Tiểu luận về thị trường cà phê

Tiểu luận cung cầu thị trường cà phê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (841.2 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

TIỂU LUẬN

TỔNG QUAN CUNG  CẦU CÀ PHÊ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN NĂM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY

GVHD: ThS. TRƯƠNG BÍCH PHƯƠNG
Lớp: K56F
Nhóm: 15
1



TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2
TP. HỒ CHÍ MINH

---------Nhóm 15
STT

Họ và tên

MSSV

1

Phan Bá Ngọc Châu


1701015066

2

Trần Thị Thanh Nga

1701015507

3

Phạm Lê Bảo Ngọc

1701015540

4

Nguyễn Ngọc Diễm
Quỳnh

2


1701015712


3



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Phần 1. Lý luận ........................................................................................ .
1.1 Cầu ........................................................................................................... 7
1.1.1Kháiniệm7
1.1.2 Luật cầu............................................................................................................7
1.1.3 Hàm cầu ..........................................................................................................8
1.1.4 Đồ thị đường cầu ............................................................................................8
1.1.5Cầucánhânvàcầuthịtrường..8
1.1.6Cácyếutốtácđộngđếncầu..8
1.1.7Sựdichuyểnvàsựdịchchuyểncủađườngcầu..9
1.1.8Độcodãncủacầutheogiá.....10

1.2Cung.11
1.2.1Kháiniệm11
1.2.2Luậtcung11
1.2.3Hàmcung..11
1.2.4Đồthịđườngcung..12
1.2.5Cungcủahãngvàcungthịtrường12
1.2.6Cácyếutốtácđộngđếncung.12
1.2.7Sựdichuyểnvàdịchchuyểnđườngcung..13
1.2.8Độcodãncủacungtheogiá13

4





Phần 2. Thực trạng ................................................................................. 15

2.1.

Phân tích cung cầu và giá cả thị trường cà phê nước ta giai đoạn 2010

đến nay. ...........................................................................................16
2.1.1 Diện tích cà phê nước ta hiện nay.. ............................................................16
2.1.2 Sản lượng cà phê........................................................................................18
2.1.3 Những nét chính về tình hình tiêu thụ cà phê Việt Nam ............................22
2.1.4 Tổng quan giá ............................................................................................22
2.1.5 Tình hình xuất khẩu cà phê nước ta những năm gần đây..........................23

2.2. Giải pháp ............................................................................................. 28

Phần 3. Kết luận....31
References ................................................................................................ 32

5



LỜI NÓI ĐẦU
Ngành cà phê chiếm một vai trò rất lớn trong nền nông nghiệp hàng hóa, là
sản phẩm đứng thứ 5 về giá trị tiêu thụ của thị trường thế giới với mức khoảng 70,68
tỷ đô la (2011). Tại Việt Nam, cà phê cũng là một trong những ngành có súc hấp dẫn
cao. Tận dụng lợi thế khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm, vùng đất badan rộng lớn, ngành cà phê ngày càng được phát triển và trở thành mặt hàng nông
sản có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai sau lúa gạo. Thực tế cho thấy, trong xu thế hội
nhập toàn cầu, xuất khẩu cà phê không chỉ là kênh huy động máy móc phục vụ hiện
đại hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ
thương mại quốc tế. Tuy nhiên để ngành cà phê thực sự trở thành sức mạnh của kinh
tế Việt Nam thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, từ sự tác

động của nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội, cho đến sự tác động của thị trường
thế giới.
Với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về cung  cầu cà phê trong
nước và trên thế giới, nhóm em xin đươc đưa ra dề tài nghiên cứu của nhóm mình:
Phân tích cung  cầu cà phê tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến
nay
Do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài làm của nhóm em không
tránh khỏi được những thiếu sót. Kính mong thầy cô quan tâm, chỉ bảo để bài làm
của nhóm thêm hoàn thiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

6



PHẦN I. LÝ LUẬN
I. Cầu (DEMAND):
1. Cầu:
- Khái niệm cầu (D): phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn
mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định
và giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi.

- Phân biệt cầu và lượng cầu:
+ Lượng cầu (

) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong

muốn có và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định
và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi.
+ Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác nhau.

2. Luật cầu:
- Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng
lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại.
- Giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch: P tăng thì
thì

tăng.

3. Hàm cầu:
7


giảm hoặc P giảm




- Dạng phương trình tuyến tính:
- Hoặc:



0,

0,

0

0


4. Đồ thị đường cầu:

5. Cầu cá nhân và cầu thị trường:
- Cầu của từng người tiêu dung đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó là
cầu cá nhân.
- Cầu thị trường về một hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá nhân của
hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
6. Các yếu tố tác động đến cầu:
Cầu thay đổi:

8



+ Cầu tăng: lượng cầu tăng lên tại mọi
mức giá.
+ Cầu giảm: lượng cầu giảm đi tại mọi
mức giá.

- Số lượng người mua.
- Thị hiếu, sở thích.
- Thu nhập.
- Giá cả của hàng hóa có liên quan.
- Các chính sách của chính phủ.
- Kỳ vọng về thu nhập.
- Kỳ vọng về giá cả.
- Các yếu tố khác.
7. Sự di chuyển và sự dịch chuyển đường cầu:
- Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cầu:
+ Sự thay đổi vị trí của các điểm khác nhau trên cùng một đường cầu.

+ Do giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi.
9



- Sự dịch chuyển đường cầu:
+ Đường cầu thay đổi sang một vị trí mới (sang phải hoặc sang trái).
+ Do các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi.
:

8. Độ co dãn của cầu theo giá
- Khái niệm:

+ Là hệ số giữa phần tram thay đổi trong lượng cầu của một mặt hàng với phần
trăm thay đổi trong giá của một mặt hàng đó (giả định tất cả các yếu tố khác không
đổi)
+ Nó đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự biến động về giá cả.
+ Nó cho biết khi giá của hàng hóa tang 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm
bao nhiêu % và ngược lại.
- Công thức tính:
%

+ Công thức tổng quát:
+ Độ co giãn điểm:



:

%

%



%






.

.

+ Độ co giãn không có đơn vị tính và luôn là một số không dương.
%

+ Độ co giãn khoảng:



%

:



.


- Các trường hợp độ co dãn:
+|
+0

|
|

1 khi |% |
|

|% |

1 khi |% |

Cầu co dãn

|% |

Cầu kém co dãn
10



+|

|

+
+


1 khi |% |

|% |

Cầu co dãn đơn vị

0 => Cầu không co dãn
=> Cầu hoàn toàn co dãn

II. Cung (SUPPLY):
1. Cung:
- Khái niệm cung (S): phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong
muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định
(giả định rằng các yếu tố khác không đổi).
- Phân biệt lượng cung và cung:
+ Lượng cung (

) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong

muốn và có khả năng bán tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định
(giả định rằng các yếu tố khác không đổi).
+ Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức giá khác nhau.
2. Luật cung:
- Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng
lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa đó cũng tăng lên và ngược lại.
- Giữa giá và lượng cung có mối quan hệ cùng chiều.
3. Hàm cung:


- Dạng hàm cầu tuyến tính:

- Hoặc:



0

11


0


4. Đồ thị đường cung:

5. Cung của hãng và cung thị trường:
- Cung thị trường là tổng cung của các hang trên thị trường.
6. Các yếu tố tác động đến cung:
- Cung thay đổi:
+ Cung giảm: lượng cung giảm đi tại
mức giá.
+ Cung tăng: lượng cung tăng lên tại
mọi mức giá.

12



- Số lượng người bán.
- Tiến bộ về công nghệ.
- Giá của các yếu tố đầu vào.

- Chính sách của chính phủ.
- Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất.
- Kỳ vọng về giá cả.
- Yếu tố khác: thiên tai, dịch bệnh.
7. Sự di chuyển và sự dịch chuyển đường cung:
- Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cung:
+ Sự thay đổi vị trí của các điểm khác nhau trên cùng một đường cung.
+ Do giá của bản than hàng hóa đang xét thay đổi.
- Sự dịch chuyển đường cung:
+ Đường cung thay đổi sang một vị trí mới (sang phải hoặc sang trái).
+ Do các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi.
8. Độ co giãn của cung theo giá

:

- Khái niệm:
+ Là tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi trong lượng cung của một mặt hàng với phần trăm
thay đổi trong giá của mặt hàng đó (giả định các yếu tố khác không đổi).
+ Nó cho biết khi giá cả của hàng hóa thay đổi 1% thì lượng cung của hàng hóa đó thay
đổi bao nhiêu %.
13



- Công thức tính:
+ Công thức tổng quát:
+ Độ co giãn điểm:

%




%





.

.

.

+ Độ co giãn không có đơn vị tính và luôn là một số không âm.
+ Độ co giãn khoảng:

%



%

:



.

- Các trường hợp độ co dãn:

+
+0

1 => Cung co dãn
1 => Cung kém co dãn

+

1 => Cung co giãn đơn vị

+

0 => Cung không co dãn

+

=> Cung hoàn toàn co dãn

14



PHẦN II. THỰC TRẠNG
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho hay, diện tích cây cà phê đạt 645
nghìn ha (tăng 50 lần so với năm 1975), góp phần quan trọng tăng sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu cà phê trong những năm qua. Năm 2016, năng suất cà phê Việt Nam cũng đạt
24,5 tạ/ha, cao gấp 3 lần năng suất trung bình cà phê thế giới. Đây là yếu tố quan trọng
tăng khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam. Cũng theo VICOFA, hiện nay, sản
phẩm cà phê Việt Nam XK đến 80 quốc gia trên thế giới, chiếm 14 % thị phần cà phê nhân
XK thế giới, đứng thứ 2 sau Brazil. Các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Đức, Hoa

Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Bỉ và Nga hiện chiếm tới 56% sản lượng xuất khẩu của
Việt Nam. Đáng chú ý, năm 2016, xuất khẩu cà phê đạt trên 1,78 triệu tấn với kim ngạch
đạt trên 3,4 tỉ USD, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp cả
nước. Đặc biệt, ngoài xuất khẩu cà phê nhân theo truyền thống, Việt Nam đã xuất khẩu cà
phê rang xay và hòa tan chế biến sâu đạt trên 300 triệu USD, chiếm trên 10% tổng kim
ngạch xuất khẩu.
Để đạt được những thành quả nói trên, ngành cà phê nước ta cũng gặp vô vàn khó khăn,
thách thức. Bên cạnh những yếu tố thuộc về tự nhiên thì quá trình tự do hóa thương mại
cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của ngành cà phê nói chung và
việc trồng cà phê nói riêng.
Thị trường luôn là yếu tố đòi hỏi sức cạnh tranh nhiều nhất để có thể đứng vững và phát
triển. Mức cung cầu và giá cả là ba yếu tố đặc trưng của thị trường cà phê trong nước cũng
như thế giới. Cung cầu thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sản lượng năng
suất mức tiêu thụ. Những yếu tố kể trên thay đổi do người sản xuất và người sử dụng cà
phê nên thường xuyên thay đổi theo biến động thị trường. Để hiểu thêm về ngành ca phê ở
nước ta, chúng ta xoay quanh 3 vấn đề quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển
của ngành cà phê là: mức cung, cầu và giá cả thị trường cà phê.
15



I. PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CẢ PHÊ NƯỚC TA GIAI
ĐOẠN 2010 ĐẾN NAY:
1.1. Diện tích cà phê nước ta hiện nay:
Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ
tại Hà Nam, Quảng Bình, Kon Tum... Song mãi tới đầu thế kỷ XX trở đi, cây cà phê được
trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An,
sau đó là ở Đắk Lắk và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài nghìn hecta. Sau
cách mạng tháng Tám, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông
trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 ha vào năm 1963 - 1964.

Ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha.
Tại Đắk Lắk có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700 ha và Đồng Nai 1.100 ha. Cà phê trồng
ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất
thường đạt từ 400 - 600 kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Hạn
chế lớn nhất đối với việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh. Sâu đục thân
(Xylotrechus quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix), là hai đối tượng sâu
bệnh hại nguy hiểm nhất. Diện tích trồng cà phê ở miền Nam trước ngày giải phóng chủ
yếu là giống cà phê vối (Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà phê chè được trồng
ở Lâm Đồng. Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha, ở một
số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt năng suất từ 2 - 3 tấn/ha. Tính đến cuối năm
1994, tổng số diện tích cà phê ở nước ta đã có khoảng 150.000 ha và sản lượng vụ năm
1993/1994 đã đạt trên 150.000 tấn. Vụ cà phê năm 1994/1995 ước đạt 180.000 tấn. Năng
suất bình quân trên diện tích cà phê kinh doanh đã đạt trên 1,2 tấn/ha, nhiều nông trường
có quy mô từ 400 - 1500 ha đã đạt năng suất bình quân từ 2,5 - 3 tấn/ha. nhiều vùng liền
khoảnh rộng tới vài trăm hecta, nhiều chủ hộ nhận khoán, nhiều vườn cà phê tư nhân đã
đạt được năng suất từ 4 - 6 tấn/ha, cá biệt có một số điển hình đạt từ 8 - 10 tấn/ha. Từ một
vài năm gần đây cây cà phê chè đã được phát triển mở rộng ở một số tỉnh miền núi phía
16



Bắc với tổng diện tích khoảng 7.000 ha bao gồm: Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh
Phú, Lai Châu, Lạng Sơn,.
Tỉnh

Ước tính diện tích gieo Ước tính diện tích gieo Ước tính diện tích gieo
trồng niên vụ 2015/16 trồng niên vụ 2016/17 trồng niên vụ 2017/18

Đắk Lắk


209.000

190.000

190.000

Lâm Đồng

154.000

162.000

162.000

Đắk Nông

126.000

135.000

135.000

Gia Lai

80.000

82.500

82.500


Đồng Nai

21.000

21.000

21.000

Bình Phước

16.000

16.000

16.000

Kontum

14.000

13.500

13.500

Sơn La

12.000

12.000


12.000

15.000

15.000

15.000

Quảng Trị

5.050

5.000

5.000

Điện Biên

4.500

4.500

4.500

Các tỉnh khác

5.700

5.700


5.700

662.250

662.200

662.200

Bà Rịa  Vũng
Tàu

Tổng cộng

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các
công ty xuất khẩu và thương lái địa phương
17



1.2. Sản lượng cà phê
Hiện cà phê Việt đang trải qua những bước chuyển mình tích cực nhằm củng cố vị thế
của Việt Nam trong vai trò là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới trong
vòng vài năm tới. Các chương trình tái canh cây cà phê cùng với mục tiêu thúc đẩy ngành
chế biến và cải thiện chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu sẽ giúp tăng kim ngạch xuất
khẩu cà phê trong trung hạn.
Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng El Nino kéo dài từ tháng 5/2015 đến
tháng 5/2016, lượng mưa ở Việt Nam giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2015 và khô
hạn kéo dài suốt nửa đầu năm 2016. BMI Research dự báo sản lượng cà phê niên vụ 20162017 sẽ giảm 8,5% xuống còn 26,4 triệu bao (trọng lượng 60 kg/bao), mức thấp nhất kể từ
niên vụ 2011-2012. Trong suốt kỳ hạn hán, nhiều bà con nông dân không tái canh cà phê
mà chuyển sang loại cây trồng khác có lợi nhuận cao hơn (đặc biệt là hồ tiêu và hoa quả)

do giá cà phê giảm xuống thấp trước năm 2016.
Thị trường cà phê trong nước biến động giảm trong tháng 8/2017 theo xu hướng của thị
trường thế giới. So với tháng trước, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.000
1.100 đ/kg xuống còn 44.000  44.700 đ/kg. Các đại lý và các nhà xuất khẩu Việt Nam
hiện vẫn giữ cà phê lại chờ giá cao hơn nữa mới xuất bán.
- Niên vụ 2016-2017:
Theo nhiều thương lái địa phương, những trận mưa kéo dài hơn bình thường vào tháng
10 và 11 năm 2016 đã làm trì hoãn việc thu hoạch cà phê niên vụ 2016-2017. Thời gian
thu hoạch cà phê thông thường diễn ra từ cuối tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Những cơn
mưa muộn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12/2016 không chỉ làm trì hoãn quy trình thu
hoạch, sấy khô mà gây những tác động vật lý lên cây cà phê; từ đó làm giảm chất lượng
hạt cà phê.
18



Do tác động tiêu cực từ những cơn mưa muộn, các chuyên gia đã hạ sản lượng cà phê
niên vụ 2016-2017 của Việt Nam từ mức 26,7 triệu bao xuống mức 26 triệu bao, giảm
khoảng 2,6% so với con số mà Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố trước đó.
- Niên vụ 2017-2018:
Tính đến tháng 4/2017, lượng mưa trái mùa ở mức ổn định đã giúp việc trồng trọt và sản
xuất cà phê có nhiều thuận lợi. Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2017-2018 được
kỳ vọng sẽ phục hồi và có mức tăng khoảng 10% so với niên vụ 2016/17.
BMI Research dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2017-2018 sẽ phục hồi mạnh mẽ, tăng
khoảng 8,5% lên mức 28,6 triệu bao do thời tiết thuận lợi trong vài tháng trở lại đây.
- Sản lượng cà phê theo niên vụ:
Niên vụ 2015-

Ước tính niên vụ


Dự báo niên vụ

2016

2016-2017

2017-2018

Thời điểm bắt đầu niên vụ

10/2015

10/2016

10/2017

Sản lượng (nghìn bao)

28.930

26.000

28.600

2,62

2,36

2,59


Năng suất (tấn/ha)

Nguồn: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ

Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước của Bộ NN & PTNT, mùa mưa tại khu vực Tây
Nguyên năm nay đến sớm hơn và cũng sẽ kết thúc sớm hơn so với dự kiến. Ngoài ra, hiện
tượng El Nino với mức độ nhẹ có thể sẽ quay trở lại vào nửa cuối của năm 2017. Nếu tình
trạng này xảy ra, chất lượng hạt cà phê của vụ mới có thể bị ảnh hưởng.
Trong những năm gần đây, Việt Nam trải qua giai đoạn chuyển đổi nhằm trở thành nước
sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đen hàng đầu thế giới. Do hồ tiêu mang đến nhiều lợi nhuận
19



hơn nên rất nhiều nông dân đã chuyển đổi một phần diện tích trồng cà phê sang trồng hồ
tiêu đen.
Tuy nhiên, tình hình đang bắt đầu có sự thay đổi do giá hồ tiêu đen giảm mạnh trong
năm 2016 khiến nông dân ngừng việc chuyển đổi gieo trồng cà phê sang gieo trồng hồ tiêu
đen. Nhìn chung, ngành công nghiệp hồ tiêu đen của Việt Nam đang phải đối mặt với
những thử thách lớn về giá cả, chất lượng và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó,
nông dân nhận thấy rằng việc gieo trồng cây hồ tiêu đen thay thế cây cà phê mang lại mức
lợi nhuận thấp và đáng thất vọng. Đây là những dấu hiệu khởi sắc đối với việc sản xuất cà
phê trong tương lai.
Tuy nhiên, do thời tiết mưa kéo dài trong thời gian ra hoa và thu hoạch cây cà phê tại
Đắk Lắk và Lâm Đồng nên sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2009/2010 sẽ giảm xuống
còn 17,7 triệu bao (tương đương, giảm 3% so với niên vụ trước). Việc cây cà phê ra hoa
muộn và không đồng đều cũng là nguyên nhân khiến việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn,
nhất là khi hạt cà phê đã chín và còn xanh cùng mọc trên cùng một cây. Điều kiện thời tiết
không thuận lợi cũng làm cho chất lượng và kích thước hạt cà phê không được đồng đều.
Ngoài ra, thiếu nhân lực cũng khiến cho chi phí thuê nhân công thu hoạch cao hơn so với

niên vụ trước. Mưa xối xả tại một số vùng trong thời gian thu hoạch cũng khiến người nông
dân gặp nhiều khó khăn trong việc sấy khô cà phê. Sản lượng trung bình niên vụ 2009/2010
dự báo khoảng 2,09 mét tấn/ha, thấp hơn 3% so với niên vụ trước. Đầu năm 2010, bất chấp
những dự báo khá lạc quan về kinh tế toàn cầu cũng như tình hình tiêu thụ và dự trữ cà phê
thế giới, viễn cảnh về một năm khởi sắc trở lại của cà phê Việt Nam dường như vẫn không
mấy sáng sủa. Tính cả ba tháng đầu năm, giá và lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã
giảm xuống mức thấp nhất so với cùng kỳ ba năm trở lại đây.
Thêm vào đó, nếu giá vật tư đầu vào tiếp tục tăng cao trong khi giá bán cà phê ở mức
thấp như năm 2009, nông dân sẽ giảm lượng phân bón, số lần tưới nước, không trồng mới
20



thay thế cà phê già cỗi Trước khi kết thúc năm 2009, ngành cà phê Việt Nam đã rất lạc
quan tin tưởng sang năm 2010, xuất khẩu cà phê sẽ nhanh chóng hồi phục bởi lượng cung
trên thị trường thế giới giảm trong khi cầu tăng. Song, diễn biến tiêu thụ cà phê những
tháng đầu niên vụ 2010 đang đi ngược lại dự báo.
Bấy lâu, nông dân Việt Nam luôn rơi vào vòng luẩn quẩn được mùa rớt giá, nhưng với
ngành cà phê thời gian này, nghịch lý đã xảy ra, sản lượng giảm, song giá lại tụt giảm thê
thảm. Theo Bộ NN&PTNT, lượng cà phê còn tồn trong cả nước tính đến thời điểm này
khoảng 600.000 tấn. Sau hơn 3 tháng chờ giá, nông dân đã bắt đầu bán tháo do áp lực nợ
vay, do cần vốn đầu tư cho vụ mới. Theo tính toán, nông dân phải bán được giá 25 triệu
đồng/tấn thì mới có lãi, nhưng hiện các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu chỉ có thể mua với
giá 22,5 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê ở Đắk Lắk hiện đang lấp lửng ở mức dưới 23 triệu đồng/tấn, thấp nhất trong
nhiều năm qua. Ông Trần Tấn Đạt, một người trồng cà phê ở tổ dân phố 9, phường Ea Tam,
thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, ông vừa bán 1 tấn cà phê nhân, thu được hơn 20 triệu
đồng, gần như hòa vốn. Công 2 vợ chồng, chăm sóc 4 sào vườn trong suốt cả năm coi như
bằng không. Biết giá thấp, nhưng kinh tế gia đình eo hẹp, ông Đạt vẫn phải bán để lấy tiền
đầu tư phân bón, nước tưới, vì lúc này các đại lý cà phê, đại lý phân bón, không còn tạm

ứng cho người dân như những niên vụ trước.
Không chỉ rơi vào tình trạng suy thoái giá, Đắk Lắk-vùng sản xuất cà phê lớn nhất cả
nước đang trong tình trạng suy giảm về sản lượng và chất lượng. Liên tiếp 3 vụ cà phê gần
đây, nhiều vùng cà phê chủ lực của tỉnh chỉ đạt 60-80% sản lượng so với trung bình nhiều
năm. Ngược lại, tỷ lệ hạt nhỏ, hạt kém chất lượng lại tăng hơn 20%. Một trong những
nguyên nhân của tình trạng này là người trồng phải bán cà phê vào thời điểm giá thấp nên
không đủ kinh phí để tái đầu tư, chăm bón.

21



1.3. Những nét chính về tình hình tiêu thụ cà phê Việt Nam:
Sản lượng tiêu thụ cà phê rang xay của Việt Nam trong niên vụ 2016/17 ướt đạt 2,5 triệu
bao và sẽ tăng nhẹ lên khoảng 2,55 triệu bao trong niên vụ 2017/18 do sự phát triển nhanh
chóng của các cửa hàng cà phê. Các thực khách sử dụng cà phê tại Việt Nam thích cà phê
rang xay do chúng vẫn giữ nguyên được hạt và hương vị nguyên chất. Thị trường cà phê
nội địa tiếp tục nóng lên với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu cà phê nước ngoài
nổi tiếng như Dunkin Donuts, Coffee Beans & Tea Leaves, Gloria Jeans, My Life Coffee,
McCafe và PJs với một số chuỗi cà phê Hàn Quốc như Coffee Bene và The Coffee House.
Năm 2010 qua đi để lại nhiều dấu ấn quan trọng trên thị trường cà phê toàn cầu: Giá cà
phê arabica tăng 77%; Giá cà phê robusta tăng 57%; Giá cà phê trong nước tăng 56,5%;
Nguồn cung cà phê arabica eo hẹp. Dự báo năm 2011, giá cà phê arabica tiếp tục tăng do
cung khan hiếm, cà phê robusta sẽ tăng theo xu hướng thị trường arabica.

1.4. Tổng quan giá:

.

Năm tháng đầu năm, thị trường cà phê arabica có nhiều biến động nhưng mức độ không

lớn, với các yếu tố hỗ trợ cơ bản là đồng đô la Mỹ và thông tin cung yếu từ Trung Mỹ và
Côlômbia do thời tiết xấu. Thời gian này, cà phê vật chất thực sự lên ngôi khi giá các loại
cà phê sạch chất lượng cao giao tiền mặt đạt tới cộng 80 xu/lb so với giá giao kỳ hạn thứ
hai tại New York, tăng gần gấp đôi so với hồi tháng 11/2009 (100 xu = 1 đô la, 1 lb = 0,454
kg).
Thị trường cà phê robussta giai đoạn này biến động mạnh hơn khi giá giảm sâu do nhu
cầu thấp. Giá cà phê giao sau tại Luân Đôn đã chạm đáy của 3 năm qua ở 1.201 đô la
Mỹ/tấn hôm 15/3. Thế nhưng thị trường đã hồi phục nhanh chóng nhờ thông tin chính phủ
Việt Nam sẽ mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê của nông dân nhằm hỗ trợ họ trong bối cảnh
giá trên thị trường sụt giảm và nhằm đẩy giá trên thị trường thế giới lên.
22



Kể từ trung tuần tháng 6 đến cuối năm, giá cà phê liên tục tăng và nhu cầu hàng thật vẫn
ở mức cao. Giá arabica giao kỳ hạn gần đã leo lên mức cao nhất rong vòng 13 năm rưỡi ở
2,4175 đô la Mỹ/lb vào ngày 09/11 khi những quan ngại ngày càng tăng về vấn đề nguồn
cung ở Côlômbia và Trung Mỹ. Giá cà phê robusta cũng liên tục tăng kể từ khi có thông
tin về kế hoạch mua tạm trữ cà phê và vụ thu hoạch phải trì hoãn đến 1 tháng do mưa kéo
dài. Giá cà phê robusta đạt đỉnh của năm 2010 ở 2.152 đô la Mỹ/tấn vào ngày 30/12, nhưng
giá đóng cửa cao nhất lại là 2.098 đô la Mỹ/tấn vào ngày 09/11  đây là các mức cao nhất
trong vòng hai năm rưỡi qua.
Kết thúc năm 2010, giá cà phê arabica tăng 77% và đứng ở 2,4050 đô la Mỹ/lb, giá cà
phê robusta tăng 57% và chốt năm ở 2.097 đô la Mỹ/tấn.
Ở thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô và xuất khẩu cũng biến động mạnh trong
năm qua, theo xu hướng của thị trường Luân Đôn. Giá cà phê xuất khẩu chao đảo trong
những tháng đầu năm và rơi xuống đáy của 5 năm là 1.160 đô la Mỹ/tấn vào ngày 16/3.
Giá tuy nhiên đã hồi phục sau đó và chạm mức cao nhất của 28 tháng ở gần 2.000 đô la
Mỹ/tấn, FOB, vào những ngày cuối năm. Giá cà phê nhân xô cũng tăng mạnh và đạt 37,1
triệu đồng/tấn vào cuối năm 2010  cao nhất.

1.5. Tình hình xuất khẩu cà phê nước ta nhưng năm gần đây:
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên
vụ 2014-2015 (tức từ tháng 10/2014 đến cuối tháng 09/2015) sụt giảm đáng kể so với niên
vụ trước. Cụ thể, xuất khẩu cà phê của cả nước niên vụ 2014-2015 đạt 1,269 nghìn tấn,
tương đương 2,648 triệu USD, giảm 23.5% về sản lượng và giảm 21.9% về giá trị.

23



Xuất khẩu cà phê niên vụ 2016-2017 được dự báo là sẽ giảm do sản lượng cà phê trong
nước bị hụt và ngành rang, xay cà phê trong nước phát triển. Trong niên vụ năm nay, thặng
dư sản xuất chỉ đạt 23,6 triệu bao so với 25,6 triệu bao trong vòng 5 năm qua. Xuất khẩu
cà phê sẽ đạt 26 triệu bao.
Theo báo cáo "Kết quả thực hiện kế hoạch tháng 8/2017 ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xuất khẩu cà phê tháng 8 năm
2017 ước đạt 88 nghìn tấn với giá trị đạt 210 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê
8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,02 triệu tấn và 2,33 tỷ USD, giảm 19,9% về khối lượng
nhưng tăng 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 7
tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 15,4% và 13,9%. Các thị trường có giá trị xuất
khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là: Hàn Quốc (70,3%), Bỉ (29,8%),
Hoa Kỳ (20%), Italia (16,7%), Angieri (13,1%) và Đức (10,2%).

24



Top 10 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam
(Số liệu: Tổng Cục Hải quan)


Trong niên vụ 2017-2018, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trở lại do thặng
dư sản xuất có thể phục hồi lên mức 25,5 triệu bao, tăng nhẹ so với mức dự đoán 26,05
triệu bao trước đó. Nguyên nhân chính là do sản lượng hạt cà phê tươi xuất khẩu được dự
báo tăng mạnh trong thời gian tới. Các chuyên gia cũng cho rằng tổng sản lượng cà phê
xuất khẩu của nước ta trong niên vụ 2017/18 sẽ dao động trong khoảng 26,65 triệu bao do
sản lượng cây trồng hạn chế và lượng cà phê dự trữ đang ở mức cao.
- Xuất khẩu hạt cà phê tươi:
Theo các số liệu thương mại, tổng sản lượng xuất khẩu hạt cà phê tươi của Việt nam
trong niên vụ 2016/17 ước đạt 24 triệu bao, tăng 500.000 bao so với dự đoán của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ. Nguyên nhân là do sản lượng xuất khẩu hạt cà phê Robusta tươi được dự
báo sẽ tăng mạnh, tuy nhiên mức tăng này vẫn thấp hơn so với niên vụ 2015/16 2,95 triệu
bao do việc sản lượng cây trồng bị giới hạn. Sản lượng hạt cà phê tươi xuất khẩu trong niên

25