Tình hình nước Nga sau chiến tranh như thế nào

Đề bài:

A. Nhân dân tin tưởng, ủng hộ Nga hoàng

B. Địa vị kinh tế, chính trị của nước Nga được tăng cường

C. Vơ vét được nhiều tài nguyên của các nước bại trận

D. Nền kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, quân đội Nga thua trận liên tiếp

D

Nội chiến Nga [tiếng Nga: Гражданская война в России; Grazhdanskaya voyna v Rossii] kéo dài từ ngày 7 tháng 11 [25 tháng 10 theo lịch Nga cũ] năm 1917 đến tháng 10 năm 1922, xảy ra sau cuộc cách mạng tháng 10.[1] Đây là một cuộc chiến giữa một bên là Hồng quân của nước Nga Xô Viết, ủng hộ chủ nghĩa xã hội kiểu Bolshevik và bên kia là Bạch vệ - tên gọi chung một liên minh lỏng lẻo không đồng nhất các lực lượng của những người bảo hoàng, những người theo cánh hữu, các nhóm cánh tả như Menshevik, những người theo chủ nghĩa tự do, những người theo chủ nghĩa dân tộc..., dẫn tới nhiều năm nội chiến toàn diện. Tổng cộng 14 nước khác đã phái quân trợ chiến cho Bạch vệ chống lại Hồng quân nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.[3]

Nội chiến Nga
Гражданская война в РоссииMột phần của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng 1917–23
Biệt đội Hồng Quân trong cuộc Nội chiến NgaThời gianĐịa điểmKết quảThay đổi
lãnh thổ
7 tháng 11 [25 tháng 10] năm 1917 – Tháng 10 năm 1922 / 16 tháng 6 năm 1923[1]

Cựu Đế quốc Nga, Mông Cổ, Tuva, Iran

Chiến thắng của Hồng quân tại Nga, Ukraina, Belarus, Nam Caucasus, Trung Á, Tuva, và Mông Cổ

Chiến thắng của các phong trào giành độc lập tại Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, và Ba Lan
Thành lập Liên Xô; Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan giành được độc lập[2]
Tham chiến

Đảng Bolshevik
  •  
    Nga
    [1917–1922]
  • Ukraina
    [1919–1922]
  •  
    Byelorussia
    [1920–1922]
  • Transcaucasia
    [1922]
  •  
    Liên Xô
    [sau 1922]

Các nước cộng hòa Xô viết khác:

  • Bessarabia
    [1919]
  • Cộng hòa Viễn Đông
    [1920–1922]
  • Phần Lan
    [1918]
  • Donetsk–Krivoy Rog
    [1918]
  • Odessa
    [1918]
  • Taurida
    [1918]
  • Estonia
    [1918–1919]
  • Latvia
    [1918–1920]
  • Litva
    [1918–1919]
  • Litva–Byelorussia
    [1919]
  • Galicia
    [1920]
  • Ba Lan
    [1920]
  • Ba Tư
    [1920]
  •  
    Armenia
    [1920–1922]
  •  
    Azerbaijan
    [1920–1922]
  •  
    Gruzia
    [1921–1922]
  • Khorezm
    [1920–1923]
  • Bukhara
    [1920–1923]
  • Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ

Bạch vệ

Bao gồm

  • Chính phủ Lâm thời Nga
  • Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Nam Nga
  • Quân đoàn Xibia
  • Quân đội nhân dân Komuch
  • Ủy ban thành viên của Hội đồng lập hiến
  • Chính phủ lâm thời Xibia tự trị
  • Cộng hòa Don
  • Cộng hòa Nhân dân Kuban
  • Vùng tự chủ Alash

Các nước cộng hòa mới thành lập

Gồm

  •  
    Ba Lan
  •  
    Phần Lan
  •  
    Estonia
  •  
    Latvia
  •  
    Litva
  •  
    Ukraina
  • Gruzia
  • Armenia
  • Azerbaijan
  • Cộng hòa Miền núi
  • Cộng hòa Don
  • Cộng hòa Nhân dân Kuban
  • và các hoạt động đấu tranh giành độc lập khác

Đồng minh can thiệp vào cuộc Nội chiến Nga

 Liên hiệp Anh
 
Nhật Bản
 
Tiệp Khắc

và một số nước:

  •  
    Hy Lạp
  •  
    Hoa Kỳ
  •  
    Pháp
  •  
    Serbia
  •  
    România
  •  
    Ý
  •  
    Trung Quốc

Đế quốc Đức và chư hầu

Gồm

  •  
    Đức
  • Landeswehr
  • Freikorps ở Baltic
  • Quân tình nguyện Tây Nga

Lực lượng khác

  • Quân xanh [từ 1919]
  • Quân đội nổi dậy cách mạng Ukraine [1920-21]
  • Cuộc nổi dậy của Kronstadt
  • Những nhà Cách mạng-Xã hội Chủ nghĩa Cánh tả [từ tháng 3 1918]
  • Phong trào Basmachi
  • Bukhara
  • Khiva
  • Đế quốc Ottoman
  • Mông Cổ

Chỉ huy và lãnh đạo

Vladimir Ilyich Lenin
Lev Davidovich Trotsky
Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky

Nestor Makhno

Aleksandr Kolchak 
Lavr Kornilov 
Anton Denikin
Pyotr Wrangel

Nikolai YudenichLực lượng
5.498.000 quân [cao điểm]
1.024.000 quân Bạch Vệ [cao điểm]
255.000 quân của các nước phương Tây.Thương vong và tổn thất ~1.500.000 ~1.500.000 ~7.000.000 - 12.000.000 người chết

Nội chiến Nga

 
 
 
 
 

 

Ban đầu, quân Bạch Vệ và quân các nước phương Tây chiếm ưu thế, lãnh thổ Nga bị xé nát thành nhiều mảnh. Nhưng về sau, với sự lãnh đạo của Lenin và Đảng Bolshevik, Hồng quân Xô Viết dần lật ngược tình thế.

Hồng quân đánh bại các lực lượng Bạch vệ của Nam Nga ở Ukraine và quân đội do Đô đốc Aleksandr Kolchak chỉ huy tại Siberia vào năm 1919. Những phần còn lại của các lực lượng Bạch vệ điều hành bởi Pyotr Nikolayevich Wrangel bị đánh bại ở Krym và phải di tản vào cuối năm 1920. Những trận đánh nhỏ hơn tiếp diễn ở ngoại vi thêm hai năm nữa, và những cuộc đụng độ nhỏ với những tàn quân Bạch vệ ở vùng Viễn Đông tiếp tục đến năm 1923. Các cuộc bạo loạn vũ trang ở Trung Á không hoàn toàn bị đập tan cho đến năm 1934. Theo ước tính, có khoảng từ 7-12 triệu thương vong trong chiến tranh, hầu hết là thường dân. Cuộc nội chiến Nga được mô tả bởi một số người như là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất châu Âu.[4]

Nước Nga Xô viết sau cuộc chiến đã giành được quyền thống trị phần lớn lãnh thổ của đế quốc Nga cũ, dẫn tới sự thành lập Liên Xô vào ngày 30 tháng 12 năm 1922. Tuy nhiên, bên cạnh Ba Lan bao gồm những lãnh thổ phía tây của Ukraina và Belarus ngày nay, trở thành một nước độc lập từ năm 1918, các nước Baltic và Phần Lan đã giành lại được chủ quyền.

Những người Bolshevik, sau này là Đảng cộng sản Liên bang Xô viết [KPSS], ban đầu chỉ giữ được quyền lực trong tình trạng yếu ớt, hiểm nghèo. Trong chính đảng của họ cũng bị chia rẽ giữa sĩ quan và binh lính về cách thức và một số vấn đề chính sách. Mặc dù có những vấn đề đó, họ nhanh chóng củng cố việc nắm giữ quyền lực và từng bước mở rộng phần lãnh thổ kiểm soát, và ban hành các đạo luật ngăn cấm bất kỳ một đảng chính trị đối lập nào dưới khẩu hiệu "chủ nghĩa tập trung dân chủ".

Trước cách mạng, học thuyết Bolshevik về dân chủ, chủ nghĩa tập trung kết luận rằng chỉ một tổ chức chặt chẽ và bí mật là có thể lật đổ chính phủ thành công; sau cách mạng, họ cho rằng chỉ một tổ chức như vậy mới có thể đánh bại các kẻ thù bên trong và bên ngoài. Việc tham gia cuộc nội chiến càng đưa họ đến việc đưa các nguyên tắc đó ra thực hiện.

Cho rằng điều cách mạng cần không phải là một tổ chức nghị viện nhỏ nhặt mà là một đảng hành động với các chức năng như một tổ chức khoa học chỉ đạo, một đội quân tiên phong gồm những nhà hoạt động và một cơ quan kiểm soát trung ương, Lenin cấm các bè phái trong Đảng. Ông cũng cho rằng Đảng phải là một tổ chức tinh hoa gồm những nhà cách mạng chuyên nghiệp, sẵn sàng cống hiến đời mình cho sự nghiệp chung và thực hiện các quyết định của họ với một kỷ luật sắt, theo đó cần phải đưa các nhà hoạt động trung thành với đảng nắm trách nhiệm quản lý các viện chính trị cũ và mới, các đơn vị quân đội, nhà máy, bệnh viện, trường đại học, và các điểm phân phối thực phẩm. Dựa trên nền tảng đó, hệ thống Nomenklatura sẽ tiến triển và trở thành tiêu chuẩn thông lệ.

Về lý thuyết, hệ thống đó là dân chủ bởi vì mọi cơ quan của đảng lãnh đạo được bầu từ bên dưới, nhưng cũng là tập trung hóa bởi vì các hội đồng cấp dưới sẽ chịu trách nhiệm trước các tổ chức cấp trên. Khi thực hiện, "nguyên tắc tập trung dân chủ" còn tập trung hơn, với các quyết định của cơ quan cấp trên bắt buộc các cơ quan cấp dưới phải thi hành. Theo thời gian, các cán bộ đảng ngày càng trở thành những người có địa vị và chuyên nghiệp. Tư cách đảng viên đòi hỏi các kỳ thi, các lớp học đặc biệt, các trại, các trường và sự đề cử của ba đảng viên đương chức.

Lực lượng đông đảo nhất, nhiệt tình nhất ủng hộ phía Bolshevik chính là các công nhân và nông dân Nga. Tính đến năm 1913, tổng số công nhân nước Nga có khoảng 18 triệu [chiếm 10% dân cư], trong đó có khoảng 3,6 triệu công nhân công nghiệp. Các công nhân Nga có cuộc sống rất khó khăn dưới chế độ Nga Hoàng, hoàn toàn không được hưởng chút gì về tự do chính trị, có tinh thần cách mạng triệt để và chịu ảnh hưởng sâu đậm của những người Bolshevik. Giai cấp công nhân Nga có mối quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân, lại có phân bố tương đối tập trung, thuận lợi cho việc tổ chức và lãnh đạo đấu tranh.

Một bộ phận khác ủng hộ phía Bolshevik là các nông dân Nga. Là giai cấp có số lượng đông đảo nhất nước Nga nhưng lại chịu sự bất công lớn nhất, lực lượng này đã được phía Bolshevik hứa sẽ đưa ruộng đất về cho mình. Khi chính quyền Xô Viết thông qua Sắc lệnh về ruộng đất, thỏa mãn được yêu cầu về tư liệu sản xuất của nông dân Nga: Đó là ruộng đất. Trong Sắc lệnh có quy định:

1] Nay hủy bỏ ngay lập tức và không có bồi thường quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ.

2] Các điền trang của địa chủ cũng như những ruộng đất của các thái ấp, của các nhà tu và giáo hội với toàn bộ gia súc và nông cụ, tất cả những kiến trúc và nhà cửa phụ thuộc đều giao cho các ủy ban ruộng đất của tổng và các Xô Viết đại biểu nông dân huyện xử lý....

Trong các lực lượng khác ủng hộ phía Bolshevik còn có lực lượng binh lính cũ của Nga Hoàng. Nhiều đơn vị quân lính được giao nhiệm vụ đàn áp lực lượng ủng hộ Bolshevik đã chạy sang hàng ngũ cách mạng. Vốn đa số xuất thân từ nông dân, nhiều binh lính đã được phía Bolshevik giác ngộ về những quyền lợi giai cấp mà họ sẽ có được khi tham gia tiến hành cách mạng. Hơn nữa, nhiều đơn vị quân Nga Hoàng được thành lập từ những người công nhân Nga, vốn trước đây tham gia các cuộc biểu tình, tuần hành bạo động chống đối Nga Hoàng, đã bị nhà cầm quyền bắt lại và bị đẩy ra mặt trận bắn nhau với quân Đức. Khi cách mạng Tháng Mười nổ ra, những đơn vị này đang mang theo trang bị và vũ khí, đã quay sang ủng hộ và chiến đấu cho phía những người Bolshevik. Tiêu biểu nhất là tướng Aleksey Alekseyevich Brusilov, vị tướng nổi danh nhất của quân đội Nga trong thế chiến thứ nhất đã làm cố vấn chiến đấu cho Hồng quân. Những người thủy binh trong quân đội Nga Hoàng cũng là những người ủng hộ nhiệt thành cho cách mạng Tháng Mười. Do nổi danh từ vụ Thiết giáp hạm Potemkin năm 1905, những người Bolshevik rất để ý đến lực lượng này và đã thu được không ít thành công trong việc giác ngộ lực lượng thủy binh, lính thủy đánh bộ Nga Hoàng đứng về phía mình. Ngoài ra còn có nhiều đơn vị bộ binh, kị binh cũng như nhiều binh chủng khác đã được tuyên truyền từ trước khi chiến tranh thế chiến thứ nhất nổ ra, tuy mức độ có ít hơn.

Vào tháng 12 năm 1917, Cheka - lực lượng an ninh nội bộ đầu tiên của Bolshevik được thành lập. Sau đó nó đổi tên thành GPU, OGPU, MVD, NKVD và cuối cùng là KGB. Những "cảnh sát mật" này chịu trách nhiệm tìm ra những kẻ bị xem là chống đối cách mạng và trục xuất họ ra khỏi Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết hay đưa ra tòa. Vào mùng 5 tháng 9 năm 1918, Cheka được giao trách nhiệm thi hành chính sách Khủng bố Đỏ nhắm tới các thành phần sót lại của chính quyền Sa hoàng, dập tắt chống đối từ các đảng phái cánh tả như Các mạng Xã hội, Menshevik cũng như từ các đảng phái cánh hữu và các nhóm chống Bolshevik khác như người Kozak. Felix Dzerzhinsky, lãnh đạo đầu tiên của Cheka nói vào tháng 6 năm 1918 với tờ New Life: "Chúng tôi hiện thân là sự khiếp sợ được tổ chức - điều này cần phải được nói rất rõ ràng - sự khiếp sợ như vậy là rất cần thiết trong điều kiện cuộc sống của chúng ta hiện nay trong thời gian cách mạng."

Các lực lượng quân sự của phía Bolshevik, ban đầu được gọi với tên:"Cận vệ đỏ", sau được thống nhất với tên: "Hồng Quân":

  • Ngày 15 tháng 1 năm 1918: Hồng Quân Công Nông được thành lập.
  • Ngày 29 tháng 1 năm 1918: Hồng Hải Quân Công Nông được thành lập.

Các lực lượng chống lại Bolshevik

Quân Bạch vệ [Đế quốc Nga]

Lực lượng chống đối phái Bolshevik đầu tiên cần kể đến là những tướng tá, quý tộc cũng như nhiều sĩ quan cũ trong quân đội Nga Hoàng. Họ là những người đã bị tước bỏ hết tất cả các đặc quyền giai cấp, ruộng đất, các điền trang thái ấp được thừa hưởng từ những tổ tiên là quý tộc của họ, cũng như những lợi ích và vinh dự họ sẽ được hưởng khi chiến tranh kết thúc.

Bên cạnh đó là những đảng phái cánh tả cũng như cánh hữu bất đồng với những người Bolshevik vì đã thành lập nhà nước chuyên chính vô sản trong đó người Bolsevik nắm hầu hết các vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền. Do các hoạt động tuyên truyền, biểu tình, bãi công, bạo lực chống lại người Bolsevik các đảng phái này lần lượt bị nhà nước Xô Viết đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Giáo hội Nga cũng ủng hộ lực lượng Bạch Vệ do chính quyền Xô Viết đã thi hành một chính sách tịch thu nhiều tài sản của Giáo hội, thuyết phục các lực lượng ủng hộ mình từ bỏ tôn giáo, hạn chế nhiều nghi thức nhà thờ, thậm chí nhiều cán bộ Xô Viết đã ra lệnh đốt bỏ các nhà thờ của các cha đạo chống Xô Viết. Năm 1913, nước Nga có 367,2 triệu hecta đất trồng trọt thì hoàng tộc, địa chủ và tu viện đã chiếm 152,5 triệu hecta, phú nông chiếm 80 triệu. Chính sách chia ruộng đất cho nông dân của chính quyền Xô Viết khiến Giáo hội mất quyền sở hữu các mảnh đất rộng lớn. Ngoài ra, Giáo hội Nga muốn duy trì uy quyền như dưới thời Nga Hoàng, thời mà nước Nga giống như Châu Âu Trung cổ: Nhà thờ gắn liền với Hoàng tộc, chi phối xã hội và có quyền lực rất lớn.

Một bộ phận công nhân Nga đã được phái Menshevik tuyên truyền ủng hộ lực lượng Bạch vệ. Phái Menshevik và phái Bolshevik đã phân ly ra từ cùng một chính đảng, cả hai đều thừa hưởng nhiều di sản giống nhau, và lẽ tự nhiên là các cơ sở quần chúng của cả hai bên đều tương tự nhau. Ngoài ra còn do phái Bolshevik coi nhẹ tuyên truyền trong lực lượng công nhân công nghiệp nhẹ và các thợ thủ công, khiến phái Menshevik có ảnh hưởng không nhỏ trong các lực lượng này.

Một bộ phận nông dân Nga cũng ủng hộ lực lượng Bạch vệ. Nhiều nông dân mộ đạo bị phản tuyên truyền bởi Nhà thờ [tình trạng này cũng giống như hồi Cách mạng tư sản Pháp], họ tin vào lời của các cha xứ rằng Bolshevik là những "kẻ phản Chúa" nên đã chống lại Cách mạng. Hơn nữa có nhiều dân tộc trong Đế Chế Nga, như người Cossack, đã chống lại phe Bolshevik. Tại những vùng nông thôn Cossack có nhiều dân nghèo ủng hộ những người Bolshevik, nhưng nhiều vùng Cossack có đông tầng lớp trung nông, ít bần nông lại e ngại một cuộc cải cách ruộng đất do người Bolshevik thực hiện. Dưới thời Nga Hoàng, người Cossack luôn là thành phần được ưu ái. Họ được hưởng nhiều quyền lợi trong Đế chế Nga. Người Cossack được trực tiếp bầu ra các ataman của họ, được chọn vào trong các đơn vị ngự lâm quân của Nga Hoàng. Còn ở thời Bolshevik, người Cossack thờ ơ với Sắc lệnh về ruộng đất, chấm dứt chiến tranh là điều họ mong muốn nhưng e ngại bị trả thù do đã phục vụ Nga hoàng, bị phản tuyên truyền về việc ruộng đất của họ sẽ bị tước đoạt, đem chia cho những thành phần dân tộc khác. Ngoài ra do truyền thống phải suốt đời trung thành với các sĩ quan, hết lòng phụng sự Nga hoàng, sự vô kỉ luật của một số đơn vị Hồng Quân[5] đã khiến nhiều người Cossack đứng lên chống phía Bolshevik. Tình trạng trên cũng là tình trạng chung của nhiều dân tộc thiểu số khác trong đế quốc Nga.

Các dân tộc thiểu số vốn bị áp bức theo kiểu đế quốc trong hệ thống Đế chế Nga cũ khi chế độ Nga Hoàng sụp đổ, họ rất muốn đứng ra thành lập nhà nước độc lập của riêng họ. Chính quyền Xô Viết không muốn điều này xảy ra, vì họ sẽ bị mất các lãnh thổ rộng lớn, các khu vực địa lý có vị trí chiến lược. Điều này cũng sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho các dân tộc khác trong một quốc gia nhiều dân tộc như Đế quốc Nga. Sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga sẽ bị đe dọa, an ninh của Nga sẽ bị ảnh hưởng do nguy cơ các thế lực bên ngoài sẽ kích động các dân tộc vốn có hằn thù với người Nga tham gia vào việc làm suy yếu nước Nga.

Cuối cùng là các thế lực bên ngoài nước Nga luôn muốn đánh gục nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, âm mưu xâu xé nước Nga và các vùng lãnh thổ phụ thuộc của nó khiến các nước như Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Đức... tiến hành nhiều cuộc can thiệp bằng quân sự, cung cấp nhiều chuyến hàng viện trợ, công nhận các chính phủ do các lực lượng chống đối phía Bolshevik lập ra, đã giúp cho các lực lượng chống đối Bolshevik có thể tiến hành cuộc chiến được dai dẳng.

Những lực lượng chống đối Bolshevik, đa số tập trung dưới một ngọn cờ của quân Bạch Vệ.

Các lực lượng ngoại quốc ủng hộ quân Bạch Vệ

Cách mạng Tháng Mười Nga đã diễn ra và thành công khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra và vào giai đoạn quyết liệt nên các cường quốc trên thế giới không rảnh tay can thiệp vào tình hình nước Nga. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, các nước này đã từng bước leo thang chống lại chính quyền Xô Viết.

Các cường quốc trong khối Đồng Minh không công nhận chính quyền Xô Viết, lấy cớ nước Nga Xô Viết rút ra khỏi chiến tranh để phối hợp với các lực lượng chống đối trong nước, lật đổ chính quyền Xô Viết buộc nước Nga phải chấp nhận các lợi ích của Đế quốc Anh, Pháp và Mỹ.

Ngay từ cuối tháng 11/1917, các nước Phương Tây đã họp nhau tại Paris, quyết định hỗ trợ Bạch Vệ tiêu diệt nước Nga Xô viết. Bốn nước Mĩ, Anh, Pháp, Nhật Bản giữ vai trò chủ yếu trong "cuộc thập tự chinh chống cộng" này. Nước Đức tuy đã tạm thời ký hòa ước nhưng vẫn muốn chiếm được thêm nhiều vùng đất của Nga. Từ cuối năm 1917, các cường quốc trong khối Đồng Minh đã thảo ra một kế hoạch bao vây và tấn công nước Nga Xô Viết: Pháp sẽ tấn công và lật đổ chính quyền Xô Viết ở Ukraina, Krym, Bessarabia; Anh sẽ tấn công và lật đổ chính quyền Xô Viết ở phía bắc nước Nga, ở vùng sông Đông, Kuban, Kavkaz; Mỹ và Nhật sẽ tấn công ở vùng Viễn Đông và Siberia.

Tháng 12-1917, quân Rumani [được Pháp hỗ trợ] đã chiếm Bessarabia. Từ tháng 3 đến tháng 4/1918, quân đội các nước Đồng Minh [Anh, Pháp, Mỹ] đã xuất hiện tại vùng biên giới của nước Nga. Quân đội Anh, Mĩ, Pháp đổ bộ lên hải cảng Murmansk ở phía cực bắc. Quân đội Nhật Bản, sau đó là Mĩ, chiếm Vladivostok, hải cảng ở miền cực đông nước Nga. Quân Anh lại kéo tới Turkmenistan và Ngoại Kavkaz. Ngoài quân đội các nước Đồng Minh, quân Đức còn chiếm đóng các nước vùng Baltic, một phần Belarus, Ngoại Kavkaz và Bắc Ngoại Kavkaz. Trên thực tế, quân Đức còn kiểm soát cả Ukraina, dựng lên tại đây một chính quyền thân Đức.

Các lực lượng trung lập

Trong lòng nước Nga còn có một nhóm nhỏ quân sự xuất thân từ các nông dân. Họ là những người nông dân đứng lên chống chế độ Nga Hoàng nhưng cũng không muốn ngả theo phía khác mà muốn độc chiếm một cõi như các địa chủ thời phong kiến. Họ đã tập trung lại thành nhiều nhóm nhỏ với nhau và được gọi là "Quân Xanh". Trong cuộc nội chiến, Quân Xanh nhiều khi ngả về phía Hồng Quân, nhưng cũng có nhiều nhóm Quân Xanh chống Hồng Quân.

Ngay khi cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra, do lực lượng Cận Vệ Đỏ còn ít ỏi chỉ có hơn 1 triệu quân, đế quốc Nga lại quá rộng lớn nên những người Bolshevik đã không thể nắm chính quyền được ở nhiều vùng đất cũng như tiến hành truy quét các lực lượng của phe chống đối.

Như một tất yếu, các lực lượng chống đối của phía Bolshevik: quân Bạch Vệ đã hoạt động ngay từ phút đầu. Nhưng do lực lượng của Bạch Vệ còn chia rẽ ra thành nhiều phe phái [Nga Hoàng và gia đình đã bị chính quyền Xô Viết bắt giữ và xử tử hình vào tháng 7 năm 1918], binh lính hoang mang, nhiều đơn vị bỏ hàng ngũ, xử tử các sĩ quan và mang theo vũ khí bỏ về nhà khiến quân Bạch Vệ nhiều nơi phải rút đi để tập hợp lực lượng.

Tuy vậy do ưu thế tạm thời về vũ khí, trang bị và huấn luyện nên nhiều đơn vị Hồng Quân đã phải rút lui bởi thế tấn công của quân Bạch Vệ.

Tình hình chiến sự trong năm 1918

Tháng 3 năm 1918, quân Anh, Pháp, Mỹ đổ bộ lên Murmansk. Họ chiếm Murmansk, Arkhangelsk và tiến theo hướng Moskva, Petrograd. Tháng 4-1918, quân Nhật đổ bộ lên Vladivostok, thành phố cực đông nước Nga. Sau đó các đơn vị quân viễn chinh Mỹ, Anh, Pháp, Ý cũng đổ bộ lên đó. Chính quyền Xô Viết ở đây bị lật đổ. Quân Bạch Vệ lần lượt chiếm các thành phố Yakut, Vecnêudinxcơ, Chita và nhiều thành phố khác. Tháng 8 năm 1918 quân Anh, Pháp đánh chiếm các thành phố cảng Odessa và Sevastopol trên bờ biển Đen nhằm giáng đòn tấn công vào vùng trung tâm nước Nga. Tháng 11 năm 1917, România được Pháp hỗ trợ đã chiếm Bessarabia. Tháng 5 năm 1918, Quân đoàn Tiệp Khắc nổi loạn ở vùng sông Volga và Siberia, tạo điều kiện cho lực lượng Bạch vệ ở đây gây bạo loạn lật đổ chính quyền Xô Viết và kêu gọi các thế lực nước ngoài hỗ trợ.

Ở Kazan, lực lượng Bạch vệ đã chiếm được kho bạc với 600 triệu rúp vàng, phần lớn số vàng dự trữ của Nhà nước Xô Viết.

Tại khu vực Tây Nam nước Nga, các nước đế quốc đã kích động và giúp sức cho các thế lực chống chính quyền Bolshevik ở Azerbaijan, Armenia nổi loạn. Ngày 31-07-1918, chính quyền Xô Viết ở Baku bị lật đổ, và 4 ngày sau, quân Anh đã chiếm Baku.

Trong khi đó quân Đức đã vi phạm hòa ước, cho quân xâm nhập vùng ngoại Kavkaz, vùng Sông Đông và vùng Krym. Quân Bạch vệ Cossack của các tướng Pyotr Krasnov và Konstantin Mamontov, được quân Đức giúp sức chiếm vùng sông Đông và tiến về thành phố Tsaritsyn [sau này là Volgograd]. Thực tế, Đức đã đánh chiếm Ukraine, dựng lên ở đây một chính phủ thân Đức[1].

Tại khu vực trung tâm nước Nga, các lực lượng chống đối cũng đã có nhiều hành động ngay trong nhiều thành phố, ngay cả ở Moskva. Ngày 06-07-1918, trong thời gian Đại hội lần V Xô Viết toàn Nga đang họp, phía Xã hội-Cách mạng, được sự giúp đỡ ngấm ngầm của các thế lực nước ngoài đã nổi loạn chống chính quyền Xô Viết ở Moskva. Để kiếm cớ gây ra cuộc chiến tranh với Đức, lực lượng này đã ám sát đại sứ Đức ở Moskva. Nhưng cuộc phiến loạn này đã nhanh chóng bị đập tan. [Ngày 14/07, chính phủ Đức đã đòi gửi 1 tiểu đoàn lính Đức đến bảo vệ sứ quán ở Moskva nhưng chính phủ Xô Viết đã từ chối lời đề nghị đó].

Mùa hè năm 1918, đất nước Xô Viết ở trong một tình huống cực kì khó khăn và nguy hiểm. Khoảng 14 vạn quân của 11 nước đế quốc và chư hầu [về sau tăng lên tới 30 vạn], cùng khoảng 1 triệu quân chống đối phía Bolshevik các loại đã chiếm được khoảng 3/4 lãnh thổ của đất nước Xô Viết. Họ đã chiếm được những trung tâm nguyên liệu, nhiên liệu và lúa mì. Nền kinh tế của đất nước rơi vào tình trạng cực kì khó khăn: các nhà máy phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu và nhiên liệu, giao thông bị đình trệ, nhân dân [nhất là dân các thành phố] lâm vào cảnh đói rét và bệnh tật. Các thế lực chống đối nổi lên ở nơi nơi: kể cả ở Moskva và Petrograd. Ngày 30-08-1918, các lực lượng Xã hội-Cách mạng đã tiến hành hoạt động ám sát Lenin nhưng thất bại. Tại các vùng bị chiếm đóng, các lực lượng thân Bolshevik bị truy sát, các đảng viên Bolshevik bị sát hại. Những nơi mà ruộng đất, tài sản đã được chia cho dân nghèo bị lấy lại.

Nhược điểm của lực lượng Bạch Vệ

Ngay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các tướng lĩnh quân đội Bạch Vệ đã tỏ thái độ mâu thuẫn với nhau và không đoàn kết. Các nhóm Bạch Vệ có chung mục tiêu là chống lại Bolshevik, nhưng đường lối sau đó của các nhóm lại khác hẳn nhau: có nhóm muốn khôi phục nền quân chủ chuyên chế của Nga Hoàng, có nhóm thì muốn thành lập Nhà nước quân chủ lập hiến giống như Anh, có nhóm muốn xây dựng nền cộng hòa nghị viện kiểu như Pháp, các nhóm cánh tả như Menshevik muốn xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, có nhóm chiến đấu vì niềm tin tôn giáo hoặc truyền thống bộ tộc, có nhóm chỉ muốn cát cứ ly khai thành một nước riêng, thậm chí có nhóm chiến đấu chỉ để cướp bóc của cải... Do sự bất đồng, các nhóm Bạch Vệ không có khả năng cố kết thành một lực lượng thống nhất, dưới quyền lãnh đạo của một thủ lĩnh chung, hầu như quân đội của họ đều chiến đấu rời rạc. Các tướng Bạch Vệ như những sứ quân biệt lập, mạnh ai người nấy chiếm đất giành dân, có những nhóm còn quay sang đánh lẫn nhau. Các tướng lĩnh này cũng không thể nắm rõ được tình hình của các đội quân dưới quyền.

Quân lính của Bạch Vệ cũng là những người nông dân, mong ngóng hòa bình được lập lại để quay về với đồng ruộng của mình. Binh lính thấy rõ sự khác nhau trong cách chỉ huy của các sĩ quan của mình so với các sĩ quan Hồng Quân. Sắc lệnh ruộng đất được ban ra và thi hành đã tạo tâm lý hứng khởi cho các nông dân Nga. Điều này tác động lớn đến tinh thần của binh sĩ trong quân đội Bạch vệ có gia đình sống trong vùng do chính quyền Xô Viết kiểm soát. Lực lượng Bạch Vệ tuyên truyền thiếu hiệu quả, chính bản thân các tướng lĩnh Bạch Vệ cũng là quý tộc, có nhiều đặc quyền đặc lợi nên họ không thể đưa ra được những hứa hẹn cải cách ruộng đất [chia đất cho nông dân] như những người Bolsevik, nên quân lính Bạch Vệ dần nản lòng, họ đào ngũ hoặc chạy sang phía Hồng quân.

Thêm vào đó việc quân đội nước ngoài tấn công vào lãnh thổ Nga để giúp Bạch Vệ khiến cho những người Nga tức giận. Không một dân tộc nào trên thế giới cảm thấy sung sướng khi thấy quân đội nước ngoài xuất hiện trên lãnh thổ của mình. Lòng tự hào dân tộc của người Nga khiến cho họ nhìn thấy các đơn vị Bạch Vệ như những kẻ phản quốc.

Các quân đội nước ngoài như Anh, Mỹ, Đức... thì đã tham gia nhiều cuộc chiến, tâm lý chung của binh lính là không muốn chiến đấu. Hơn nữa các điều kiện nội tại của các nước cũng không thể khiến chính phủ cho quân đội đặt chân lâu trên nước Nga. Các đội quân nước ngoài cuối cùng cũng phải rút đi, họ chỉ gửi các nguồn viện trợ cho quân Bạch Vệ. Cả vấn đề này cũng bị chỉ trích nên khi quân Bạch Vệ suy yếu, các nguồn viện trợ này sẽ bị cắt giảm ngay.

Các biện pháp đối phó của Đảng Bolshevik

Trước tình hình khẩn cấp, Đảng Bolshevik buộc phải đáp trả bằng những biện pháp cứng rắn và quyết liệt.

 

Lenin diễn thuyết trong sự ủng hộ của binh sĩ Hồng quân.

Trước hết là phải thanh trừng các lực lượng chống phá trong hậu phương. Chiến dịch "khủng bố đỏ" được thi hành, tấn công quyết liệt vào các phần tử "có quan hệ với các tổ chức bạch vệ, các âm mưu và bạo loạn". Khủng bố đỏ rất khốc liệt, nhưng cũng rất hiệu quả trong việc ổn định tình hình an ninh tại hậu phương.

Tháng 9 năm 1918, nước Cộng hòa Xô Viết tuyên bố là một mặt trận quân sự thống nhất. Tháng 11 năm 1918, Hội đồng quốc phòng công nông được thành lập. Về sau, tháng 6 năm 1919, các nước Xô Viết Nga, Ukraine, Belarus, Lithuana, Latvia, Estonia ký kết liên minh quân sự, thành lập bộ chỉ huy thống nhất[2].

Muốn chiến đấu thì phải có quân đội. Lenin yêu cầu cần phải có một lực lượng 3 triệu quân. Đồng thời, Hồng quân đặc biệt xem trọng chất lượng chính trị, kỉ luật nghiêm minh. Chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện. Và những người Bolshevik có một ưu thế: họ kiểm soát được những vùng đông dân nhất nước. Vì thế, quân số tăng nhanh chóng: từ 50 vạn [trước mùa hè 1918], đến tháng 9-1919 đã là 3,5 triệu, "vượt chỉ tiêu". Cuối năm 1920 còn đông hơn: 5,3 triệu.

Chính sách kinh tế cũng thay đổi. Năm 1919, Đảng Bolshevik thực thi chính sách cộng sản thời chiến: Nhà nước độc quyền mua bán lương thực, trưng thu lương thực thừa, cấm đầu cơ tích trữ, trực tiếp nắm toàn bộ công nghiệp, thực hiện chế độ lao động bắt buộc toàn dân, thi hành trả lương bằng hiện vật, áp dụng chế độ ăn uống miễn phí với trẻ em, công nhân công nghiệp, đường sắt, giao thông[3] nhằm mục đích điều phối và tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực quốc gia cho cuộc chiến.

Các chính sách của những người Bolshevik tuy nhiều lúc khắc nghiệt, nhưng rất hiệu quả trong tình hình chiến cuộc căng thẳng lúc đó. Nửa sau năm 1918, Quân đoàn Tiệp Khắc bị đánh tan và dạt sang bên kia dãy núi Ural. Quân đoàn Bạch vệ Sông Đông của Pyotr Krasnov bị tiêu diệt. Các lực lượng nổi loạn và gián điệp ở hậu phương đã bị "khủng bố đỏ" trấn áp.

Nước Cộng hòa Xô Viết đã sẵn sàng cho những trận đánh lớn vào năm 1919.

Tình hình chiến sự năm 1919-bước ngoặt của cuộc nội chiến

Khoảng tháng 3 năm 1919, đại hội VII đảng Bolshevik được tổ chức, thông qua cương lĩnh mới của Lenin, và đổi tên từ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thành Đảng Cộng sản Liên Xô. Đại hội kết thúc trong lúc tình hình chiến sự diễn biến phức tạp hơn.

Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt là cơ hợi thuận lợi cho các nước đế quốc can thiệp sâu rộng. Tới tháng 2 năm 1919, có 13 vạn quân nước ngoài ở Nam Nga, ở Viễn Động là 15 vạn, ở phía Bắc là 20 vạn, tổng cộng lên đến 30 vạn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, họ chỉ chủ yếu ủng hộ qua việc viện trợ, còn các đội quân Bạch vệ vẫn là lực lượng chủ yếu chống lại phe Bolshevik.

Mùa xuân năm 1919, các lực lượng Bạch vệ bắt đầu tấn công:

  • Tại phía Đông, đô đốc Pyotr Krasnov và Quân đoàn Tiệp Khắc chiếm đóng Siberia, Ural nhằm hướng tới sông Volga, uy hiếp Samara, Kazan.
  • Ở phía Nam, tướng Anton Denikin chiếm Kiev, Kharkov và có lúc uy hiếp cả Tula, Moskva.
  • Tướng Yevgeny Miller cùng quân đội Mĩ, Anh, Pháp tấn công ở phía Bắc, còn phía Tây Bắc là quân của tướng Nikolai Yudenich.
  • Ở phía Tây, quân đội Ba Lan đã xâm lược Ukraina, Belarus.

Một lần nữa, chính quyền Bolshevik lại lâm vào tình hình nguy hiểm: gần như toàn bộ các lực lượng Bạch vệ đã dốc toàn lực tổng tấn công, bao vây từ nhiều hướng. Họ có quân số không phải là ít ỏi, lại được sự ủng hộ của các nước đế quốc. Trong khi Hồng quân Xô Viết chỉ có một mình. Những người Bolshevik đang trải qua một thời kì nặng nề nhất trong cuộc nội chiến mà nêu không vượt qua, họ sẽ mất hết.

Không thể nào cùng lúc đối chọi tất cả các đội quân Bạch vệ, Hồng quân đã lợi dụng sự rời rạc và mâu thuẫn giữa các phe phái của phía Bạch vệ, lần lượt tiêu diệt từng thế lực một. Trước hết, là "tất cả để chiến đấu với Kolchak". Mọi lực lượng đều dồn cho việc đánh bại đội quân Kolchak. Tháng 7-1919, Hồng quân đã đánh chiếm Ural, đẩy lùi Kolchak đến tận Siberia. Cuối năm, quân Kolchak hoàn toàn thất bại. Bản thân ông bị bắt và bị xử tử ở Irkutsk.

Đồng thời, cuộc tấn công của Yudenich vào Petrograd cũng thất bại hoàn toàn.

Trước những thất bại của Kolchak và Yudenich, từ nửa sau năm 1919 các nước đế quốc đã chuyển trọng tâm xuống phía Nam với lực lượng chủ yếu của Denikin. Đội quân của Denikin chiếm đóng toàn bộ miền Nam nước Nga với nhiều vùng nhiên liệu chủ yếu và vùng lúa mì quan trọng. Họ cũng được sự viện trợ mạnh của nước ngoài về vũ khí, phương tiện chiến tranh [kể cả xe tăng, máy bay] và cả sĩ quan chỉ huy. Người Anh phái tới gần 2000 sĩ quan và vũ khí của Mĩ có thể trang bị cho đội quân 10 vạn người[4]. Rõ ràng đây là một đối thủ đáng gờm của những người Bolshevik.

Khẩu hiệu bấy giờ thành "tất cả để chiến đấu với Denikin". Chiến cuộc diễn ra hết sức cam go và quyết liệt. Chính quyền Bolshevik buộc phải thi hành nhiều biện pháp khẩn cấp, huy động toàn bộ mọi nguồn tài lực và vật lực cho cuộc chiến. 8 vạn đảng viên và đoàn viên đã được điều động ra mặt trận. Cuối cùng, Hồng quân cũng giành được những thắng lợi quyết định ở Orel và Voronezth [10-1919]. Lực lượng Denikin phải rút xuống Krym. Đầu năm sau, Hồng quân đã kiểm soát được Ukraine và Bắc Kavkaz.

Các đội quân nước ngoài cũng bị đẩy lùi ở khắp các mặt trận và phải rút quân dần dần ngay từ năm 1919.

Năm 1919 được đánh giá là một bước ngoặt lớn của cuộc nội chiến. Với việc các lực lượng căn bản của quân Bạch vệ bị đánh tan và Hồng quân giành lại được những vùng đất quan trọng, phe Bolshevik từ tình thế hiểm nghèo đã tiến lên giành lấy ưu thế của cuộc chiến. Các nước đế quốc cũng không thể can thiệp sâu hơn nữa, đành phải rút dần quân và cắt giảm viện trợ. Phe Bạch vệ chưa bị đánh bại hoàn toàn nhưng đã không còn đủ khả năng giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Tình hình chiến sự năm 1920-lực lượng Bạch vệ bị đánh bại hoàn toàn

Tình hình chiến sự đầu năm 1920 đã dần dần lắng dịu trở lại. Những người Bolshevik đã tranh thủ thời gian này để khôi phục lại đất nước bị tàn phá sau nhiều năm chiến tranh, đồng thời cũng tăng cường việc tiến đánh các lực lượng còn lại của Bạch vệ. Đại hội Đảng lần IX ngày 29 tháng 3 năm 1920 đã đề ra kế hoạch khôi phục nền kinh tế quốc dân. Cùng lúc, Hội đồng ủy viên nhân dân quyết định thành lập Ủy ban Nhà nước Điện khí hóa nước Nga [GOELRO] với kế hoạch điện khí hóa cả nước. Tình hình kinh tế đã có một số biến chuyển theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, những người Bạch vệ vẫn chưa nguôi hy vọng. Họ vẫn tìm mọi cách giành lại vị thế đã mất. Trong tình hình đó - được sự giúp đỡ của Anh, Pháp, Mĩ - quân đội Ba Lan đã tấn công vào Ukraine [25-4-1920] với mục đích đòi lại những vùng đất từng bị Đế quốc Nga lấy mất. Ngày 6 tháng 5, Kiev thất thủ. Chớp thời cơ, lực lượng Bạch vệ còn lại của Wrangel, Anatoly Pepelyayev và Yudenich nổi dậy hỗ trợ. Thậm chí Wrangel đã đề ra kế hoạch tấn công vào Moskva.

Một lần nữa, chiến cuộc lại bùng nổ. Sau một thời gian bị động, ngày 14 tháng 5 năm 1920 Hồng quân bắt đầu phản công. Đến tháng 7, các cuộc phản công thu được kết quả khả quan. Quân Ba Lan bị đẩy lui và sau đó bị đánh bật khỏi Ukraine. Nhân cơ hội, Hồng quân tràn vào Ba Lan, mưu toan biến Ba Lan thành bàn đạp cho việc mở rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa sang châu Âu và phối hợp với phong trào cách mạng Đức. Nhưng họ đã thất bại nặng nề ở gần Warszawa. Cuối cùng, ngày 12 tháng 10 năm 1920, hiệp định đình chiến được ký kết, sau đó là hòa ước 18 tháng 3 năm 1921.

Sau khi ký hòa ước với Ba Lan, Hồng quân chĩa mũi nhọn vào 6 vạn quân Bạch vệ Wrangel. Giữa tháng 11 năm 1920, Hồng quân chiếm Krym. Wrangel buộc phải lưu vong ở nước ngoài.

Cùng năm, ở Trung Á, các lực lượng Bạch vệ cũng bị đánh bại. Năm 1920 nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về Chính quyền Xô viết.

Về chính trị: sự lãnh đạo đúng đắn và hiệu quả của Đảng Bolshevik, do Lenin đứng đầu đã động viên, lôi cuốn và tổ chức được các lực lượng công nhân, nông dân lao động và nhân dân các dân tộc thiểu số đấu tranh với kẻ thù, khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực của nhân dân và đất nước để giành chiến thắng. Trong khi đó, lực lượng Bạch Vệ thì chia rẽ, không có đường lối chính trị rõ ràng, một số đội quân Bạch Vệ đã cầu viện quân đội nước ngoài nên càng bị mất đi sự ủng hộ của người dân Nga.

Về quân sự: Lực lượng quân sự đông đảo [hơn 5 triệu quân] với lý tưởng chiến đấu rõ ràng, sự chiến đấu ngoan cường của Hồng quân và các đội du kích.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nội chiến Nga.

  1. ^ a b Mawdsley, pp. 3, 230
  2. ^ Bullock, p. 7 "Peripheral regions of the former Russian Empire that had broken away to form new nations had to fight for independence: Finland, Poland, Estonia, Lithuania, Latvia, Belarus, Ukraine, Georgia and Azerbaijan."
  3. ^ Russian Civil War Encyclopaedia Britannica Online 2012
  4. ^ Mawdsley, Evan [2007]. The Russian Civil War. Pegasus Book. tr. 287. ISBN 9781933648156.
  5. ^ Chương 110 tác phẩm Sông Đông êm đềm, phần viết về sự vô kỷ luật của chi đội Cận vệ đỏ Chraxponsky, bản dịch của Nguyễn Thụy Ứng

  • Vladimir N. Brovkin. Behind the Front Lines of the Civil War: Political Parties and Social Movements in Russia, 1918-1922. Princeton University Press, 1994. ISBN 0-691-03278-5
  • David Bullock. The Russian Civil War 1918-22. Osprey Publishing, 2008. ISBN 978-1-84603-271-4
  • T.N. Dupuy. The Encyclopedia of Military History [many editions] Harper & Row Publishers.
  • Peter Kenez. Civil War in South Russia, 1918: The First Year of the Volunteer Army, Berkeley, University of California Press, 1971.
  • Peter Kenez. Civil War in South Russia, 1919-1920: The Defeat of the Whites, Berkeley, University of California Press, 1977.
  • W. Bruce Lincoln. Red Victory.
  • Evan Mawdsley. The Russian Civil War. New York: Pegasus Books, 2007.
  • George Stewart. The White Armies of Russia: A Chronicle of Counter-Revolution and Allied Intervention.
  • David R. Stone. "The Russian Civil War, 1917-1921," in The Military History of the Soviet Union.
  • Geoffrey Swain. The Origins of the Russian Civil War.
  • "BBC History of the Russian Revolution" [ngày 3 tháng 2 năm 2007]
  • "Russian Civil War" Lưu trữ 2010-12-05 tại Wayback Machine [Spartacus History, downloaded ngày 3 tháng 1 năm 2006]
  • "Russian Civil War Polities" [World Statesmen.org, downloaded ngày 16 tháng 2 năm 2007]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nội_chiến_Nga&oldid=68819156”

Video liên quan

Chủ Đề