Tiểu luận hóa học và vấn đề môi trường

TIỂU LUẬN HÓA HỌC VỚI MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (166.91 KB, 16 trang )

Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
A. MỞ ĐẦU
Môi trường là một vấn đề khoa học đa ngành, không chỉ phục vụ nghiên cứu
mà còn rất cần thiết cho con người. Chúng ta phải hiểu đầy đủ cơ sở khoa học của
nó, để bảo vệ và xử lý các vấn đề môi trường (ô nhiễm, biến đổi khí hậu,) một
cách khoa học, văn minh. Bởi lẽ trái đất là cái nôi sinh thành và phát triển về mọi
mặt của con người. Hiện nay, sự phát triển về kinh tế kéo theo hậu quả là trái đất
nóng dần lên, ô nhiễm môi trường sống và phá huỷ sinh cảnh tự nhiên. Nguyên
nhân sâu xa và trực tiếp đều do con người. Vì vậy trong những năm gần đây, giáo
dục môi trường được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các
nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững cái nôi
của nhân loại.
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới đang phải đối mặt với một trong những thách
thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. BĐKH đã có những tác
động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con
người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên
Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được
nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của
mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề ra
và thực hiện ráo riết.
Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của
ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng
phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015".
Hóa học là môn khoa học tự nhiên có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã
hội. Đặc biệt, bộ môn hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự
tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối liên hệ phát sinh
giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên,
trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường.
Bởi các lý do trên, tôi chọn đề tài Lồng ghép nội dung giáo dục biến đổi
khí hậu vào giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT.


1
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
B. NỘI DUNG
Chương 1. BIẾN ĐỒI KHÍ HẬU (BĐKH)
1.1 Biến đổi khí hậu là gì.
1.1.1 Khái niệm[1]
Theo khái niệm đưa ra tại Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH
UNFCCC, BĐKH là sự thay đổi trong khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp
của hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu; bên cạnh
sự biến động của khí hậu về mặt tự nhiên, qua các thời kỳ.
Theo khái niệm của một số nhà khoa học khí hậu thì BĐKH trái đất là sự thay
đổi cả hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện
tại và tương lai, bởi nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Nói cách khác, BĐKH là sự thay đổi trạng thái của khí hậu trái đất chúng ta
đang sống, sự thay đổi đó có tính dao động, bất thường, không theo quy luật chung
của khí hậu đã hình thành từ trước; xáo trộn sự ổn định của khí hậu vốn có từ hàng
thập niên (ít nhất là 30 năm hoặc lâu hơn).
1.1.2 Những biểu hiện của BĐKH [4]
- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên.
- Sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng
thấp ven biển, xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ lớn như
bão, mưa lớn, hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về người và tài sản.
1.1.3. Đặc điểm của BĐKH toàn cầu [4]
- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo ngược;
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực có liên
quan đến sự sống và hoạt động của con người;
- Cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường trước;

- Là nguy cơ lớn nhất của con người phải đối mặt với tự nhiên trong lịch sử
phát triển của mình.
1.2Nguyên nhân dẫn đến BĐKH.[1]
2
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
Có hai nguyên nhân chính, đó là do hoạt động tự nhiên của vũ trụ và do hoạt
động của con người tác động khí hậu, làm BĐKH.
1.2.1 Nguyên nhân tự nhiên
Do quá trình động lực của trái đất, trục trái đất tự quay có xu thế giao động
lệch qua lại với độ lệch từ 22
0
-25
0
trong vòng 26.000 năm. Theo GavinSchmidt
(Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA), cách đây 8000 năm, trục trái
đất nghiêng 24,1
0
, nay là 27,5
0
.
Mặt khác, những trận động đất lớn trên thế giới, băng tan đã làm thay đổi sự
phân bố trọng lượng cân bằng trái đất, từ đó làm lệch trục trái đất. Theo các nhà
nghiên cứu hàng không vũ trụ NASA, trận động đất ở Nhật ngày 11/4/2011 đã
làm trục trái đất lệch 17cm, làm thời gian ban ngày của trái đất ngắn lại 1/triệu
giây
Chính những thay đổi về độ nghiêng trục trái đất làm làm cho phần diện tích
bề mặt trái đất phơi ra nhận bức xạ mặt trời khác nhau và sự tiến động của quỹ đạo
trái đất (tuế sai) có xu thế dịch dần về phía Nam (do lực hấp dẫn của các hành tinh
trong hệ mặt trời) đã làm biến đổi khí hậu toàn cầu
Ngoài ra, bụi vũ trụ hàng năm theo tính toán của các nhà khoa học thì có đến

40000 tấn vật chất và bụi vũ trụ rơi vào trái đất chúng ta, đó cũng là nguyên nhân
làm cho biến đổi khí hậu.
1.2.2 Nguyên nhân do con người
Nhiều nhà nghiên cứu khí hậu đều cho rằng: trong 50 năm cuối thế kỉ XX,
nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên rõ rệt và tiếp tục tăng vào đầu thế kỉ XXI. Theo tính
toán của các nhà khoa học, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm 2003 đã tăng
lên 0,46
0
C so với trung bình giai đoạn 1971-2000. Trong đó, nguyên nhân tác động
trực tiếp và ảnh hưởng lớn làm nhiệt độ trái đất tăng là hoạt động kinh tế xã hội
của con người.
Kinh tế xã hội trên thế giới ngày một phát triển, nhất là thế kỉ thứ XIX, XX với
nền công nghiệp sản xuất chủ yếu là công nghiệp có khói phát triển mạnh; giao
thông vận tải phát triển ngày càng tăng; sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch
( than đá, xăng dầu) làm phát thải ngày càng nhiều khí nhà kính (nhất là CO
2
) vào
3
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
bầu khí quyển, dẫn đến hiệu ứng nhà kính,là một trong những nguyên nhân chủ
yếu làm BĐKH.
1.3Thực trạng BĐKH toàn cầu và ở Việt Nam.[1]
1.3.1 Thực trạng BĐKH toàn cầu
Lịch sử BĐKH trái đất trước đây chủ yếu là do nguyên nhân tự nhiên và với
thời gian rất dài mới thay đổi. Nhưng những thế kỉ gần đây, khi hoạt động kinh tế
xã hội của con người phát triển mạnh mẽ và nhất là những thập niên cuối thể kỉ
XX. Những số liệu có được cho thấy xu thế từ cuối thế kỉ XXI đến nay, nhiệt độ
trung bình toàn cầu tăng lên đáng kể. Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thế kỉ XX
đã tăng lên 0,74
0

C; trên đất liền tăng nhiều hơn trên biển. Thập kỉ 1990 là thập kỉ
nóng nhất trong thiên niên kỉ vừa qua. Nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất đã tăng
rõ rệt trong thời kì 1920-1940, giảm dần trong khoảng giữa những năm 1960 và
tăng trở lại từ sau năm 1975, đây là thời kì nhiệt độ cao nhất trong vòng 600 năm
trở lại đây.
Tương ứng với sự tăng của nhiệt độ toàn cầu, mực nước trung bình của đại
dương cũng tăng lên 10-25 cm(trung bình 1-2 mm/năm trong thế kỉ XX) do băng
tan. Từ cuối những năm 1960, phạm vi lớp phủ tuyết giảm khoảng 10%. Độ dày
của lớp băng ở Bắc cực trong thời kì cuối mùa hạ đến đầu mùa thu giảm xuống
khoảng 40% trong vài thập kỉ gần đây. Theo số liệu mới nhất của NASA thì ở Bắc
cự hiện nay chỉ còn 30% diện tích phủ băng.
Nhiệt độ không khí tăng làm cho nhiệt độ bề mặt nước biển tăng, dẫn đến
những thay đổi trong hệ thống hoàn lưu khí quyển và ảnh hưởng rõ nét qua hiện
tượng ENSO. Khoảng 20 năm gần đây, nhười ta đã phát hiện thấy mối quan hệ
giữa các dị thường khí hậu với hiện tượng ENSO làm cho thiên tai (bão, lũ, lụt,
hạn hán, tố, lốc,) và các hiên tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, rét đậm, mưa
lớn, triều cường,) gia tăng.
1.3.2 Thực trạng BĐKH ở Việt Nam
Theo IPCC đánh giá (2007), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh
hưởng nặng nề của BĐKH.
Theo nội dung Chiến lược về BĐKH ban hành kèm theo quyết định số
2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 của Thủ tướng chính phủ:  Ở Việt Nam trong vòng
4
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5-0,7
0
C, mực nước biển đã dâng
khoảng 20 cm. Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ. BĐKH
thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng khốc
liệt. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và các vùng khí hậu phía

bắc tăng nhanh hơn các vùng khí hậu phía Nam. Nhiệt độ trung bình năm của 4
thập kỉ gần đây (1961-2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỉ trước đó (1931-
1960). Trên từng địa diểm, xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm trong 9 thập
kỉ qua (1911-2000) không rõ rệt theo các thời kì và trên các vùng khác nhau, có
giai đoạn tăng lên, có giai đoạn giảm xuống. Lượng mưa giảm ở các vùng khí hậu
phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng
đến Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỉ qua. Tuy nhiên các biểu hiện dị
thường lại xuất hiện. Bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão có
dấu hiệu dịch về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có
đường đi dị thường hơn.
Chỉ tính trong 10 năm gần đây (2001-2010) các loại thiên tai như bão, lũ, lũ
quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm
thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 9500 người, giá
trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm Ảnh hưởng của
BĐKH cũng làm cho hiện tượng ENSO có tính dị thường và phức tạp. Theo thống
kê trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đã gây hạn hán
nghiêm trọng ở các tỉnh Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ; ở Trung Bộ khi có hiện
tượng La Nina thì lũ tăng 1,4 lần và gây hạn hán trong vụ sản xuất đông-xuân.
1.4 Tác động của BĐKH. [4]
- Bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường và có sức tàn phá lớn.
- Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thường gây tổn hại đến sức khỏe
con người, gia súc và mùa màng.
- Tình trạng hoang mạc hóa có xu hướng gia tăng.
- Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp,
các đô thị, các công trình xây dựng giao thông vận tải cũng như nơi cư trú của con
người; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển.
5
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
- Làm tăng độ nhiễm mặn của nguồn nước, làm thay đổi các hệ sinh thái tự
nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp.

- Nhiệt độ tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy
giảm đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm vật
nuôi, cây trồng.
- Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự nhiên
dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật.
- Nhiệt độ tăng dần dẫn đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác, phá hoại mùa
màng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành năng lượng, xây dựng, giao thông vận
tải, công nghiệp, du lịch
6
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
Chương 2. LỒNG GHÉP NỘI DUNG BĐKH VÀO GIẢNG DẠY MÔN
HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
2.1 Vai trò, mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường
(GDMT) vào giảng dạy các môn học ở trường phổ thông. [3]
GDMT sẽ giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác
sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường. Việc GDMT có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng.
Trong đó việc GDMT trong trong trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm
thực hiện chiến lược toàn cầu về bảo vệ Trái Đất - cái nôi của nhân loại , để đảm
bảo cho sự phát triển bền vững.
Ở bất kì quốc gia nào, số lượng thầy giáo, học trò các cấp cũng chiếm tỉ lệ cao.
Lực lượng này góp phần quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của nhiệm vụ GDMT.
Trong nhiệm vụ này, ngành Giáo dục có trách nhiệm là đào tạo ra những thế hệ có
đầy đủ tri thức về lí luận và thực hành GDMT để phục vụ cho xã hội.
Ở các nước trên thế giới, việc GDMT đã được đưa vào trường học từ nhiều
chục năm nay. Ở nước ta, việc đưa nội dung GDMT vào chương trình thông qua
các môn học được thực hiện rầm rộ qua quá trình cải cách giáo dục. Cũng như
nhiều nước trên thế giới, nội dung giáo dục môi trường của nước ta tập trung chủ
yếu vào các môn học có liên quan đến môi trường như: môn Hóa học, sinh học,
Địa lí, Giáo dục công dân, kĩ thật nông nghiệp,.Và với đặc thù của mình, khoa

học Hóa học cũng có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố môi trường
2.2 Thực trạng của việc lồng ghép nội dung giáo dục BĐKH vào giảng dạy ở
nước ta hiện nay.
Ở Việt Nam, kiến thức về GDMT, BĐKH tuy không tổ chức thành môn học cụ
thể nhưng được đưa vào chương trình giáo khoa theo hướng tích hợp, lồng ghép
(dưới ba dạng: tích hợp toàn phần; tích hợp, lồng ghép bộ phận; liên hệ) ở các cấp
học. Ở cấp THPT và THCS được tích hợp trong các môn như Sinh học, Địa lí, Vật
lí, Hóa học, hướng nghiệp, với nội dung và thời lượng khá nhiều.
Ngoài việc tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các
môn học, nhà trường phổ thông còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa dưới hình
thức phong phú như tổ chức thi tìm hiểu về môi trường, thi vẽ tranh, trồng cây
7
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
xanh, lao động dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nhà trường, tổ chức các câu lạc bộ, hội
thảo, dã ngoại, đố vui, hát múa kể chuyện về môi trường,Các tổ chức phi chính
phủ và giáo dục không chính qui đã tiến hành nhiều hoạt đông thiết thực về giáo
dục môi trường cho nhiều cộng động dân cư khác nhau và đã đạt được nhiều kết
quả.
PGS. TS Đặng Văn Phan (ĐH Cửu Long, Vĩnh Long) nhận định, mục tiêu khi
đưa vào chương trình giáo khoa được các nhà khoa học, các nhà sư phạm xác định
khá rõ ngay từ chương trình thí điểm cho đến giảng dạy đại trà. Ngoài mục đích
chính là cung cấp kiến thức tổng quát về những nội dung trên, các nhà giáo còn
hướng đến việc hình thành các kĩ năng, thói quen, các giá trị và hành vi tham gia
bảo vệ môi trường cũng như xây dựng và hình thành thái độ, chính kiến của các
em đối với những vấn đề xảy ra trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, theo Ths. Trần
Thị Huyền (ĐH An Giang), công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong những năm
qua chưa làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc và đầy đủ các kiến thức và có những
kỹ năng để hành động, giúp các em trở thành các công dân có trách nhiệm trong
việc tạo nên một xã hội bền vững. Cùng nhận định như vậy, PGS. TS Đặng Văn
Phan (ĐH Cửu Long, Vĩnh Long) cho rằng, một số nội dung giáo dục môi trường,

biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, triển khai chưa đồng bộ, hệ thống, cập
nhật và mang tính kế thừa giữa các lớp, các cấp học; trong một số trường hợp,
những ví dụ minh họa hay hướng triển khai, phân tích không đúng, gây hoang
mang trong người học hay vấn đề vượt quá khả năng nhận thức của học sinh. Bên
cạnh đó, mỗi môn học được triển khai theo một hướng riêng nên nhiều khi, cùng
một khái niệm nhưng lại được định nghĩa, nhìn nhận theo nhiều hướng khác nhau.
Thời lượng giảng dạy cho các môn (Địa lí, Sinh học, Hướng nghiệp,) được
lồng ghép các đơn vị kiến thức này không nhiều nên khi giảng dạy, giáo viên chỉ
cố gắng đảm bảo đủ chương trình, đủ thời lượng mà chưa chú trọng đến việc phân
tích, mở rộng hay liên hệ nhằm củng cố, khắc sâu hoặc sử dụng các tri thức bản địa
vào thực tế bài học, cuộc sống của học sinh
2.3 Nội dung lồng ghép giáo dục BĐKH trong môn Hóa Học ở trường THPT
[2] [4] [5]
8
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
2.3.1 Các hình thức giáo dục BĐKH thông qua môn hóa học:
Hoạt động giáo dục BĐKH có thể tiến hành thông qua 2 hoạt động chủ yếu:
Giáo dục BĐKH thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà
trường.
Giáo dục BĐKH thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động xã
hội.
Thông qua chương trình giảng dạy môn Hóa học có 3 khả năng để lồng
ghép giáo dục BĐKH:
* Nội dung chủ yếu của bài học hay một số nội dung môn học có sự
trùng hợp với nội dung giáo dục BĐKH. Thí dụ: Oxi, ozon, clo, các oxit của lưu
huỳnh, không khí, nước, nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
* Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có
liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục BĐKH. Thí dụ: phân bón hóa học, hợp
chất của cacbon
* Ở một số nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập được

xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung giáo dục BĐKH.
Đối với môn Hóa học chủ yếu ở dạng này, thí dụ: công nghiệp silicat, sản xuất
HNO
3
, ăn mòn kim loại
Thông qua hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức để tổ chức như: hoạt
động tham quan, hoạt động Câu lạc bộ về giáo dục BĐKH, tổ chức các đêm
diễn: Thời trang về giáo dục BĐKH Tổ chức các hoạt động xã hội như tham
gia các chiến dịch như: Không khí trong sạch, Màu xanh quê em, Tiết kiệm
nước
2.3.2 Các nguyên tắc cơ bản khi lồng ghép giáo dục BĐKH thông qua môn Hóa
học ở trường phổ thông.
Quá trình lồng ghép các kiến thức giáo dục BĐKH cần phải đảm bảo 3
nguyên tắc cơ bản:
Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ
môn thành bài giáo dục BĐKH.
9
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
Khai thác nội dung giáo dục BĐKH có chọn lọc, có tính tập trung vào
những chương mục nhất định.
Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các
kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học
sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
2.3.3 Nội dung lồng ghép giáo dục BĐKH vào các bài cụ thể của chương trình
Hóa học ở trường THPT
Khi dạy học các bài trong chương trình Hóa học phổ thông, giáo viên có thể
lồng ghép nội dung giáo dục về BĐKH cho học sinh thông qua một số bài cụ thể
như sau:
Bài Clo (Hóa 10-NC)
Lồng ghép chất độc với cơ thể người vào phần tính chất hoá học, ảnh hưởng

của clo đối với môi trường khí quyển
Đưa ví dụ về clo gây ô nhiễm môi trường khi nước Đức sử dụng clo trong
chiến tranh.
Hướng dẫn cách xử lí khí clo thoát ra trong phòng thí nghiệm (phần điều chế)
Xử lí nước thải chứa clo trong công nghiệp dệt, công nghiệp giấy.
Bài Hợp chất có oxi của clo  (Hóa 10-NC)
Tác hại của hợp chất có oxi đối với sức khoẻ (lồng vào phần tính chất hoá
học), ảnh hưởng đến nguồn nước khi sử dụng liều lượng không phù hợp (phần ứng
dụng), cách sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hợp lí và hiệu quả (phần ứng dụng)
Phần lồng ghép: trong các axit trên thì HClO và các muối của nó là có nhiều ứng
dụng nhất trong đời sống tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của
người sử dụng như gây tổn thương ống tiêu hoá tuỳ theo mức độ độc, hipoclorit
cung cấp oxi cho quá trình oxi hoá sẽ là nguyên nhân của các bệnh lão hoá, tiểu
đường, sạm nắng, ung thư, parkison
Bài Oxi (Hóa 10-NC)
Vai trò của oxi trong không khí và đối với sức khoẻ con người (lồng vào phần
mở đầud bài giảng). Lợi ích của việc trồng rừng đối với việc hạn chế BĐKH (phần
ứng dụng)
10
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
Bài Ozon và hiđro peroxit (Hóa 10-NC)
Những tính chất quan trọng của ozon có lợi cho môi trường(lồng vào phần tính
chất hoá học). sự suy giảm tầng ozon, sự lên tiếng của toàn thế giới về lỗ thủng
tẩng zon và giải pháp( phần trạng thái tự nhiên và ứng dụng)
Năm 1996 quy định thế giới không được sử dụng CFC nhưng lỗ thủng tầng
ozon vẫn tăng và chưa thể phục hồi khi mà một phân tử clo có thể phá huỷ hàng
ngàn phân tử ozon
Tầng ozon bị phá huỷ sẽ không ngăn được tia cực tím, nó sẽ chiếu trực tiếp
xuống trái đất gây bệnh cho sinh vật làm cho người mắc bệnh về mắt và da.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự CO

2
,
CFC, CH
4
, O
3
, NO
2
Nồng độ O
3
trong khí quyển tăng lên 2 lần thì nhiệt độ mặt đất
tăng thêm 1
0
C.
Bài Hợp chất có oxi của lưu huỳnh (Hóa 10-NC)
GV cung cấp cho HS một số thông tin về mưa axit và những ảnh hưởng của
mưa axit gây ra cho các công trình công cộng, tài nguyên môi trường, ảnh hưởng
đến nguồn nước, và ảnh hưởng trực tiếp đến con người như mắt, da
Giới thiệu các nguồn phát sinh SO
2
: khí thải sinh hoạt, đốt than, dầu, khí đốt,
đốt quặng sắt, luyện gang, công nghiệp sản xuất hoá chất
SO
2
dùng tẩy trắng một số sản phẩm trong công nghiệp chế biến thực phẩm:
đường mía, hoa quả sấy khô lượng dư SO
2
có thể gây độc cho cơ thể.
Lưu ý cho HS: mưa axit là một mối nguy hại lớn cho môi trường sống của con
người, nên hạn chế lượng khí thải bằng cách hạn chế di chuyển bằng phương tiện

cá nhân, xử lí tốt khí thải nhà máy, cần kiểm soát lượng dư SO
2
trong thực phẩm.
Bài Phân bón hóa học (Hóa 11-NC)
Phân bón hóa học có tác dụng hai mặt, nếu sử dụng quá mức qui định hoặc
không đúng cách nó sẽ gây hại cho sức khỏe con người. Bên cạnh những lợi ích
bảo vệ cây trồng, hầu hết các loại phân bón hóa học đều có tính độc ảnh hưởng đến
môi trường đất, môi trường nước gây mất cân bằng sinh thái.
Khi bón một số phân hóa học chứa hợp chất nitrat xuống đồng ruộng, nước
mưa làm trôi các chất nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong
11
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều oxi trong nước,
hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được.
Ngoài ra dư lượng nitrat trong rau hoặc các thực phẩm có thể gây ra việc chuyển
hóa hemoglobin trong máu thành methemoglobin, sự chuyển hóa này xảy ra mạnh
và nhiều hơn ở người trẻ, gây nên bệnh và chết người.
Bài Hợp chất của cacbon (Hóa 11-NC)
CO
2
nhiều có lẫn trong không khí gây ô nhiễm môi trường, là một trong các
khí gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ozon và tồn tại lâu dài nhất trong khí
quyển.
Yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm về các nguồn tạo khí CO
2
qua các hoạt động
sinh hoạt hàng ngày? (khí thải nhà mày luyện kim, khí thải ôtô, xe máy, động cơ,
nung vôi, )
Giáo viên có thể bổ sung một số thông tin sau cho học sinh: Trong bầu khí
quyển bao quanh trái đất ngoài O

2
, N
2
, còn có CO
2
, hơi nước. Giống như một nhà
kính khổng lồ, nó cho những bức xạ (chủ yếu là những tia hồng ngoại) xuyên qua.
Những tia này sưởi ấm trái đất. Một phần chúng phản xạ nhưng không thoát ra
ngoài vũ trụ được là do khí CO
2
có khả năng hấp thụ chúng. Ban đêm, các tia này
sưởi ấm trái đất làm cho nhiệt độ trái đất lúc nào cũng khoảng 10
o
C, nếu không sẽ
là -18
o
C, nước sẽ đóng băng, không có sự sống trên trái đất. Vậy khả năng giữ
nhiệt, sưởi ấm trái đất của một số khí gọi là hiệu ứng nhà kính. Trong hiệu ứng nhà
kính khí CO
2
đóng vai trò quan trọng, nồng độ của nó là 275 ppm. Hiện nay hoạt
động của con người trên trái đất làm tăng nồng độ CO
2
lên 355ppm làm cho tia
hồng ngoại không phóng vào vũ trụ nữa mà quay trở lại địa cầu khiến cho khí hậu
trái đất ấm lên, có nguy cơ làm băng tan, mực nước biển sẽ dâng cao. Sự tăng này
đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho trái đất, làm cho trái đất nóng lên. Khi nhiệt độ
tăng, gây nóng bức, ảnh hưởng đến môi sinh, phát sinh nhiều bệnh tật.
Bài Ankan (Hóa 11-NC)
Việc sử dụng các nhiên liệu như gas, xăng, dầu, có chứa hiđrocacbon,

khi đốt cháy thải ra môi trường một lượng đáng kể khí CO
2
ảnh hưởng đến ô
nhiễm môi trường và BĐKH.
12
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
GV có thể yêu cầu HS đưa ra các giải pháp để giảm thiểu việc đốt cháy nhiên
liệu có chứa hiđrocacbon, góp phần bảo vệ môi trường. Sau đây là một số gợi ý:
* Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên
liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO
2
lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên,
dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
* Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy.
Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ
được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường.
Bài Nhôm (Hóa 12-NC)
Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình
tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà
kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm. Trên đất có quặng bôxit
không thể trồng được gì vì bản thân dưới đó là tầng quặng dày 10m mà không loại
cây gì có thể sống được. Hơn nữa việc khai thác quặng như thế có nguy cơ làm
thay đổi môi trường sinh thái, khâu khai thác lộ thiên này là một trong những công
nghệ tàn phá môi trường mạnh nhất, đặc biệt là thảm động thực vật và gây xói
mòn.
Bài Hợp kim của Sắt (Hóa 12-NC)
Khí thải trong quá trình luyện gang thép thường có khí CO, CO
2
, SO
2

H
2
S,
bụi làm ô nhiễm môi trường.
Chất thải rắn không được qui hoạch hợp lý sẽ làm suy thoái môi trường đất,
nước.
Chất thải lỏng khi thải trực tiếp vào nguồn nước sẽ làm tăng nồng độ kim loại
ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
13
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
C. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Thông qua bài tiểu luận, tôi đã tìm hiểu được một số vấn đề sau:
- Những kiến thức cơ bản về môi trường, BĐKH và những tác hại của
BĐKH đến đời sống tự nhiên và con người.
- Thực trạng của BĐKH toàn cầu và ở Việt Nam hiện nay.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lồng ghép nội dung giáo dục BĐKH vào
chương trình giảng dạy ở phổ thông nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng.
- Trình bày một số nội dung có thể lồng ghép giáo dục BĐKH vào giảng dạy
các bài cụ thể trong chương trình Hóa học THPT.
KIẾN NGHỊ
Trong quá trình giảng dạy cho học, bên cạnh những kiến thức khoa học cơ bản,
giáo viên còn cần phải trang bị cho các em những tri thức thực tiễn, mang tính thời
đại. Để tổ chức thực hiện giáo viên phải sử dụng nhiều phương tiện: thuyết trình,
bằng hình ảnh, đoạn phim, phải luôn tìm hiểu, cập nhật những thông tin mới
nhất về môi trường và BĐKH để bài giảng thêm phong phú, sinh động, phù hợp
với thực tiễn.
Giáo dục về môi trường và BĐKH là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan
trọng và khẩn cấp. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho học
sinh không phải là một sớm, một chiều, do đó giáo viên cần kiên trì phối hợp với

các chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng của nhà nước ta. Hơn nữa, đây
không chỉ là công việc của các giáo viên giảng dạy bộ môn Hoá học mà là công
việc chung của toàn thể những người làm công tác giảng dạy ở tất cả các bậc học,
cấp học. Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ để việc GDMT có hiệu quả hơn, góp
phần cải thiện môi trường sống của nhân loại.
14
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Văn Cơ (chủ biên, 2013), Nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức trách
nhiệm của cộng đồng về BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế, NXB Thuận Hóa.
[2] Trần Thị Hạnh (2013), Khai thác yếu tố giáo dục môi trường thông qua bài
giảng Hóa học 10 cho học sinh THPT, Sáng kiến kinh nghiệm, trường THPT
Nguyễn Xuân Nguyên, Thanh Hóa.
[3] Võ Văn Tân (2008), Giáo trình Hóa học và môi trường, NXB Đại học Huế.
[4] Vũ Anh Tuấn (chủ biên, 2012), giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong
môn Hóa học cấp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[5] Sách giáo khoa, sách giáo viên Hóa học 10, 11, 12, NXB Giáo dục và đào tạo.
15
Tiểu luận Học viên: Lê Thị Huyền
MỤC LỤC
16