Tiết chế được lòng tham cuộc sống mới cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản

Con người không ai có thể vỗ ngực tự hào “tôi không có chút tham lam nào”. Trong ba điều huý kỵ “tham – sân – si”, chữ “tham” được đặt ở vị trí đầu tiên.

Ai trong chúng ta cũng có những tham vọng cho riêng mình, vấn đề là tham vọng đó tích cực hay tiêu cực mà thôi. Có người muốn kiếm thật nhiều tiền, có người khát khao thành công, có người đam mê quyền lực, có người muốn có vốn tri thức hơn người...

Câu hỏi từ trại giam

Cách đây ít hôm, tôi vào trại giam thăm một thân chủ để chuẩn bị cho phiên toà phúc thẩm sắp tới. Giữa cuộc chuyện trò, chị bất ngờ hỏi: “Khi lòng tham trong con người mình bất ngờ xuất hiện, làm sao để chế ngự hả luật sư?” Câu hỏi gọn lỏn mà ám ảnh tôi suốt chặng đường về. Phải chi trước cái ngày thực hiện hành vi tham ô tài sản nhà nước, chị đã có những lúc cật vấn chính mình như thế, tự răn mình đừng tham lam, thì hẳn bây giờ đã không ngồi trong bốn bức tường của trại giam.

Nhưng chị vẫn còn may mắn vì đời vẫn bao dung, vẫn cho chị cơ hội làm lại. Còn một thân chủ khác của tôi thì mãi mãi không còn đường về. Tôi nhớ hoài cái dáng người quỵ xuống trước mắt chủ toạ phiên toà khi nghe tuyên án “Tử hình về tội cướp tài sản và giết người…” Là người bào chữa cho anh, đến giờ tôi vẫn không thể lý giải được, can cớ gì mà một người được ăn học đàng hoàng, được nuôi dạy tử tế, thở bằng không khí sư phạm trong gia đình từ lúc còn bé thơ, vậy mà lại có kết cục đó. Hình ảnh người mẹ run run chìa ra trước toà những bằng cấp con trai bà đạt được trong hơn 34 năm làm người, cả cái danh hiệu nhà giáo ưu tú của chồng bà, tuy không thể giảm án nhưng kịp lúc làm con trai bật khóc trong từng câu chữ của lời nói cuối cùng: “Tôi mong quý toà cho tôi cơ hội làm lại cuộc đời. Tôi đã bị đồng tiền làm mờ mắt, không còn đủ lý trí nhận biết điều gì…” Chỉ tiếc sự tỉnh thức đó quá muộn màng.

Biết dừng là biết sống

Khi kinh tế phát triển, người trẻ không chỉ muốn có cuộc sống no ấm nữa mà họ muốn “giàu và đẹp”. Thế nên, rất nhiều người sẵn sàng làm tất cả để có nhà lầu, xe hơi, tiện nghi đầy đủ. Họ sẵn sàng thực hiện những phi vụ làm ăn bất minh, sẵn sàng hy sinh người khác để mưu cầu lợi ích riêng mình. Hơn 20 năm đứng trước toà bào chữa, tôi từng gặp nhiều người là con ngoan, hiếu thảo, từng là những mẫu mực để người khác ngưỡng mộ nhưng rồi chỉ vì lòng tham, họ biến mình thành người khác hẳn: mưu mô, gian xảo và tìm mọi cách để đoạt được điều mình muốn dù phải dẫm đạp lên người khác. Họ đánh mất lòng nhân, sự trắc ẩn bởi sức mạnh đồng tiền. Tàn nhẫn và lạnh lùng.

Sinh ra không ai không có lòng tham. Đứa trẻ biết được đâu là mẹ của mình để níu chặt vòng tay, không san sẻ cho những đứa trẻ bên cạnh. Rồi khi lớn lên vì lòng tham, sự ích kỷ của bản thân mà người ta trở thành kẻ thù của nhau, sẵn sàng dùng thủ đoạn để có được thứ mà mình muốn. Khi chưa có gì, chúng ta mong mỏi mình có cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn, lúc ấy sẽ mãn nguyện. Nhưng đến khi có được sự ổn định đó, ta lại muốn giàu có hơn, sung túc hơn nữa. Cứ thế, lòng tham lớn dần với những nhu cầu vô hạn. Chúng ta ngày càng có nhiều ham muốn, nhưng điều không may là bản năng của chúng ta không phân biệt được đâu là ham muốn tích cực hay tiêu cực. Chạy đua với thời gian để kiếm tiền, nhưng mấy ai nghĩ xem mình có cần thiết phải kiếm nhiều tiền như vậy không? Dùng mọi thủ đoạn, toan tính để có được những thứ phi pháp, mấy ai nghĩ cái giá mà mình phải trả sau đó là gì? Tiền đâu thể mua được sự tử tế làm người.

Lòng tham là một trong những bản năng của con người. Nếu như có những ham muốn thúc đẩy chúng ta sống vươn lên, thì cũng có những ham muốn tiêu cực là nguyên nhân của hầu hết những đau khổ trong cuộc đời. Nhiều khi chúng ta có thể nhận thức được ham muốn nào cần phải từ bỏ, nhưng lại không đủ sức mạnh, ý chí để từ bỏ nó. Bác sĩ khuyên bệnh nhân đừng hút thuốc, nhưng chính họ không sao từ bỏ được ham muốn này. Người nghiện rượu, mê cờ bạc... càng khó bỏ hơn nữa. Điều này cho thấy, tự thắng được những ham muốn của chính mình không phải dễ. Nhưng chỉ có chế ngự được những ham muốn thì mới có thể hé mở được cánh cửa bước vào một cuộc sống hạnh phúc. Ngay từ lúc con còn nhỏ, các gia đình cần giáo dưỡng con cái để bản thân trẻ hình thành thói quen tự tìm kiếm những gì mình muốn có chứ không nhen nhóm ý định đánh cắp của người khác. Một khi lòng tham không được tiết chế, nó sẽ nảy sinh rất nhiều điều xấu xa trong bản thân mỗi người.

Đừng sống một cuộc đời bất chấp pháp luật và luân thường đạo lý. Hãy làm giàu một cách chính đáng, hãy leo lên vị trí mong muốn bằng chính khả năng thực sự của mình. Dù chúng ta có làm gì, bí mật đến nhường nào, rồi cũng có lúc sự thật được phơi bày ra ánh sáng. Từng người phải luôn luôn đối diện với chính mình, luôn luôn tỉnh thức để không bị ngũ dục – tài, sắc, danh, thực, thuỳ lôi cuốn. Đừng đánh mất cuộc đời bởi tham vọng không có điểm dừng. Đừng tham những thứ không thuộc về mình. Hãy sống và hài lòng với cuộc sống hiện tại và không ngừng tìm kiếm những gì tốt đẹp ở tương lai.

Chỉ khi biết tiết chế lòng tham, hoá giải sự cố chấp trong lòng và vơi bớt đi niềm si mê của bản thân, khi đó cuộc sống mới nhẹ nhàng hơn.

Theo Thạc sĩ – luật sư Võ Thị Kim Nga (SGTT.VN)

Thứ bảy, 29/07/2017 22:43

Cái giá của lòng tham

(NTO) Lòng tham của con người là vô hạn, không biết bao nhiêu để được gọi là đủ. Lòng tham được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, lòng tham muốn càng cao thì lại càng khổ nhiều. Nếu con người cứ mãi chạy theo lòng tham thì cuối cùng sẽ mất đi mọi thứ.

Vốn dĩ khi sinh ra không ai có lòng tham, nhưng rồi theo thời gian, lòng tham, sự ích kỷ của con người lại có cơ hội nảy sinh. Có người vì lòng tham mà sẵn sàng trở mặt, dùng bất cứ thủ đoạn nào để có được thứ mà mình muốn. Họ không bao giờ hài lòng với những gì mình có, thường hay so sánh, mơ ước những điều viễn vông mà quên tận hưởng niềm vui hiện tại của mình. Khi chưa có gì, họ mong muốn có cuộc sống tốt hơn, nhưng đến khi có được thì lại muốn giàu có hơn. Cứ thế, lòng tham ngày càng lớn dần với những tham vọng ngày càng cao. Một số người vì bị đồng tiền làm mờ mắt nên không còn đủ lý trí để nhận biết nhân nghĩa, phải trái. Họ nhẫn tâm chà đạp lên mọi mối quan hệ, kể cả tình thân để đạt được mục đích. Có những người từng là người con ngoan, là những người rất chuẩn mực trong xã hội, nhưng rồi chỉ vì một chút lòng tham, họ đã tự đánh mất mình và trở thành người ích kỷ, thực dụng. Từ đó dẫn đến đổ vỡ, xung đột gia đình, tranh quyền đoạt lợi… Cái giá của lòng tham không hề nhỏ, lòng tham có thể đẩy con người sa chân vào con đường tội lỗi. Tất cả đều đem đến một kết cục khổ đau và mang lại kết quả không mấy tốt đẹp cho chính mình, cho người thân và xã hội.

Mỗi người đều có những tham vọng cho riêng mình, quan trọng là tham vọng đó mang tính tích cực hay tiêu cực mà thôi. Có người tham vọng muốn làm ra thật nhiều tiền, có người khao khát thành công, có người say mê quyền lực... Họ quên đi những gìmà mình đã có và đang có,bằng mọi giátìm kiếmthêm mà không cầnquan tâmđến cảm nhận của người khác. Ham muốn tích cực thúc đẩy chúng ta sống vươn lên, ngược lại những ham muốn tiêu cực chính là nguyên nhân của những đau khổ. Có đôi lúc chúng ta vẫn nhận thức được ham muốn nào cần từ bỏ, nhưng ý chí lại không đủ mạnh để gạt bỏ nó. Nếu chúng ta không biết cách kiềm chế lòng tham, những suy nghĩ xấu xa sẽ có cơ hội nảy sinh. Tiết chế được lòng tham thì chúng ta mới có thể hóa giải được sự cố chấp của bản thân, khi đó cuộc sống mới cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản.

Hãy cố gắng làm giàu một cách chính đáng, bằng chính khả năng của mình, những thứ không thuộc về mình thì đừng bao giờ tìm cách chiếm đoạt. Đừng đánh mất cuộc đời bởi tham vọng, không tham cầu quá mức mà bất chấp cả đạo lý làm người. Sống yêu thương,chân thành,không tínhtoán, không vụ lợi,sẵn sàng chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Rồi hạnh phúcsẽ mỉm cười với tôi, với bạn và với tất cả mọi người.

Tiết chế được lòng tham cuộc sống mới cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản
Nguồn ảnh: Facebook

Lòng tham của con người cũng giống như cái túi không có đáy, cái túi không có đáy thì dù có đựng bao nhiêu vàng bạc của quý cũng không thể nào đầy được, và nếu không vứt bỏ những ham muốn vô ích thì đó chính là gánh nặng mà bạn phải mang theo suốt đời.

Lòng tham và ham muốn đồng nghĩa với chất chồng gánh nặng lên tâm trí chúng ta. Nhưng liệu chúng ta có nhận ra được gánh nặng mà chúng ta đang mang trong tâm mình không?

Và nếu chúng ta chẳng nhận ra được gánh nặng đang mang thì liệu chúng ta có biết được cần bỏ xuống điều gì không?. Hay chỉ tiếp tục chất thêm gánh nặng lên cuộc sống của chúng ta, trong khi thời gian thì lại cứ tàn nhẫn “lôi” chúng ta xoành xoạch về với tuổi già, với bệnh tật? Và cứ thế chất chồng, bế tắc?.

Ham muốn của con người là gì?

Có một người lữ hành đến chùa thăm vị thiền sư đang tu hành tại đây, mong thiền sư giải được mối nghi ngờ của mình.

Khi đến chùa người lữ khách hỏi: ‘Thưa thầy, ham muốn của con người là gì?’.

Vị thiền sư liếc nhìn vị lữ khách và nói: “Anh về trước đi, trưa mai quay lại đây và nhớ là không được ăn uống gì”.

Vị khách tuy không hiểu dụng ý của thiền sư nhưng vẫn làm. Ngày hôm sau, anh ta lại đến gặp thiền sư. Vị thiền sư hỏi: “Bây giờ anh có đói và khát không?.

Người khách liếm đôi môi nứt nẻ của mình và đáp lại: “Vâng rất đói, tôi có thể ăn một con bò và uống hết một vũng nước bây giờ”. Thiền sư mỉm cười bảo: “Vậy thì bây giờ anh theo tôi”.

Hai người đi bộ một quãng đường dài và đến một khu rừng đầy táo. Thiền sư đưa cho anh ta một cái túi lớn và nói: “Bây giờ anh có thể vào rừng hái trái cây ngon và hấp dẫn, nhưng anh phải mang về chùa để thưởng thức chúng”. Nói xong thiền sư xoay người rời đi.

Khi mặt trời lặn, người lữ khách mang một túi đầy trái cây trên vai, bước đi một cách vụng về và đẫm mồ hôi đến gặp vị thiền sư. Thiền sư nói: “Bây giờ anh có thể ăn những quả táo này”.

Người lữ khách không thể chờ đợi, đưa tay ra và lấy hai quả táo lớn và nhai chúng. Trong tích tắc, anh ta ngấu nghiến hai quả táo và ăn sạch. Người lữ khách vuốt ve cái bụng căng phồng của mình và nghi ngờ nhìn thiền sư. 

Thiền sư hỏi: “Anh còn đói không?”. Vị khách trả lời: “Không, tôi không thể ăn bất cứ thứ gì bây giờ”. 

Vị thiền sư chỉ vào chiếc túi gần như đựng đầy trái cây và hỏi: “Vậy những trái cây mà anh cố hái và nhọc sức mang về này có ích gì”.

Người lữ khách chợt nhận ra: Thứ mà anh ta thực sự cần chỉ là hai quả táo là đủ thỏa mãn cơn đói, những quả táo còn lại chẳng qua chỉ là những gánh nặng vô ích và đó chính là ham muốn của con người.

Trong cuộc sống, nhiều lúc lòng tham và ham muốn đã trở thành thói quen trong mỗi suy nghĩ và hành động của chúng ta. Lòng tham của con người là vô hạn, không biết bao nhiêu để được gọi là đủ. 

Lòng tham được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, lòng tham muốn càng cao thì lại càng khổ nhiều. Nếu con người cứ mãi chạy theo lòng tham thì cuối cùng nó sẽ là gánh nặng cho họ.

Người tham lam cuối cùng sẽ mất mọi thứ

Ngày xưa, có một vị thần đi dạo xuống cõi trần. Sau đó, ông thấy một người phàm cũng đang đi dạo trên đường. Vị thần liền tới và đi cùng người kia, cũng giống như một người bình thường.

Một lúc sau, người đàn ông cảm thấy khát. Ông ta thấy ông kia đang mang một bình nước bên hông, vì thế ông ta hỏi: “Có còn nước trong bình của ông không?”. Vị thần đưa bình nước cho ông ta và nói: “Cả bình còn đầy, ông có thể uống bao nhiêu tùy ý”.

Người đàn ông uống hết bình nước và cảm thấy nó chỉ thỏa được một chút cơn khát nhưng cũng làm xua tan sự mệt nhọc. Họ tiếp tục đi một lúc thì ông ta đột nhiên nói: “Tôi ước gì nó là rượu vang ở trong bình của ông”. 

Vị thần mỉm cười, đưa bình nước cho ông ta nói: “Có rượu trong đó. Cứ uống nếu ông muốn”. Ông ta không tin, nhưng vẫn uống thử. Và rất ngạc nhiên, những gì ông ta uống là rượu vang, rất thơm ngon.

Ông ta ngạc nhiên và nghĩ người bạn đồng hành của mình phải là một vị thần, bởi vì chỉ có thần mới có thể làm thế. Với ý nghĩ đó, ông bèn hỏi thêm: “Bây giờ tôi ước gì nó là thuốc tiên trong cái bình của ông”.

Vị thần cười và mở nắp bình. Người đàn ông nghĩ vị thần chắc lại cho mình thuốc tiên, nên ông ta mở miệng ra và chờ đợi. Nhưng chẳng có gì trong bình, vị thần lắc cái bình một lần nữa và biến mất.

Người tham lam muốn mọi thứ, nhưng cuối cùng họ sẽ mất mọi thứ.

Trong cuộc sống, nếu chúng ta không biết cách kiềm chế lòng tham, những suy nghĩ xấu xa sẽ có cơ hội nảy sinh. Tiết chế được lòng tham thì chúng ta mới có thể hóa giải được sự cố chấp của bản thân, khi đó cuộc sống mới cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản.

Đức Khổng Tử từng dạy: Người quân tử có ba việc phòng ngừa. Lúc nhỏ khí huyết chưa sung túc, phải giữ gìn sắc dục; khi đã trưởng thành khí huyết thịnh vượng, phải phòng ngừa tính ham tranh đấu; khi về già khí huyết suy nhược, cần tránh tính tự đắc tham lam. 

Chính vì vậy, bạn hãy cố gắng làm giàu một cách chính đáng, bằng chính khả năng của mình, những thứ không thuộc về mình thì đừng bao giờ tìm cách chiếm đoạt. Đừng đánh mất cuộc đời bởi tham vọng, không tham cầu quá mức mà bất chấp cả đạo lý làm người. 

Sống yêu thương, chân thành, không tính toán, không vụ lợi, sẵn sàng chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Rồi hạnh phúc sẽ mỉm cười với tôi, với bạn và với tất cả mọi người.

Nguồn Dusheng

Huy Hiếu