnh: PA05]

Cảnh báo, hướng dẫn biện pháp phòng ngừa các thủ đoạn của các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao và các hành vi lợi dụng không gian mạng để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Thông tin về tình hình an ninh trật tự, các vụ việc, vụ án mà đơn vị đã điều tra, khám phá và đặc biệt là tiếp nhận thông tin, phản ánh và giải đáp thắc mắc của người dân về các vấn đề an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Người dân khi cần phản ánh thông tin có thể gửi tin nhắn cho Fanpage “Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng CNC- Công an TP.HCM”

Phòng này cũng kêu gọi người dân trong quá trình sử dụng mạng xã hội, nếu phát hiện các trang mạng xã hội có nội dung giả mạo trang của các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang hoặc của Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thì cung cấp thông tin đến Fanpage của đơn vị để lực lượng chức năng tiến hành xác minh, điều tra và xử lý các đối tượng có hành vi giả mạo theo quy định pháp luật./.

Video liên quan

Chủ Đề