Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có ý nghĩa to lớn giúp cho đất nước ngày một phát triển hơn. Vậy nghiên cứu khoa học là gì và những ai có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học. Vậy, các bạn đừng bỏ qua chia sẻ dưới đây của Khóa Luận Tốt Nghiệp để nắm được những thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là một quá trình áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu từ những người có trình độ chuyên môn để tìm ra những kiến thức mới (khái niệm, quy luật, hiện tượng,…). Những kiến thức này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. 

Để có thể thực hiện được quá trình nghiên cứu, bạn cần phải tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm và nhiều khi cần phải trải nghiệm thực tế để có thể thu thập những số liệu hay tài liệu mới nhất. Quá trình nghiên cứu thường cần rất nhiều thời gian, công sức.

2. Những ai nên tham gia nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học cũng là một công việc nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Thậm chí những người làm được việc này là rất ít bởi đây là công việc đòi hỏi sự sáng tạo và có kiến thức cao siêu về vấn đề cần nghiên cứu. 

Vì vậy, những người có thể tham gia nghiên cứu phải là những người có các tố chất sau đây:

Có kiến thức sâu về lĩnh vực nghiên cứu

Tố chất của người nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học đòi hỏi người có chuyên môn giỏi

Dĩ nhiên rồi một người muốn nghiên cứu được thì nhất định phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cần nghiên cứu. Đây là một trong những yêu cầu trước tiên để có thể có thể tham gia nghiên cứu khoa học. Bởi lẽ, chỉ khi am hiểu về vấn đề nghiên cứu thì được hoạt động mới đem tới kết quả tốt nhất.

Có niềm đam mê

Không chỉ có kinh nghiệm mà còn đòi hỏi những người tham gia nghiên cứu khoa học phải có đam mê và nhiệt huyết. Đồng thời phải thích khám phá tìm tòi ra những cái mới, như vậy khi tham gia nghiên cứu mới có được những nhận định khách quan và trung thực. Bởi, khi đã có đam mê thì mọi công việc sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.

Có kỹ năng làm việc nhóm hoặc độc lập

Tố chất của người nghiên cứu khoa học
Là người phải có kỹ năng làm việc nhóm

Tham gia nghiên cứu đòi hỏi bạn rất nhiều về khả năng làm việc tập thể hoặc làm việc độc lập một mình. Có những vấn đề nghiên cứu không phải một người có thể làm được mà cần phải triển khai theo nhóm và đúng theo quy trình mới mang lại kết quả.

Phải liên tục rèn luyện

Nghiên cứu khoa học là một công việc đòi hỏi mọi người phải liên tục rèn luyện năng lực. Thậm chí ngay từ khi là sinh viên thì bạn cũng nên tiếp cận với những đề tài nghiên cứu khoa học trong các trường học hay tham gia những cuộc thi phát động về việc nghiên cứu khoa học. Như vậy, sẽ giúp bạn có nền tảng tốt để tham gia nghiên cứu sau này.

3. Các loại nghiên cứu khoa học phổ biến

Hiện có rất nhiều cách phân loại theo nghiên cứu khoa học nhưng cụ thể nhất là 2 cách phân loại: theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất sản phẩm nghiên cứu.

Phân loại theo chức năng nghiên cứu

Đây là loại nghiên cứu phổ biến nhất và theo chức năng nghiên cứu bao gồm những vấn đề nhỏ như sau:

  • Nghiên cứu mô tả: Nghĩa là đưa ra hệ thống trí thức để giúp cho con người có thể phân biệt với những sự vật, hiện tượng xung quanh.
  • Nghiên cứu giải thích: Nghĩa là làm rõ những quy luật chi phối những hiện tượng hay quá trình vận động của sự vật.
  • Nghiên cứu dự báo: Được hiểu là chỉ ra một xu hướng vận động của những hiện tượng hay sự vật có trong tương lai.
  • Nghiên cứu sáng tạo: Là tạo ra những điều mới mẻ chưa có trên trái đất này.
Tố chất của người nghiên cứu khoa học
Có nhiều cách phân loại trong nghiên cứu khoa học

Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu

Phương pháp này dùng để nghiên cứu và phát hiện ra những thuộc tính hay cấu trúc bên trong của những sự vật, hiện tượng. Loại nghiên cứu này bao gồm:

  • Nghiên cứu ứng dụng: Tìm ra những giải pháp hay quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm áp dụng được trong đời sống, sản xuất.
  • Nghiên cứu triển khai: Vận dụng những nghiên cứu cơ bản nhất để có thể thực hiện ở quy mô thử nghiệm để tổ chức triển khai.

Với những chia sẻ nêu trên, chắc rằng mọi người đã nắm được khái niệm nghiên cứu khoa học là gì? Ngoài ra, nếu bạn đang có một đề tài nghiên cứu khoa học nhưng lại khó khăn trong việc thực hiện bản để cương chi tiết hay liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0915 686 999 để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Cách đây vài hôm, trong buổi ăn trưa với mấy đồng nghiệp, họ đã đưa ra một vài nhận xét (sau lưng nhưng cũng không có hàm ý gì xấu) với một số GS, những người có thể coi là thành công trong khoa học. Trong số các nhận xét đó, tiểu biểu nhất đó là những việc xảy ra khi những đồng nghiệp này đi ăn trưa với những GS đó. Theo kể lại thì có khi suốt buổi ăn trưa các vị GS này chẳng nói một câu nào. Ngay kể cả khi một đồng nghiệp cố gắng phá vỡ không khí chán ngắt đó bằng một vài câu hỏi khơi mào cho một chuyện nào đó thì nhận ngay được những câu trả lời yes/no. Phải chăng đó là sự biểu hiện của phẩm chất này "Nhà khoa học có suy nghĩ độc lập, sống nội tâm, và khả năng giao tiếp xã hội kém;"? Với những gì mình đã từng trải nghiệm thì ít khi gặp một nhà khoa học vừa giỏi mà hòa đồng với xung quanh (một hình ảnh có lẽ hơi khác so với khi các bạn gặp họ trên bục giảng!!). Họ thường khá lạnh lùng, khó tính và quá chặt chẽ. Bài viết dưới đây của GS Nguyễn Văn Tuấn có lẽ cho các bạn một cái nhìn đầy đủ hơn về tố chất của những nhà khoa học tên tuổi. Còn bạn thì sao? ---- Tố chất của một nhà khoa học thành công

http://ideaseller.typepad.com/photos/uncategorized/2007/10/24/goinguphires.jpgHôm nọ, trong buổi trò chuyện với phóng viên một đài truyền thanh, phóng viên hỏi rằng trong khoa học tố chất nào định hình một nhà khoa học thành công. Đây là một câu hỏi hay, và hình như cũng đã tốn công sức suy nghĩ của nhiều người. Cá nhân tôi cũng từng quan sát đồng nghiệp và nghĩ đến những tố chất như sau …

“Nhà khoa học thành công” ở đây là “successful scientist”. Nói đến successful / thành công thì chắc chắn sẽ có người đặt ngay câu hỏi: dựa vào tiêu chí gì. Đó là câu hỏi chính đáng. Điều thú vị là nhà khoa học có vẻ muốn giải quyết nhiều vấn đề cho thế giới, nhưng khi đụng đến vấn đề của chính họ, thì họ lúng túng. Lúng túng đầu tiên là lấy chỉ số gì để đánh giá tầm ảnh hưởng của một công trình nghiên cứu. Phải gần 20 năm sau, khởi đầu từ một người không làm khoa học (Eugene Garfield), giới khoa học mới đi đến một số thước đo có thể chấp nhận được. Nhưng đến câu hỏi liên quan đến cá nhân hơn, như lấy tiêu chí gì để đánh giá một nhà khoa học là thành công, thì vấn đề càng khó khăn hơn. Ít ai, nhất là những người đã bỏ cả đời để theo đuổi một vấn đề cụ thể nào đó, chịu nói hay dám thú nhận mình thất bại. Nhưng vấn đề trở thành một đề tài nghiên cứu cho giới xã hội học. Năm 1998, hai nhà xã hội học Feist và Gorman có làm một tổng quan các nghiên cứu về tố chất có liên quan đến tính sáng tạo của nhà khoa học. Những nghiên cứu này thường dựa vào phương pháp định tính (qualitative methods) trên những đối tượng có “tên tuổi” như từng đoạt giải thưởng lớn, có chân trong các ban biên tập tập san khoa học, v.v. So sánh những tố chất của nhà khoa học và ngoài khoa học, họ đi đến kết luận chính như sau: Nhà khoa học là những người tỉnh táo và tập trung, ít bị chi phối bởi những yếu tố “nhiễu” chung quanh; Nhà khoa học thường có cá tính vượt trội và có thái độ lấn áp, quyết tâm làm việc nhắm đến thành quả; Nhà khoa học có suy nghĩ độc lập, sống nội tâm, và khả năng giao tiếp xã hội kém; Nhà khoa học thường rất lạnh lùng, không chịu sự chi phối của cảm tính. Ngoài ra, họ còn so sánh các nhà khoa học nổi tiếng / sáng tạo với những người ít danh tiếng và ít sáng tạo hơn. Họ kết luận rằng những nhà khoa học thành công thường là những người có cá tính như sau: áp đặt, ngạo mạn, tự tin; độc lập, tự chủ, sống nội tâm; tham vọng, làm việc vì mục tiêu cụ thể; và cởi mở trong ý tưởng và hành động. Ở mức độ thực tế (tức không có nghiên cứu), những yếu tố làm nên một nhà khoa học thành công theo quan sát của tôi thì hơi khác những cá tính trên. Đúng là những người thành công thường rất “phách”, ngạo mạn, tham vọng, nhưng họ có lí do vì họ là những người có thực tài. Ai từng tiếp xúc James Watson sẽ thấy ông ấy nhìn mọi người khác như … rác rưởi! Tập san Nature có làm điều tra về yếu tố dẫn đến thành công của một nhà khoa học, và theeo nhận xét cá nhân, tôi thấy những yếu tố họ đưa ra rất phù hợp với thực tế. Một nhà khoa học muốn thành công cần phải có những tố chất như sau: Một là sáng tạo ra ý tưởng mới hay phương pháp mới. Khi nhà khoa học có sáng kiến, phát kiến mới, hay tạo ra phương pháp mới, thì theo qui luật, sẽ có nhiều người theo đuổi, và do đó, nhà khoa học trở thành người đi tiên phong. Nói theo tiếng Anh là làm leader chứ không làm follower. Nếu chỉ lặp lại những người khác làm, hay lẽo đẽo theo dấu chân người khác thì rất khó thành công. Hai là mở rộng kiến thức và địa hạt nghiên cứu. Trong khi tập trung vào một vấn đề, nhà khoa học cũng cần nghĩ đến mở rộng địa hạt nghiên cứu (suy nghĩ đến khả năng ứng dụng của chuyên ngành mình đang theo đuổi); đọc nhiều để có thêm thông tin; tham gia nhiều dự án cùng một lúc; sử dụng nhiều phương pháp; tìm những cơ chế mới. Làm về tim mạch, nhưng cũng nên mở rộng “biên cương” sang lĩnh vực khác, kể cả … nghệ thuật! Ba là kiên trì theo đuổi ý tưởng. Tập trung vào một vấn đề chính; không đầu hàng trước khó khăn; lúc nào cũng tìm cách đối phó với khó khăn. Bốn là chọn đề tài mà xã hội quan tâm và có tác động đến thực tiễn. Điều này thì có vẻ hiển nhiên, vì không ai muốn theo đuổi những đề tài vô bổ, chẳng liên quan gì đến xã hội. Do đó, những đề tài được xã hội quan tâm là những đề tài có tác động thực tiễn, và là yếu tố rất quan trọng để tạo dấu ấn và thành công. Năm là độc lập và lãnh đạo chuyên ngành. Khi nhà khoa học chưa độc lập và tự chủ thì chưa thể xem là thành công được. Độc lập ở đây phải hiểu theo nghĩa từ tạo cho mình một “trường phái” và đóng vai trò chủ trì dự án nghiên cứu. Sáu là thu hút thế hệ nghiên cứu sinh mới. Một yếu tố quan trọng là đào tạo thế hệ tiếp nối. Một nhà khoa học không để lại thế hệ tiếp nối thì không thể xem là thành công được. Bảy là hợp tác. Khoa học ngày nay là hợp tác quốc tế. Do đó, để tăng khả năng thành công, nhà khoa học cần phải hợp tác với các đồng nghiệp trong và ngoài chuyên ngành. Hợp tác cũng là một cách thức tuyệt vời để có ý tưởng mới. Tám là công bố quốc tế. Trong khoa học có một công thức nổi tiếng là Research = Experiments + Publication (Nghiên cứu = Thí nghiệm + Công bố). Công bố nghiên cứu trên những tập san tốt, hàng đầu trong chuyên ngành. Trong thực tế, không ai công nhận là “nhà khoa học” hay “nhà nghiên cứu” nếu không có công trình công bố trên những tập san chuyên ngành. Chín là có giải thưởng. Trong chuyên ngành và hội nghị, những giải thưởng là một tín hiệu của thành công. Dĩ nhiên, có giải Nobel thì rất hay, nhưng trong thực tế, ít ai được trao giải đó, ngay cả những người xứng đáng, nên những giải thưởng của các hội đoàn chuyên môn cũng là một thước đo về thành công. Mười là thu hút tài trợ. Ở vài nước như Úc và Mĩ, thành công trong khoa học cũng có thể đo qua số tiền nhà khoa học thu hút từ các cơ quan cấp tài trợ khoa học. Nhìn qua lí lịch nhà khoa học, nếu không có thu hút tài trợ thì đó là tín hiệu cho thấy người đó chưa độc lập, và còn đang phấn đấu để thành công. Nhưng điều này thì bị phản đối, vì nhiều người cho rằng thu hút tài trợ cho nghiên cứu không thể là thước đo của thành công. Đó là những tiêu chí và tố chất để định hình một nhà khoa học thành công. Tôi nghĩ chắc còn có nhiều tố chất khác nữa, nhưng vì chưa nghĩ kĩ nên chưa đầy đủ. Các bạn có thể thêm để danh sách đầy đủ hơn. Ghi chú: Feist GJ, Gorman ME. The psychology of science: review and integration of a nascent discipline. Review of General Psychology 1998;2:3-47.

Nguồn: http://www.nguyenvantuan.net

bài viết rất hay..thanks bạn nhiều nhé

Tố chất của người nghiên cứu khoa học


Page 2

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Nov 11, 2010

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Nov 6, 2010

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học


Page 3

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Apr 17, 2009

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

Tố chất của người nghiên cứu khoa học

You must log in or register to post here.

Tố chất của người nghiên cứu khoa học