Tổ chức bộ máy của trường tiểu học

Tổ chức bộ máy của trường tiểu học

Cơ cấu tổ chức của nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây...

Kiến thức của bạn:

     Cơ cấu tổ chức của nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

     Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

  • Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
  • Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;
  • Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

     Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được quy định tại các điều 50, 50a, 50b và Điều 51 của Luật Giáo dục.

2. Điều lệ nhà trường

     Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục và điều lệ nhà trường. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
  • Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;
  • Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
  • Nhiệm vụ và quyền của người học;
  • Tổ chức và quản lý nhà trường;
  • Tài chính và tài sản của nhà trường;
  • Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

     Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ban hành điều lệ nhà trường ở các cấp học khác theo thẩm quyền.

Tổ chức bộ máy của trường tiểu học

Tổ chức của nhà trường

3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường

a. Hội đồng trường

     Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục (gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

     Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:

  • Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường;
  • Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;
  • Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

     Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng trường được quy định trong điều lệ nhà trường.

b. Hiệu trưởng

     Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

     Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định.

c. Hội đồng tư vấn trong nhà trường

     Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường.

d. Tổ chức Đảng trong nhà trường

     Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

e. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường

     Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục.

4. Các hành vi bị cấm trong cơ sở giáo dục và tổ chức của nhà trường

  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
  • Xuyên tạc nội dung giáo dục.
  • Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
  • Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
  • Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
  • Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

Bài viết tham khảo:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về tổ chức của nhà trường:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi như: trách nhiệm của nhà trường, chương trình học trong nhà trường… và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi ủa Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

1. Trường PTDTBT Tiểu học Giang Ma là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

2. Chịu trách nhiệm Giáo dục và đào tạo học sinh trong độ tuổi đảm bảo mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo. Đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.

3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.

4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

6. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Nhà trường có các tổ chức, đoàn thể gồm: Chi bộ, Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Ban giám hiệu, Công đoàn, Chi đoàn, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, Ban thanh tra nhân dân, Hội chữ thập đỏ.