Tiêm phòng lao sau bao lâu thì có sẹo

Trả lời:

Chào bạn,

Không phải tất cả các bé tiêm vaccine lao BCG đều tạo sẹo hoặc mưng mủ, có khảng 5% các bé sẽ không tạo sẹo. Không có sẹo BCG sau khi tiêm chủng không chứng tỏ được trẻ không được bảo vệ, cũng không khuyến cáo chỉ định tiêm lại vaccine lao.

Lao là một trong 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần thực hiện tiêm vaccine bắt buộc. Tất cả trẻ sơ sinh đều được tiêm chủng vaccine phòng bệnh lao nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tiêm chủng, tức là không có các chống chỉ định hoặc hoãn tiêm. Thông thường tiêm chủng vaccine lao để lại một vết sẹo ở vị trí tiêm, nhiều người không có sẹo vẫn xuất hiện kháng thể bảo vệ.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!

ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC

Việt Nam luôn nằm trong danh sách những nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Bởi vậy mà bộ y tế đã đưa tiêm phòng vắcxin lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia để cải thiện tình hình này. Hôm nay Zicxa.com sẽ cung cấp đến bạn những thông tin tin bổ ích về tiêm phòng lao ở trẻ sơ sinh nhé!!!

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Bộ y tế khuyến cáo, trẻ em trong vòng một tháng sau sinh cần được tiêm phòng vắcxin lao. Thông thường với những trẻ có đủ sức khỏe vừa sinh ra thì sẽ được tiêm phòng ngay vắcxin lao trong những ngày đầu đời. Tuy nhiên ở những trẻ sinh non, do sức khỏe còn yếu và cần phải theo dõi thêm vì vậy càng tiêm sớm vắc xin lao càng tốt.

Tiêm phòng lao sau bao lâu thì có sẹo

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Vắc xin phòng ngừa lao chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất trong đời. Thông thường sau 24 đến 48 giờ sau sinh tại bệnh viện, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng vắcxin lao.

Tiêm phòng vắcxin lao bao lâu thì mưng mủ?

Vắc xin lao sau khi được tiêm phòng có thể gây ra cho trẻ một số tác dụng phụ. Trẻ có biểu hiện bị sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc,… Một số trường hợp lớp phản ứng nghiêm trọng hơn khiến trẻ bị sốt cao, bỏ bú trong 1 đến 2 ngày, vết tiêm sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần, nhiều trẻ còn có biểu hiện mệt lả, da tím tái, co giật,….

Đây là những tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng vắcxin lao. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của những biểu hiện này mà mẹ có cách xử lý cho phù hợp. Đặc biệt với những biểu hiện nặng cần phải đưa con đến các cơ sở y tế để cấp cứu ngay lập tức.

Tiêm phòng lao sau bao lâu thì có sẹo

Để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, mẹ cần ở lại 30 phút để theo dõi phản ứng của con sau khi tiêm. Bên cạnh đó khi về nhà, hãy theo dõi con trong vòng 48 giờ sau đó. Sau khoảng hai tuần, vết tiêm trên cánh tay của con sẽ bị mưng mủ 2 đến 6 tháng sau vết mủ này sẽ hình thành vệt sẹo lõm vào trong cánh tay của trẻ.

Đây là một hiện tượng hết sức bình thường nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Mẹ tuyệt đối không được cậy vết mủ trên tay của con, hãy để vết thương lành một cách tự nhiên.

Có nên tiêm phòng lại vắcxin lao khi không có sẹo?

Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng xuất hiện sẹo trên cánh tay sau khi tiêm phòng vắcxin lao. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt, trên cánh tay của trẻ không thấy xuất hiện sẹo. Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và băn khoăn rằng không biết có nên đưa trẻ đi tiêm phòng lại vắcxin lao không? Sau đây là lời khuyên từ các bác sĩ.

Khi trẻ không xuất hiện sẹo trên cánh tay, đầu tiên mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế và thực hiện xét nghiệm tố lao trong cơ thể. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm như thế nào cùng lời khuyên của các bác sĩ mà mẹ có thể tiêm phòng lại vắcxin lao cho con. Mẹ không nên tự ý quyết định tiêm phòng lại vắcxin lao cho trẻ khi chưa thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Vắc xin tiêm phòng lao là 1 trong 5 loại vắcxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Mẹ có thể đưa con đến các trạm y tế xã, phường, các trung tâm y tế huyện,thành phố trong hệ thống tiêm chủng mở rộng để tiêm phòng.

Tiêm phòng lao sau bao lâu thì có sẹo

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ở đâu

Nếu bị nhỡ lịch tiêm phòng vắcxin lao tại địa phương, mẹ có thể lựa chọn tiêm phòng vắc xin bổ sung cho con tại các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất.

Giá của vắcxin ngừa bệnh lao khi tiêm dịch vụ là 125.000 một mũi tiêm. Để đảm bảo an toàn cho bé, trước khi tiêm bé sẽ được tiến hành sàng lọc. Công đoạn này được thực hiện hoàn toàn miễn phí, sau khi tiêm mẹ nhớ nán lại để theo dõi những phản ứng bất thường của con.

Tiêm phòng vắcxin lao là một trong những việc làm cần thiết mà mẹ cần thực hiện, để bảo vệ sức khỏe cho con trong những năm tháng đầu đời. Sau khi tiêm phòng vắcxin lao, bé sẽ xuất hiện một số biểu hiện khác nhau.

Căn cứ vào mức độ của các biểu hiện này và mẹ sẽ có có phương hướng xử lý cho phù hợp. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho mẹ những kiến thức bổ ích về tiêm phòng vắcxin lao cho trẻ sơ sinh.

Thông thường tiêm chủng vaccine lao để lại một vết sẹo ở vị trí tiêm, nhiều người không có sẹo vẫn xuất hiện kháng thể bảo vệ.

Lao là một trong 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần thực hiện tiêm vaccine bắt buộc. Tất cả trẻ sơ sinh đều được tiêm chủng vaccine phòng bệnh lao nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tiêm chủng, tức là không có các chống chỉ định hoặc hoãn tiêm.

Hiện, vaccine phòng bệnh lao sử dụng tại Việt Nam là BCG, được tiêm một liều duy nhất, không cần tiêm nhắc lại. Song, không phải ai cũng hiểu đúng để tiêm phòng hiệu quả.

Tiêm BCG không chống lại hoàn toàn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, cho biết BCG không chống lại hoàn toàn sự xâm nhập của vi khuẩn lao gây bệnh, nhưng có khả năng hạn chế 70% nguy cơ các thể lao nặng và các biến chứng lao nguy hiểm như lao xương, lao khớp, lao kê, lao màng não.

Vaccine tiêm trong da, liều lượng đối với trẻ dưới một tuổi là 0,05 mg BCG/ 0,1 ml còn trẻ trên một tuổi 0,1 mg BCG/ 0,1 ml.

Tiêm BCG có thể không để lại sẹo

"Không có sẹo BCG sau khi tiêm chủng không chứng tỏ được trẻ không được bảo vệ, cũng không khuyến cáo chỉ định tiêm lại vaccine lao", bác sĩ Chính nhấn mạnh. Do đó, điều cần thiết là phải chắc chắn trẻ đã được tiêm vaccine lao. Phụ huynh không nhớ con mình đã tiêm chủng lao chưa, nên xem lại tiền sử tiêm chủng của trẻ qua sổ tiêm chủng cá nhân hoặc thông báo cho cán bộ y tế truy xuất tiền sử tiêm chủng vaccine thông qua phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

Thời điểm vàng tiêm BCG là một tháng đến một năm sau sinh

Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vaccine phòng lao cho trẻ trong vòng một tháng đến một năm sau sinh. Nếu quá thời hạn tiêm phòng, trẻ dễ mắc bệnh lao hơn bé đã được tiêm hoặc có thể nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh. Lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt nên không có đủ khả năng tự bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập.

Tiêm vaccine phòng lao sau một năm tuổi chỉ có tác dụng phòng bệnh khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Chỉ hoãn tiêm BCG khi trẻ đang bị nhiễm khuẩn cấp, sốt cao, có bệnh ngoài da trên diện rộng, bị suy giảm miễn dịch nặng, suy dinh dưỡng nặng, trẻ thiếu cân (dưới 2 kg) và các tiêu chuẩn hoãn tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trẻ sinh non, bé có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt, phải đợi đến khi thể trạng tốt, mới tiến hành tiêm phòng lao.

Không tiêm BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng lây truyền sang con, hoặc các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tiêm phòng lao sau bao lâu thì có sẹo

Nên tiêm vaccine phòng lao cho trẻ trong vòng một tháng đến một năm sau sinh. Ảnh do VNVC cung cấp

Tác dụng phụ khi tiêm vaccine lao

Thông thường ngay sau khi tiêm BCG, da sẽ xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng hai tuần sau tiêm, chỗ tiêm xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước nhỏ, tự lành sau hai tuần và để lại sẹo nhỏ khoảng 5 mm.

Rất hiếm trường hợp sau khi tiêm chủng có dấu hiệu nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm hoặc sưng hạch mủ ngoại vi. Nếu có, người bệnh sẽ được tiến hành điều trị nhiễm trùng BCG theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nguy cơ tai biến sau tiêm là rất thấp và hoàn toàn có thể phòng ngừa.

Không nên để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng để đảm bảo trẻ có thể trạng tốt khi đi tiêm chủng và hạn chế các phản ứng sau tiêm vaccine. Chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con trong những trường hợp như đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước. Người nhà nên đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng.

Sau khi tiêm phòng lao, bố mẹ cho trẻ ăn uống bình thường và theo dõi sau tiêm chủng 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm tại nhà.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo nên đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời xử lý khi phát hiện những dấu hiệu bất thường sau tiêm vaccine phòng lao, bao gồm sốt cao trên 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.

Trẻ quấy khóc kéo dài, kém tương tác với cha mẹ, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê, co giật, nôn trớ, bú kém, bỏ bú, phát ban. Một số trường hợp nguy hiểm khác như thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi da nổi vân tím.

Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện xử trí kịp thời.

Mới đây một học sinh nghèo ở TP HCM tử vong do lao ruột. Người mẹ không nhớ đã tiêm ngừa lao cho con chưa.

Thùy An