Tìm câu trần thuật trong bài Bàn luận về phép học

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn NGỮ văn 8  học kì II năm học 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (196.86 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8
HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012  2013
A. VĂN BẢN
I.PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI:
1. BÀI THƠ NHỚ RỪNG  THẾ LỮ:
* Đoạn 1: Tâm trạng uất ức, bực bội và thái độ căm hờn của con hổ khi bị bắt giam ở vườn bách thú.
* Đoạn 2,3: Nỗi nhớ về cuộc sống quá khứ huy hoàng khi còn là một vị chúa tể sơn lâm.
* Đoạn 4: Thái độ chán ghét thực tại tù túng,tầm thường,giả dối ở vườn bách thú.
* Đoạn 5: Khát vọng được tự do khi bị giam cầm.
*Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật:
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình.
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú.
+ Nội dung:
- Bài thơ diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường,tù túng.
- Thể hiện niềm khát khao tự do mãnh liệt.
- Bài thơ khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của những người dân mất nước thủa ấy.
2.BÀI THƠ ÔNG ĐỒ - VŨ ĐÌNH LIÊN.
* Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ trong thời kì đắc ý của ông,ông trở thành trung tâm của sự chú
ý,là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người.
* Hai khổ thơ tiếp theo: Hình ảnh ông đồ thời tàn bị mọi người quên lãng.
* Khổ thơ cuối cùng: Niềm thương cảm chân thành của tác giả.
* Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật :
- Thơ ngũ ngôn có giá trị nghệ thuật cao.
- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ.
- Ngôn ngữ bài thơ trong sáng ,bình dị.
+ Nội dung:
- Bài thơ thể hiện một tình cảnh đáng thương của ông đồ.
- Thể hiện niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ.


- Nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.
3.BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG  TẾ HANH
* Tám câu thơ đầu: Hình ảnh quê hương và cảnh đoàn thuyền ra khơi đi đánh cá.
* Tám câu thơ tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào tấp nập.
* Bốn câu thơ cuối : Nỗi nhớ của tác giả về quê hương và tình yêu quê hương đất nước.
* Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật :
- Là một bài thơ trữ tình bình dị mà gợi cảm.
+ Nội dung:
- Bài thơ là một bức tranh tươi sáng và sinh động về một làng quê miền biển.
- Hình ảnh khỏe khoắn,đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài.
- Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng,tha thiết của nhà thơ.
4.BÀI THƠ KHI CON TU HÚ  TỐ HỮU.
* Sáu câu thơ đầu: Đây là đoạn thơ tả cảnh : Khung cảnh trời đất rộng lớn,dạt dào sức sống lúc vào
hè..


* Bốn câu thơ cuối: Đây là đoạn thơ tả tình,diễn tả tâm trạng uất ức, bực bội và khát vọng tự do của
người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
* Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật :
- Thể thơ lục bát giản dị thiết tha nhưng uyển chuyển và linh hoạt.
- Giọng điệu tự nhiên,cảm xúc nhất quán.
+ Nội dung:
- Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh
tù đày.
5.BÀI THƠ TỨC CẢNH PÁC BÓ  NGUYỄN ÁI QUỐC.
*Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2/1941 sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài Bác Hồ trở về
nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng.Người sống và làm việc rất khó khăn gian khổ trong
một hang đá ven suối ở huyện Hà Quảng,Tỉnh Cao Bằng.Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó.

* Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật :
- Bài thơ tứ tuyệt bình dị,giọng điệu thoải mái ,pha chút đùa vui hóm hỉnh.
+ Nội dung:
- Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan,phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng
đầy gian khổ ở Pác Bó.
- Với Bác làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
6.BÀI THƠ NGẮM TRĂNG  HỒ CHÍ MINH.
* Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật :
- Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc.
- Phong cách thơ trữ tình vừa cổ điển,vừa hiện đại
+ Nội dung:
- Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong
cảnh ngục tù tối tăm.
7 .BÀI THƠ ĐI ĐƯỜNG  HỒ CHÍ MINH.
* Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật :
- Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc.
- Vừa tự nhiên chân thực vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa.
+ Nội dung:
- Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ
vang.
B. VĂN NGHỊ LUẬN
1. VĂN BẢN CHIẾU DỜI ĐÔ  LÝ CÔNG UẨN.
* Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật :
- Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói được ý nguyện của nhân dân.
- Có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
+ Nội dung:

- Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập,thống nhất.
- Phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
2 VĂN BẢN HỊCH TƯỚNG SỸ.  TRẦN QUỐC TUẤN.
* Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật :
- Đây là một áng văn chính luận xuất sắc.
- Có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ,sắc bén với lời văn thống thiết,có sức lôi cuôn mạnh mẽ


+ Nội dung:
- Bài Hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tôc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm.
- Bài Hịch còn thể hiện lòng căm thù giặc,ý chí quyết chiến,quyết thắng kẻ thù xâm lược.
3. VĂN BẢN NƯỚC ĐẠI VIỆT TA  NGUYỄN TRÃI.
* Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật :
- Văn chính luận,sử dụng biện pháp so sánh.
- Cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn.
+ Nội dung:
- Đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có
nền văn hiến lâu đời,có lãnh thổ riêng,phong tục riêng,có chủ quyền,có truyền thống lịch sử.
- Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa,nhất định thất bại.
4. VĂN BẢN BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC  NGUYỄN THIẾP.
* Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật :
- Cách lập luận chặt chẽ.
+ Nội dung:
- Bài Bàn luận về phép họcgiúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức,có trí
thức,góp phần làm hưng thịnh đất nước,chứ không phải cầu danh lợi.
- Muốn học tốt phải có phương pháp,học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn,đặc biệt,học phải đi

đôi với hành.
5. VĂN BẢN THUẾ MÁU  NGUYỄN ÁI QUỐC.
* Ghi nhớ:
+ Nghệ thuật :
- Những tư liệu xác thực,ngòi bút trào phúng sắc sảo.
- Có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
- Giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai,chua chát.
+ Nội dung:
- Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất của chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở
các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn
khốc.
BỐN KHÁI NIỆM : CHIẾU  HỊCH  CÁO  TẤU.
*CHIẾU:
Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.Chiếu có thể viết bằng văn vần,văn biền ngẫu
hoặc văn xuôi.Được công bố và đón nhận một cách trang trọng.
* HỊCH:
- Hịch là thể văn nghị luận thời xưa,thường được vua chúa,tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào
dùng để cổ động,thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Hịch có kết cấu chặt chẽ,có lí lẽ sắc bén,có dẫn chứng thuyết phục.
- Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm,tinh thần người nghe.
* CÁO:
- Cáo là thể văn nghị luận cổ,thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một một chủ
trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Cũng như hịch,cáo là thể văn có tính chất hùng biện,do đó lời lẽ phải đanh thép,lí luận phải sắc
bén,kết cấu phải chặt chẽ,mạch lạc.
* TẤU:
- Tấu là một loại văn thư của bề tôi,thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc,ý kiến,đề nghị.
- Tấu có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần,văn biền ngẫu.
SO SÁNH ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA : CHIẾU - HỊCH  CÁO  TẤU



* Giống nhau:
- Đều là văn nghị luận cổ.
- Đều có lối viết bằng văn vần,văn xuôi hay văn biền ngẫu.
- Có lí lẽ sắc bén,có kết cấu chặt chẽ ,có lập luận mạch lạc.
* Khác nhau:
CHIẾU

HỊCH

CÁO

TẤU

- Chiếu là thể văn do
vua dùng để ban bố
mệnh lệnh.
- Được công bố và đón
nhận một cách trang
trọng.

- Hịch là thể văn nghị - Cáo là thể văn nghị - Tấu là một loại văn
luận thời xưa,thường luận cổ,thường được thư của bề tôi,thần dân
được vua chúa,tướng vua chúa hoặc thủ lĩnh gửi lên vua chúa để
lĩnh hoặc thủ lĩnh một dùng để trình bày một trình bày sự việc,ý
phong trào dùng để cổ một chủ trương hay kiến,đề nghị.
động,thuyết phục hoặc công bố kết quả một sự
kêu gọi đấu tranh nghiệp để mọi người
chống thù trong giặc cùng biết.
ngoài.

- Đặc điểm nổi bật của
hịch là khích lệ tình
cảm,tinh thần người
nghe.
MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỂ THAM KHẢO
CÂU 1: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu
- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình?
TL: - Bốn câu thơ đã thể hiện nỗi buồn tủi của ông đồ khi bị mọi người lãng quên,bằng nghệ thuật nhân
hóa tác giả đã cho người đọc thấy được các sự vật như giấy đỏ.mực tàu vô tri vô giác nhưng trở nên cò
hồn mang tâm sự của con người.
- Đây là những câu thơ tả cảnh nhưng chính là nói nỗi lòng,tức là mượn cảnh ngụ tình là miêu tả mà
biểu cảm,ngoại cảnh mà kì thực là tâm cảnh.
CÂU 2: Bài thơ Quê hương có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật?Theo em bài thơ được viết theo
phương thức miêu tả hay biểu cảm,tự sự hay trữ tình?
TL : - Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật đó là: Sự sáng tạo hình ảnh thơ chân xác không tô vẽ.
- Bài thơ quê hương là một bài thơ trữ tình nhưng phần lớn số câu thơ lại là miêu tả và biểu cảm.
Phương thức biểu đạt bao trùm là biểu cảm.
CÂU 3:Em hiểu nhan đề bài thơ khi con tu hú như thế nào?Hãy viết một câu văn có 4 chữ đầu là
khi con tu hú để tóm tắt nội dung bài thơ.Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn
nhà thơ như vậy?
TL: - Nhan đề bài thơ khi con tu hú chỉ là một vế phụ của một câu trọn ý nhưng đã gợi mở mạch cảm
xúc của toàn bài thơ.
- Đặt câu: Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt
trong phòng giam chật chội,càng khát khao tự do cháy bỏng.
- Sở dĩ tiếng chim tu hú tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ Tố Hữu là vì: Đây chính là tín
hiệu của mùa hè rực rỡ,sự sống tưng bừng,của trời cao lồng lộng, của sự tự do.

CÂU 4: Mở đầu và kết thúc bài thơ khi con tu hú đều có tiếng chim tu hú kêu,như tâm trạng của
người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn đầu bài thơ và ở đoạn cuối rất khác nhau,vì sao?


TL: - Ở câu thơ đầu,tiếng tu hú kêu đã gợi ra cảnh trời đất bao la,tưng bừng sự sống lúc vào hè.
- Đến câu thơ kết tiếng chim ấy lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy hết sức
đau khổ,bực bội.vì vậy tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là tiếng gọi thiết tha của tự do,của thế
giới sự sống.
CÂU 5: bài thơ tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ gì?Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em
đã học.
TL: - Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- 1 Một số bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã học : Cảnh khuya Nguyên tiêu sông núi
nước nam.
CÂU 6: Qua bài thơ tức cảnh Pác Bó có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích,thoải mái khi sống
giữa thiên nhiên.Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi thú lâm tuyền(niềm vui thú được sống với
rừng,suối)trong bài ca Côn Sôn ca.Hãy cho biết thú lâm tuyền ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có giống
và khác nhau.
TL: - Thú lâm tuyền của Bác Hồ và Nguyễn Trãi vừa giống nhau vừa rất khác nhau: Nguyễn Trãi tìm
đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội, muốn lánh đục về trong, tự an ủi bằng lối
sống an bần lạc đạo với Nguyễn Trãi là một ẩn sĩ.
- Còn với Hồ Chí Minh,sống hòa hợp với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ, và
chính cuộc sống lâm tuyền đó là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng của Người.Vì vậy nhân vật trữ
tình của bài thơ tức cảnh Pác Bó tuy có dáng vẻ ẩn sĩ song thực chất vẫn là một chiến sĩ.
CÂU 7: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: thơ Bác đầy trăng.Hãy chép lại những bài thơ
Bác Hồ viết về trăng mà em biết.Cuộc ngắm trăng trong bài vọng nguyệt và hình ảnh trăng được
thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?.
TL: - Đúng như nhà thơ Hoài Thanh đã nói vì trong thơ Bác có nhiều bài viết về trăng,và những cảnh
trăng trong thơ Người được miêu tả rất đẹp ,đầy ấn tượng.
- Một số bài thơ Bác viết về trăng đó là: Trung thu, Đêm thu (Thu dạ), Rằm tháng
giêng(Nguyên tiêu), Cảnh khuya Tin thắng trận(Báo tiệp).

- Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt diễn ra trong cảnh tù đày,giống như những cuộc ngắm
trăng ở các bài trong Nhật kí trong tù.Còn hình ảnh trăng thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có khi
là vầng trăng xuân lồng lộng,tràn ngập cả bầu trời đầy ắp sắc xuân; có khi trăng đẹp tới kì ảo,lộng
lẫy.Tất cả đều cho thấy Bác Hồ có một tâm hồn nghệ sĩ,luôn mở ra giao hòa với trăng,một biểu tượng
của cái đẹp tuyệt vời,vĩnh cửu trong vũ trụ.
CÂU 8: Theo em, bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh có phải là bài thơ tả cảnh,kể chuyện không?Vì
sao?Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.
TL: - Bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh không phải là tức cảnh hoặc tự sự mà chủ yếu thiên về suy
nghĩ,triết lí. Chỉ là những vần thơ giống như lời kể chuyện,tâm sự của chính Bác Hồ trong những ngày
tù đày nhưng đã nói lên thật sâu sắc,thuyết phục một chân lí,một đạo lí lớn.
- Bài thơ gồm 4 câu thơ rất bình dị mà cô đọng,rất tiết kiệm ngôn từ,ý và lời chặt chẽ,lô-gi1c,vùa tự
nhiên chân thực vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa.Đây là một bài thơ hay,có tác dụng cổ vũ tinh thần con
người vượt qua khó khăn thử thách trên đường đời để vươn tới mục đích cao đẹp.
CÂU 9: Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí đọc lập,tự cường và sự phát triển lớn mạnh
của dân tộc Đại Việt?
TL: Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt
nạn phong kiến cát cứ,thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc.Định đô ở
Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối,nguyện vọng xây dựng
đất nước độc lập,tự cường.
CÂU 10: Tại sao kết thúc bài chiếu dời đô Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: Các
khanh nghĩ như thế nào?.Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
TL: Cách kết thúc như vậy mang tính đối thoại,trao đổi,tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với
thần dân.Bài chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng tình cảm chân
thành.Nguyện vọng dời đô của Lí Thái Tổ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.


CÂU 11: Phân tích lòng yêu nước,căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên
nỗi lòng mình.
TL: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện cụ thể :quên ăn,mất ngủ,đau đớn
đến thắt tim,thắt ruột.Thể hiện qua thái độ: uất ức,căm tức khi chưa trả được thù,sẵn sàng hi sinh để rủa

mối nhục cho đất nước.Điều đó thể hiện rất rõ qua đoạn văn Ta thường tới bữa quên ănta cũng vui
lòng.Đoạn văn chính luận đã khắc họa thật sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước: đau xót
đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước ,căm thù giặc đến bầm gan tím ruột,mong rủa nhục đến mất ngủ
quên ăn,vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan thịt nát.Khi tự bày tâm can của mình Trần Quốc Tuấnđã
là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
CÂU 12: Qua hai câu Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân  Quân điếu phạt trước lo trừ bạo,có thể hiểu
cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?Người dân mà tác giả nói tới là ai?Kẻ bạo ngược mà
tác giả nói tới là kẻ nào?
TL: - Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân, trừ bạo.Yên dân là làm cho dân được
an hưởng thái bình,hạnh phúc.Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Với Nguyễn Trãi nhân
nghĩa gắn liền với yêu nước chống giặc ngoại xâm.
- Người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược. Còn kẻ bạo tàn chính là giặc
Minh cướp nước
CÂU 13: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc,Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào?Nhiều ý
kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt talà sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc
ở bài thơ Sông núi nước Nam(đã học ở lớp 7),vì sao?
TL: - Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố căn bản đó là :
Nền văn hiến lâu đời,cương vực lãnh thổ,phong tục tập quán,lịch sử riêng,chế độ riêng.Với những yếu tố
căn bản này Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm về quóc gia.
- Sở dĩ nói như vậy vì: Ý thức dân tộc trong Sông núi nước Nam được xác định chủ yếu trên hai yếu
tố : Lãnh thổ và chủ quyền còn đến Bình Ngô đại cáo ba yếu tố nữa được bổ sung : Nền văn hiến
phong tục tập quán,lịch sử riêng.
CÂU 14: Trong bài Bàn luận về phép học tức bàn về phép học vậy đó là những phép học nào?Tác
dụng và ý nghĩa của những phép học ấy?Từ thực tế việc học bản thân,em thấy phương pháp học tập nào
nào là tốt nhất?vì sao?
TL: - Phép học được bàn tới trong bài bàn luận về phép học đó là :
+ Học từ thấp đến cao.
+ Học rộng rồi tóm cho gọn và theo điều học mà làm.
Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy là: Đất nước nhiều nhân tài,chế độ vững mạnh,quốc gia
hưng thịnh.

- Qua thực tế việc học của bản thân ta nhận thấy phương pháp học tập đúng đắn nhất đó là học tập
kết hợp với thưc hành.
Vì: Học tập là lĩnh hội tri thức còn thực hành là vận dụng tri thức đã học được vào trong thực tế cuộc
sống.

B. TIẾNG VIỆT
A. Lí Thuyết:
I. Câu nghi vấn:
* Đặc điểm hình thức:
- Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, đâu, bao nhiều,
bao giờ, à, ư ,hử, hả, chứ,  không, đã. chưa. hoặc có từ hay (để nối các vế câu có
quan hệ lựa chọn).
- Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
* Chức năng chính: dùng để hỏi


VD: - Bạn có khỏe không?
- Bạn đi hay mình đi?
* Chức năng khác của câu nghi vấn: Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có
một số chức năng khác như: cầu khiến, khẳng định, phủ định đe dọa, bộc lộ cảm xúc
Những trường hợp này không yêu cầu người đối thoại trả lời. Nếu không dùng để hỏi có
thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm hoặc dấu chấm lửng.
VD: Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc:
- Em là ai cô gái hay nàng tiên?
- Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?
II. Câu cầu khiến:
* Đặc điềm hình thức và chức năng:
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào
hay ngữ điệu cầu khiến. Dùng để ra lệnh, đề nghị, khuyên bảo

- Khi viết kết thúc bằng dấu chấm than. Nếu yêu cầu không được nhấn mạnh thì
kết thúc bằng dấu chấm.
VD: Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai vọng vào:
- Mở cửa! (ra lệnh)
VD: - Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. (yêu cầu)
III.
Câu cảm thán:
* Đặc điểm hình thức và chức năng:
- Câu cảm thánh là câu có những từ ngữ cảm thánh như: ôi, than ôi, hỡi ôi, trời
ôi dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết); xuất hiện trong lời nói
hằng ngày và ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thánh kết thúc bằng dấu chấm than.
VD: - Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời.
VD: - Mẹ ơi, tình yêu mẹ đã dành cho con thiêng liêng biết bao!
IV.
Câu trần thuật:
* Đặc điểm hình thức và chức năng:
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, câu cầu
khiến, câu cảm than. Thường dùng để kể, thong báo, nhận định miêu tả
- Ngoài các chức năng chính trên, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay
bộc lộ cảm xúc,
- Khi viết kết thúc bằng d6áu chấm, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm than hay dấu
chấm lửng.
* Lưu ý: Câu trần thuật là kiểu câu cơ bản được dùng phổ biến nhất trong giao
tiếp vì nó có thể đươc thực hiện được tất cả mục đích giao tiếp khác.
VD: - Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy
là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (yêu cầu, đề nghị)
VD: - Buổi chiều chia tay cuối năm cứ bâng khuâng một nỗi buồn. (bộc lộ cảm
xúc).
V. Hành động nói:



* Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích
nhất định.
* Các kiểu hành động nói thường gặp: Hỏi, trình bày (báo tin, kể tả, nêu ý kiến) điều
khiển (cầu khiến, đe dọa) hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc
VD: - Mấy giờ rồi Lan? (hành động hỏi)
- Con trăn ấy của vua nuôi đã lâu. (trình bày)
- Nay em giết nó, tất không khỏi tội chết. (điều khiển  đe dọa)
- Có chuyện gì anh ở nhà lo liệu. (hứa hẹn)
- Trời ơi, bong hoa này đẹp quá! (bộc lộ cảm xúc)
* Cách thực hiện hành động nói:
- Nếu kiểu câu và chức năng chính của nó (hành động nói) trùng với nhau, gọi là
cách dùng trực tiếp.
VD: A hỏi: - Mấy giờ cậu về? -> Câu nghi vấn thực hiện hành động hỏi
B đáp: - 10 giờ.
=> Cách dùng trực tiếp
- Nếu kiểu câu dùng không đúng chức năng của nó gọi là cách dùng gián tiếp.
VD: - Bạn có thể đóng cửa sổ giùm mình không? -> Câu nghi vấn thực hiện
hành động điều khiển.
=> Cách dùng gián tiếp.
VII. Hội thoại:
* Vai xã hội: Là vị trí người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại.
Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên  dưới: (tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
- Quan hệ thân sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
* Lưu ý: Vai xã hội rất đa dạng và nhiều chiều nên khi tham gia hội thoại cần xác định
đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
* Lượt lời trong hội thoại:
- Trong hội thoại ai cũng được nói, mỗi lần tham gia hội thoại là một lượt lời.

- Để giữ lịch sự, nên tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh lời người khác.
- Đôi lúc im lặng khi đến lượt lời của mình là một cách biểu thị thái độ.

B. Đặt câu:
1. Câu nghi vấn dùng để:
- Cầu khiến VD: - Anh có thể xem giùm em mấy giờ rồi không?
- Khẳng định VD: - Không chờ bân chứ chờ ai nữa?
- Phủ định: VD: - Ai lại bỏ về giữa chừng bao giờ?
- Đe dọa: VD  Mày muốn ăn đòn hả?
- Bộc lộ cảm xúc: VD: - Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
2. Câu cầu khiến dùng để:
- Ra lệnh, đề nghị: VD: - Mọi người hãy đứng lên!
- Yêu cầu: VD: - Các bạn đừng ồn ào nữa!
- Khuên bảo: VD: - Thôi bạn đừng lo lắng.


3. Câu trần thuật dùng để:
- Kể VD: - Thế rồi Dế Choắt tắt thở.
- Thông báo: VD: - Bẩm quan lớn Đê vỡ mất rồi.
- Nhận định VD: - Nước Tào Khê làm đá mòn đấy.
- Miêu tả VD: - Cái Tứ là người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ ba mươi.
- Bộc lộ cảm xúc VD: - Mẹ ơi, con thương mẹ lắm!

C. Một số đề tiếng việt để tham khảo:
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT TIẾNG VIỆT khối 8
Thời gian: 45 phút  Đề 1
Câu 1: (2đ) Thế nào là câu cảm thán? Cho ví dụ.
Câu 2: (3đ)
a) Cho hai câu sau:

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
- Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa
ra trưng bày.
Hãy cho biết câu nào thực hiện hành động nói trực tiếp và câu nào thực hiện hành
động nói gián tiếp?
Câu 3: (5đ) Viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) chủ đề học tập. Trong đó có sử
dụng bốn kiểu câu (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm than, câu cầu khiến) đã học. Chỉ
rõ các kiểu câu đã sử dụng?
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT TIẾNG VIỆT khối 8
Thời gian: 45 phút  Đề 2
Câu 1: (2đ) Thế nào là câu trần thuật? Cho ví dụ.
Câu 2: (3đ)
Có thể thay đổi trật tự từ trong câu sau theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa
cơ bản của câu?
Gõ đầu roi xuống đất,Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
Câu 3: (5đ) Viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) chủ đề Quê hương. Trong đó có sử
dụng bốn kiểu câu (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm than, câu cầu khiến) đã học. Ghi
rõ số câu, chỉ rõ từng kiểu câu.
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT TIẾNG VIỆT khối 8
Thời gian: 45 phút  Đề 3
Câu 1: (2đ) Thế nào là câu cầu khiến? Cho ví dụ.
Câu 2: (3đ)
a)Đặt ra một câu hành động nói gián tiếp.
Chỉ ra kiểu hành động nói trong câu đó.
b)Đặt ra một câu hành động nói trực tiếp.
Chỉ ra kiểu hành động nói trong câu đó.
Câu 3: (5đ) Viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) có sử dụng bốn kiểu câu (câu trần
thuật, câu nghi vấn, câu cảm than, câu cầu khiến), chủ đề tự chọn, chỉ ra từng kiểu câu
trong đoạn văn vừa viết.


C. TẬP LÀM VĂN


Đề 1: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy
nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.
I. Mở bài:
- Trong bài Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã viết: Học rộng
rồi tóm lược cho gọn  theo điều học mà làm, tức là phải kết hợp giữa học và hành.
- Ông cha ta cũng nói học đi đôi với hành
- Do đó, học phải kết hợp với thực hành là phương pháp học đúng đắn nhất.
II. Thân bài:
1. Giải thích các khái niệm:
- Học là gì? (Thu nhận những kiến thức, rèn luyện các kĩ năng do người xưa truyền
lại).
- Hành là gì? (Vận dụng kiến thức được học vào thực hành).
- Mục đích của học là gì? (Học để nắm được tri thức, để giỏi, để hiểu biết).
- Mục đích của hành là gì? (Hành để có kĩ năng thành thạo, để quen tay trong mọi việc
làm)
2. Phân tích các khái niệm:
- Học mà không hành thì sao?
+ Học chỉ thu nhận được lí thuyết, lý thuyết không gắn với thực hành là lý thuyết
suông, khi bắt tay vào làm sẽ lúng túng (dẫn chứng).
+ Không có kinh nghiệm thực tế thì sự sang tạo cũng bị hạn chế.
- Nếu chỉ chú trong hành mà không học thì sao? (Làm việc không có kết quả cao, rơi
vào chủ nghĩa kinh ngiệm, bị tụt hậu trong thời đại khoa học phát triển nhanh.)
3.Rút ra kết luận:
- Học đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng đ8án nhất vì:
+ Học để lĩnh hội lý thuyết, nó là cơ sở chỉ đạo thực hành, giúp thực hành đạt kết quả
cao.
+ Thực hành để đúc rút kinh nghiệm, bổ sng, hoàn thiện lý thuyết đã được học.

- Kết hợp học với hành sẽ khiến cho ta trở thành người toàn diện vì vừa có kiến thức
vừa có kĩ năng. Đó là cơ sở để phát triển khả năng.
III. Kết bài:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc kết hợp giữa học và hành, cần áp dụng ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Cần phải thực hiện học đi đôi với hành thế nào cho có hiệu quả?
Đề 2: Giải thích câu nói của M.Gor-ki: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức. Chỉ có
kiến thức mới là con đường sống.
I. Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về tiểu sử của M.Gor-ki và dẫn dắt đến câu nói.
II. Thân bài:
1. Tại sao sách là nguồn kiến thức và chỉ có kiến thức mới là con đường sống?
Sách là kho tang chứa đựng những hiểu biết và tâm tình của con người.


Sách là sản phẩm sang tạo từ lâu đời trong cuộc sống của con người.
Kiến thức là nguồn hiểu biết vô tận, là những thong tin, kinh nghiệm
được đúc kết qua nhiều thế hệ từ mọi lĩnh vực.
Sách là nguồn kiến thức:
+ Sách hội tụ, lưu giữ kiến thức mọi lĩnh vực
+ Sách lưu trữ kiến thức mọi thời đại.
Chỉ có sách mới là con đường sống:
+ Con đường sống là con đường phát triển của trí tuệ, kiến thức.
+ Sách giúp con người mở mang trí tuệ, bồi dưỡng nhân cách, tìm được con
đường sống đúng đắn và thành công.
+ Sách là công cụ, phương tiện để con người giao tiếp với nhau qua các thế hệ,
thời đại, giúp con người kế thừa và vươn tới các trình độ văn minh mới.
+ Có những cuốn sách mở ra con đường sống cho cả nhân loại.
2. Tại sao chúng ta phải yêu sách và yêu sách như thế nào?
Tại sao phải yêu sách?

+ Sách luôn là người đồng hành tin cậy, là người thầy đáng kính, là người bạn
tâm tình trong cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta phải yêu sách như thế nào?
+ Phải biết giữ gìn, bảo quản, nâng niu, tôn trọng sách.
+ Phải biết sử dụng sách có hiệu quả.
III. Kết bài:
- Khằng định sách vẫn có vao trò quan trọng trong đời sống hiện đại dù đã có
những phương thức thu nhận kiến thức tiên tiến (internet, thông tin nghe nhìn)
Đề 3: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
I. Mở bài:
- Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước.
- Nó có vai trò quan trọng với sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia trong
tương lai.
II. Thân bài:
1. Tuổi trẻ là lứa tuổi như thế nào?
- Là lứa tuổi thanh thiếu nên tràn đầu sức trẻ, sức khỏe.
- Là lứa tuổi có điều kiện học hành, trang bị kiến thức, rèn luyện đạo đức.
- Là lứa tuổi chuẩn bị vào đời và sau này sẽ làm chủ xã hội, làm chủ đất nước.
2. Tại sao tuổi trẻ lại có vai trò quan trọng?
- Vì tuổi trẻ có khả năng học tập và tích lũy kiến thức tốt nhất.
- Vì tuổi trẻ có sức khỏe, có nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm.
- Vì tuổi trẻ là chủ nhân của đất nước trong tương lai.
3. Tuổi trẻ có những cơ hội và thách thức gì trong thời đại ngày nay?
- Cơ hội: được sống trong hòa bình, được quyền dân chủ, được tiếp thu nền tri
thức bằng phương tiện hiện đại


- Thách thức: cuộc sống nhiều áp lực, nguy cơ bị tụt hậu cao, bản sắc văn hóa
dân tộc không được bảo tồn.
4. Tuổi trẻ ngày nay đã làm gì cho đất nước?

- Nêu dẫn chứng về thành công của những người trẻ tuổi đóng góp cho đất
nước.
III. Kết bài:
- Suy nghĩ về nhiệm vụ của bản thân trong học tập, rèn luyện hôm nay và
những cống hiến ngày mai.
Nghị luận về lòng biết ơn "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ  Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
I/ Mở bài:
- Là người dân Việt, dù ở nơi nào trên mọi miền đất nước, cứ đến dịp tháng Ba âm lịch,người ta vẫn
luôn nhắc nhở nhau câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
- Có thể nói  Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nó là
bản sắc văn hóa mà thời gian cùng bao thăng trầm của lịch sử không thể làm phai mờ. Truyền thống ấy
được thể hiện rất rõ qua những câu hát dân gian, qua kho tàng ca dao tục ngữ  di sản văn hóa tinh thần
của dân tộc. Câu tục ngữ  Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một điển hình.
II/ Thân bài:
- Nội dung câu tục ngữ trên khá rõ ràng. Thưởng thức vị ngon của cây trái, ta phải nhớ đến công ơn của
kẻ trồng cây. Bao nhiêu năm qua, những người ấy đã đổ biết bao mồ hôi công sức chăm sóc, vun trồng
bón phân, tưới nước để cho cây đơm hoa kết trái phục vụ cho đời.
- Tuy nhiên, đàng sau cách diễn đạt mộc mạc bình thường ấy còn chất chứa cả một bài học về đạo lý ở
đời.  Quả hiểu rộng ra còn có nghĩa là thành quả về vật chất, tinh thần mà ngày nay chúng chúng ta
đang hưởng thụ.  Kẻ trồng cây chính là những người tạo nên thành quả ấy. Trong cuộc sống hiện tại,
những thứ ta đang hưởng thụ từ cây bút, quyển vở chúng ta học, bộ phim chúng ta xem cho đến cuộc
sống tự do chúng ta đang có hôm nay đều nhờ công ơn của những người tạo ra nó. Hưởng thụ những
thành quả vật chất tinh thần ấy, mỗi người chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn bằng tấm lòng trân trọng.
- Vì sao? Vì mọi thứ trên cuộc đời này không phải tự dưng mà có, tất cả được đánh đổi bằng mồ hôi
công sức, thậm chí bằng tính mạng của những người tạo dựng ra nó. Để có được một bát cơm ngon lành
thơm mùi lúa mới, người nông dân đã phải cực khổ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, một nắng hai
sương trên cánh đồng nắng cháy. Biết bao câu ca dao thay lời của người xưa kể về cuộc sống canh điền:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
- Đâu phải chỉ có người nông dân mới cực khổ, từ những công nhân tren công trường xây dựng cho đến
những người thợ dệt, thợ may chăm chỉ miệt mài trong nhà máy, có ai là không đổ mồ hôi công sức để
đem lại thành quả cho cuộc đời? Một bức tranh đẹp là kết quả của quá trình sáng tạo miệt mài của người
hoạ sĩ, một bộ phim hay được đánh đổi bằng những công sức của đạo diễn, của diễn viên, của cả những
người phụ trách hậu cần. Hình hài của ta hôm nay là cho cha mẹ sinh thành dưỡng dục; kiến thức ta co


hôm nay là do thầy cô ân cần dạy dỗ  Vượt lên tất cả, cuộc sống ấm no mà ta đang hưởng thụ được
đánh đổi bằng sự hy sinh to lớn của bao anh hùng liệt sĩ, những người chấp nhận ra đi cho cuộc sống
hạnh phúc của tương lai. Trong lúc ta đang hạnh phúc bên những người thân thì rải rác bên những cánh
rừng biên giới vẫn còn bao hài cốt của những liệt sĩ vô danh chưa có người chăm sóc. Không biết nhớ
ơn, chúng ta sẽ có lỗi biết bao đối với những người đi trước và cả thế hệ mai sau.
- Hơn nữa, nhớ ơn còn là một truyền thống đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam, là lẽ sống tốt đẹp mà
bao đời nay cha ông ta cố công gìn giữ. Bài học về lòng biết ơn là bài học giáo dục về nhân cách, bài
học về nguồn. Thấm nhuần tư tưởng đạo lý này là duy trì được nét đẹp tâm hồn, bản sắc văn hoá riêng
của dân tộc. Những kẻ đi ngược với truyền thống của dân tộc cũng có nghĩa là tự lang quên nguồn cội,
trở thành người vong bản.
- Nhớ ơn phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Duy trì, bảo tồn và gìn giữ di sản vật chất tinh
thần của tiền nhân để lại và tìm cách phát huy những giá trị ấy cho đời sau. Các công trình kiến trúc,
những lễ hội dân gian, những làng nghề truyền thống tất cả cần phải được lưu giữ để trở thành nét đẹp
văn hoá riêng của đất nước.
- Tuy nhiên, song song với những việc làm tốt đẹp thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, chúng ta
cũng không thể không nhắc đến một số người sống quên nguồn cội, vong ân bội nghĩa, quay lưng với
quá khứ, ngoảnh mặt với tiền nhân, chà đạp lên những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Trong đó có
không ít các bạn trẻ. - ---- Chính lối sống hiện đại với những thú vui tầm thường, xa hoa phù phiếm đã
khiến cho một số bạn trẻ ngày nay quên mất những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc. Càng đáng xấu hổ

hơn khi có nhiều người có học thức, có trình độ nhưng lại không biết gì về những nhân vật trong lịch sử
và những trang sử vàng của dân tộc bắt đầu từ thuở Hùng Vương dựng nước. Những con người đó
không biết rằng họ đang dần dần tự đánh mất chính mình.
III/ Kết bài:
- Hiểu được ý nghĩa giá trị của câu tục ngữ, ta càng tự hào với những gì mà mình đang có hôm nay. Từ
đó, ta càng phải có ý thức bảo vệ giữ gìn nhưng thành quả ấy, không những cho hôm nay mà cho cả mai
sau như lời Bác Hồ đã ân cần dặn dò khi đứng trước Đền Hùng:
-  Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG BIẾT ƠN QUA HAI CÂU TỤC NGỮ ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG
CÂY VÀ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp
sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều
mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà
người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha
ta có câu : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây hay Uống nước nhớ nguồn .Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một
triết lí nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc
cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh ăn quả và trồng cây ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái
ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ
nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp
đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối
ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta
từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con
người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công
sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra,
một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn
tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật,


những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa

mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức
lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay
chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng
không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là
bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai Uống nước nhớ nguồn. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ
này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn
nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý
tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ,
thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ nhớ trong câu là một từ quan trọng, tâm
điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con
người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục
chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi
xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có
những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn
phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu
được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính
trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động
dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người
biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động
đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm
xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn
không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những
phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có
trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất
là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh
nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên
hành tinh này.


NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI CỦA BÁC HỒ CÁC VUA HÙNG
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn luôn tâm niệm cội nguồn dân tộc. Người
thường nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta phải phát huy truyền thống con cháu Lạc Hồng, giữ gìn giang
sơn gấm vóc, phấn đấu đưa nước ta sánh ngang với các cường quốc năm châu!Ngày 18/2/1946, hơn 5
tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 22 CNV/CC cho công chức cả
nước được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tổ tiên.
Ngày 18/9/1954, trước Đền Hạ thuộc Đền Hùng, Phú Thọ, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ
Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Bác căn dặn: Các vua Hùng đã có công dựng
nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước! Lời Bác dạy không chỉ đối với quân đội, mà còn đối
với toàn Đảng, toàn dân. Ngày nay, càng suy ngẫm lời Bác, chúng ta càng thấm thía tâm huyết của
Người đối với đất nước và dân tộc, càng thấy tầm nhìn xa trông rộng của vị lãnh tụ thiên tài.


Bác Hồ khẳng định và tôn vinh Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Công dựng nước của
các Vua Hùng thật to lớn! Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống những
tên giặc ngoại xâm vô cùng hung hãn. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh,
dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, và có tinh
thần độc lập, tự chủ. Vì thế, dân ta đã làm nên biết bao chiến công oai hùng, dựng nên đất nước, khẳng
định chủ quyền và bồi đắp bản sắc dân tộc.
Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho
muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý
Uống nước nhớ nguồn của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một
cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn
minh và giàu mạnh.Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ
người Việt Nam ta. Bởi vậy, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước! Đấy là bổn phận, là tình cảm,
là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương
nhiên, là điều tất yếu. Với Bác Hồ, giữ nước trước hết là quyết tâm chiến đấu, hy sinh để bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất và chủ quyền của đất nước. Trước ngày Tổng khởi nghĩa
tháng 8/1945, Bác từng nói:  Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho
được độc lập!

Trong Tuyên ngôn độc lập, Bác khẳng định: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc
lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Với Bác, giữ nước là toàn tâm
toàn ý phục vụ nhân dân, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Bởi nhân dân là gốc của đất nước.
Đấy chính là kế sâu dễ bền gốc mà ông cha ta truyền lại.
Ngày nay, thực hiện lời dạy giữ nước của Bác cùng với việc cảnh giác, đề phòng giặc ngoại xâm,
kiên quyết đánh trả và chiến thắng mọi kẻ địch đồng thời còn phải ra sức đấu tranh với giặc nội xâm là
những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất đang gây ra quốc nạn tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng.
Đâu phải chỉ trong chiến tranh mới đặt ra yêu cầu giữ nước mà đấy còn là nhiệm vụ cấp thiết và cực
kỳ hệ trọng ngay trong xây dựng hòa bình! Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn luôn tâm
niệm cội nguồn dân tộc. Người thường nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta phải phát huy truyền thống con
cháu Lạc Hồng, giữ gìn giang sơn gấm vóc, phấn đấu đưa nước ta sánh ngang với các cường quốc năm
châu!