Tịch trong tiếng Hán nghĩa là gì

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Tóm tắt: Thư tịch Hán – Nôm là loại văn tự cổ, ngôn ngữ chủ yếu bằng chữ Hán – Nôm; qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc được các Thư viện lưu trữ và bảo quản. Cho đến ngày nay vốn tài liệu này vẫn được quan tâm. Công ty IDT với đề xuất ứng dụng về công nghệ Scan – Số hóa, cùng phần mềm Quản lý thư viện với đội ngũ nhân viên hướng dẫn tận tình để khai thác, sử dụng cho các Thư viện trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị của vốn thư tịch Hán – Nôm tại Việt Nam.

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Để hiểu rõ hơn về thư tịch Hán – Nôm trong Thư viện tôi sẽ trình bày nghiên cứu theo kiểu dạng tổng hợp thông tin, và ngoài ra có thêm một vài nhận định và đánh giá cá nhân của mình theo bố cục từ những khái niệm cơ bản nhất đến lịch sử hình thành và phát triển, cuối cùng là giải pháp và kết luận.

1. Khái niệmTheo tác giả Nguyễn Hưởng trong bài “Cẩn trọng lưu giữ thư tịch cổ” có nhận định:

“Thư tịch là những tài liệu văn tự cổ như: Mộc bản, văn bia, sắc phong, gia phả, thần tích, hoành phi, chuông, câu đối, bản chép tay, hương ước, các loại bằng cấp, sách cổ… của người xưa. Ngôn ngữ chủ yếu bằng chữ Hán – Nôm, chất liệu thường thấy là đá, gỗ, giấy, đồng, gốm sứ” [6]

2. Lịch sử hình thành và phát triển của thư tịch Hán – Nôm trong Thư viện

2.1. Nguồn gốc của của chữ Hán và chữ NômTheo chuyên gia Trần Nghĩa và Bách khoa toàn thư mở Wikipdedia thì:

Chữ Hán:

Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp cốt văn 甲骨文), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được. [1]Chữ Hán theo con đường giao lưu văn hóa, đã có mặt ở Việt Nam ít ra là từ đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên. Một con dao găm kiểu Ka – ra – xúc (Kapacyk), có kim văn trên chuôi, được phát hiện tại Hà Nội. Một chiếc đỉnh có kim văn dưới đáy, được phát hiện tại Trung Mâu. Những di sản khảo cổ mang kim văn thuộc các niên đại muộn hơn tìm thấy ở Việt Nam càng nhiều, phần lớn là vũ khí.  Tuy nhiên chữ Hán chỉ thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong tay người Việt kể từ đầu Công nguyên trở đi.Sách Cổ kim thiện ngôn nhắc tới Trương Trọng người Nhật Nam (nay thuộc từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) nắm rất vững và nói thạo tiếng Hán (Thủy kinh chú, Ôn Thủy).

Sách Hoằng minh tập còn giữ 3 bức thư bằng chữ Hán do các tri thức Việt Nam tranh luận với một viên quan Trung Quốc về Phật giáo (Toàn Thượng Tam đại Tần hán Tam quốc Lục triều văn, Toàn Tống văn, Q57, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 1985). [11]


 

Tịch trong tiếng Hán nghĩa là gì

Hình ảnh minh họa chữ Hán (Nguồn ảnh: http://old.vietlacso.com/)

Chữ Nôm:Chữ Nôm, còn gọi là Quốc âm, là một hệ chữ ngữ tố từng được dùng để viết tiếng Việt. Nó bao gồm bộ chữ Hán phồn thể để viết các từ Hán-Việt và dựa theo quy tắc ký âm của chữ Hán phồn thể để tạo ra các ký tự mới để viết các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán phồn thể.Về văn bản thì khi tìm chứng tích trước thời nhà Lý, văn tịch hoàn toàn không lưu lại dấu vết chữ Nôm nào cả. Sang thời Lý thì mới có một số chữ Nôm như trong bài bi ký ở chùa xã Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (tạc năm 1173 niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 11) hay bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng (nay thuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, tạc năm 1210 triều vua Lý Cao Tông).

Trước tác thì phải sang thời nhà Trần mới có dấu tích rõ ràng. Hàn Thuyên là người có công lớn phát triển thơ Nôm thời kỳ này với việc mở đầu thể Hàn luật. [2]

Dấu tích chữ Nôm xưa nhất nay còn có thể thấy là 2 chữ "ông Hà" xuất hiện trong một văn bản Hán khắc trên chuông chùa Văn Bản ở Đồ Sơn (nay thuộc thành phố Hải Phòng). Chuông được đúc vào năm Bính Thìn (1076) đời Lí Nhân Tông, hiện để tại Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội.Trường hợp văn bản thuần Nôm cổ nhất nay còn có thể thấy là 3 tác phẩm Nôm đời Trần sau đây, được chép trong cuốn Thiền tông bản hạnh, bản in năm Cảnh Hưng thứ VI (1745): Cư trần lạc đạo phú (gồm 10 hội); Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca; và Vịnh Hoa Yên tự phú (bát vận thể).Đến các thế kỉ XVIII, XIX, văn thơ Nôm phát triển đến thời kì cực thịnh của nó và trên một vài phương diện còn lấn át cả địa vị chữ Hán, mà các tác phẩm Hịch Tây Sơn, Truyện Kiều….là một vài ví dụ.

Chữ Nôm, như vậy cũng đã có một quá trình sử dụng lâu dài ở Việt Nam. [11]

Tịch trong tiếng Hán nghĩa là gì

Hình ảnh minh họa chữ Nôm (Nguồn ảnh: https://thanhdiavietnamhoc.com/)

2.2. Thư viện và thư tịch qua các thời đại
Vậy từ những nhận định trên ta đã phần nào hiểu được nguồn gốc ra đời của những loại chữ và khái niệm căn bản của thư tịch Hán – Nôm để rồi từ đó nhìn nhận lại sự liên hệ giữa các Thư viện và thư tịch qua các thời đại:

Thời Lý: Sau chiến thắng quân Nam Hán, dân tộc ta giành được độc lập, các vấn đề chính trị và kinh tế được chú trọng, cải tổ, song hành với đó là cả văn hóa cũng được chú ý.

  • Đại Hưng tàng (1023): Lý Thái Tổ sai chép kinh Tam tạng, gồm ba phần chính:+ Kinh tạng: Sách chân lý, hay sách ghi chép về các lời dạy của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) về các tư tưởng, nhân sinh quan của Phật giáo (Bát Chính đạo, Tứ Diệu đế,…)+ Luật tạng: Sách về các giới luật, quy định về các điều cấm kị, quy định trong đời sống phạm hạnh, sinh hoạt tăng đoàn của các Tỳ Kheo.+ Luận tạng: Sách về các trước tác, luận giải do các nhà sư có trình độ, uy tín biên soạn, viết về các vấn đề của Phật giáo.

    Hiện còn chưa rõ số lượng.

  • Trùng Hưng tàng (1036): Lý Thái Tông sai chép kinh Đại tạng (gồm những bản dịch kinh Phật ra chữ Hán và những sách bàn về đạo Phật do các nhà Phương Đông soạn thảo). Hiện còn chưa rõ số lượng.
  • Đến nửa thế kỷ này, Nho giáo phát triển mạnh mẽ, lan tỏa nhiều trong đời sống.+ Văn Miếu được xây dựng (1070).+ Đời Lý Nhân Tông khoa thi đầu tiên được tổ chức (1075).+ Quốc Tử Giám thành lập (1076).Chính vì vậy các sách giáo khoa phổ biến rộng rãi, số lượng nhập vào Thư viện ngày càng nhiều.

     ⇒ Có thể nói đây là thời kì đánh dấu mốc đầu trong sự hình thành (căn bản) của những Thư viện (dưới dạng nhà Tàng kinh – chủ yếu tàng trữ sách, không phục vụ phổ biến và rộng rãi ra bên ngoài, chỉ cho phép một số đối tương đặc biệt như hoàng tộc, quan lại, các nhà quyền quý… sử dụng). Các thư tịch trong thời kì này chủ yếu với hai dạng là sách của Phật giáo và Nho giáo để phục vụ việc giáo dục – khoa cử, nghiên cứu tôn giáo, hay đơn thuần chỉ là mang tính chất “lưu trữ”.

Thời Trần: Ở giai đoạn này việc xuất bản và tàng trữ sách được quan tâm hơn thời Lý. Đặc biệt trong thời kì này các nhà vua rất sùng bái đạo Phật, Phật giáo được trở thành Quốc giáo, tư tưởng của Phật môn ảnh hưởng đến sâu rộng trong toàn bộ dân chúng, giai cấp quý tộc chú trọng đến trường phái “Thiền” trong tôn giáo này. Nhiều học giả sau này nhận định thời Trần là triều đại phong kiến thịnh vượng, người dân được ấm no, hạnh phúc hơn với nhiều triều đại phong kiến khác. 

  • Thiên Trường phủ kinh tàng (1295): Nhân dịp có sứ giả nhà Nguyên sang nước ta vua Trần Anh Tông sai Trần Khắc Dụng, Phạm Thảo đi theo về nhận được bộ kinh Đại tạng về lưu giữ trong kho Thiên Trường.
  • Thư viện trên núi Lan Kha (nay là núi Phật tích, Tiên Du, Bắc Ninh): Năm 1383 Trần Nghệ Tông đã tới đây cùng một số bề tôi như Nguyễn Mậu Tiên, Phan Nghĩa, Vũ Tiến Hầu để soạn bộ sách Bảo Hòa điện du bút gồm 8 cuốn. Hiện còn chưa rõ số lượng sách vở tàng trữ.
  • Bí thư các là nơi để tàng trữ tất cả các tác phẩm về triết học, sử học, quân sự, y học được nhà nước thông qua cho xuất bản.
  • Nhà Trần thành lập Quốc sử viện là nơi chịu trách nhiệm biên soạn lịch sử, tại đây cũng tập trung được nhiều thư tịch.
  • Nhà Trần có Thái y viện chuyên nghiên cứu về y học, dược học Việt Nam. Nguyễn Bá Tĩnh đã nghiên cứu 580 vị thuốc Nam, 3873 phương thuốc trị 184 bệnh.
     ⇒ Khái niệm Thư viện ở thời kì này đã bao gồm ý nghĩa trường học. Thư viện vừa là nơi dạy học trò, vừa là nơi cung cấp các tài liệu để học tập vì vậy các thư tịch sách vở rất phong phú, đa dạng. Nho giáo trong giai đoạn này có phần yếu thế so với Quốc giáo là Phật giáo nên có một điều dễ hiểu là ở Thư viện phần nhiều chứa đựng các tài liệu về Phật giáo.

Thời Lê: Đây là triều đại rất chú trọng mở mang văn hóa nên đã cho xây dựng Thư viện và xây dựng sách vở cho vào Bí thư các. Đây là thời kì Nhà nước rất quan tâm đến việc học hành thi cử, và giáo dục đào tạo nhân tài. Các vua Lê rất chú trọng đúng mực đến việc sưu tầm tài liệu, thu thập sách vở trong dân gian để để vào kho.

  • Năm 1470 kho tàng trữ in sách được xây dựng ở Văn Miếu.
  • Năm 1483, Nhà Thái học được sửa chữa, một kho Bí thư được dựng thêm để chứa các ván gỗ đã khắc in sách.
  • Năm 1762, Nhà Lê cho tu sửa Quốc Tử Giám và Bí thư các đồng thời cử danh thần Lê Quý Đôn phụ trách Thư viện này.
    ⇒ Đối với giai cấp phong kiến thời đại này thì học thuyết Khổng Mạnh được coi là phương tiện hiệu lực để duy trì và củng cố trật tự phong kiến, vì thế thành phần trong kho sách chủ yếu là các về triết học, lịch sử, văn học… của tư tưởng Nho giáo. Có một số ít các loại sách thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học ứng khác như Đại Thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Địa dư chí (Nguyễn Trãi), Hải Thượng y tôn tâm lĩnh (Lễ Hữu Trác), Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh)… Ngoài ra Thư viện còn có sách chữ Nôm của các tác đời Trần và đời Lê.

Thời Tây Sơn: Tuy đây chỉ là một thời đại ngắn ngủi nhưng vua Quang Trung lại rất chú trọng đến phát triển chữ Nôm.

  • Thư viện Sùng Chính: thành lập năm Quang Trung IV (1791) tại làng Nam Hoa (nay là Nam Kim, Thanh Chương, Nghệ An), do Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng. Đây vừa là nơi để sách, vừa là nơi dịch chú các tác phẩm kinh điển chữ Hán sang chữ Nôm. Chưa rõ số lượng sách tàng trữ.
    ⇒Thư viện thời kỳ này là nơi tàng trữ các thư tịch sách vở, ván khắc và luân chuyển sách để phục vụ cho việc học tập của học sinh.

Thời Nguyễn: Nhà nước phong kiến trong giai đoạn này rất quan tâm đến việc xây dựng chính sử, đồng thời các sách vở trong các Thư viện khá phong phú, và được xử lý qua các khâu kỹ thuật như phân loại, sắp xếp. Hiện cho đến ngày nay các bản mục lục và thư mục của thời kì này vẫn còn được lưu trữ lại.

  • Thư viện Tụ Khuê: Thành lập vào đời Minh Mệnh (1820 - 1840). Theo một tổng kiểm kê vào năm Thành Thái XIV (1902), số sách lúc bấy giờ tàng trữ tại thư viện gồm 3970 bộ cùng 8531 bản sách rời; trong đó Bản quốc thư 232 bộ cùng 703 bản sách rời; Kinh 776 bộ cùng 69 bản sách rời; Sử 712 bộ cùng 173 bản sách rời; Tử 1081 bộ cùng 216 bản sách rời; Tập 1089 bộ cùng 84 bản sách rời; Tây thư 77 bộ cùng 16 bản sách rời; sách ở Đông các 7190 bản.
  • Thư viện Sử quán: thành lập năm Thiệu Trị I (1841). Theo một tổng kiểm kê vào năm Duy Tân I (1907), số sách lúc bấy giờ tàng trữ tại thư viện là 169 bộ, gồm thực lục, ngọc điệp, thơ văn những người thuộc tông thất nhà vua, di chiếu hòa ước, thương ước…
  • Thư viện Nội các: theo một tổng kiểm kê vào năm Duy Tân II (1908), số sách lúc bấy giờ tàng trữ tại thư viện gồm 271 tên sách thuộc triều Nguyễn, 344 tên sách thuộc Kinh bộ, 406 tên sách thuộc Sử bộ, 864 tên sách thuộc Tử bộ, 642 tên sách thuộc Tập bộ.
    ⇒ Toàn bộ di sản thư tịch Hán – Nôm thời kì này là rất lớn, đa dạng với nhiều thể loại, nhưng rất tiếc cho đến nay vì nhiều yếu tố như chiến tranh tàn phá, môi trường hủy hoại, côn trùng ăn mòn… nên các thư tịch còn lại bị mất mát rất nhiều, hiện còn lưu trữ lại Viện Thông tin Khoa học xã hội những bản mục lục và thư mục của thời kỳ này, chứng minh được sự phát triển của ngành Thư viện với công tác sưu tầm tài liệu Hán – Nôm.

    Tịch trong tiếng Hán nghĩa là gì

    Thư viện Nội các năm 1942 (Nguồn ảnh: http://baolamdong.vn/)

Thời hiện đại: Thời kì hiện nay con người nhận ra sự quan trọng của vấn đề bảo vệ những di sản thư tịch trước những tác động xấu, nên đã lưu trữ, bảo quản trong nhiều trung tâm thông tin, thư viện.Tác giả Trần Nghĩa trong bài viết “Sưu tầm bảo vệ thư tịch Hán Nôm” có nhận định:

“Ra đời chủ yếu từ 1945 trở về trước, kho thư tịch Hán Nôm bao gồm các sánh và tài liệu ghi bằng chữ Hán, Chữ Nôm, hoặc kết hợp cả Hán lẫn Nôm, trên giấy, trên vải,trên gỗ, trên đá, trên đồ đồng, đồ sứ, đồ gốm, gạch, ngói, phim, kính… Sách, khoảng 15000 cuốn, chia ra làm các loại: Hán, Nôm Hán - Nôm (Nếu lấy mặt chữ làm tiêu chuẩn); kinh, sử, tử, tập, Phật, đạo, thần sắc, thần tích, thần phả, tộc phả, gia phả, tục lệ, địa bạ, địa chí, cổ chí, xã chí… (Nếu lấy nội dung làm tiêu chuẩn). Tài liệu còn nhiều hơn thế nữa, với trên 30.000 đơn vị, gồm phim, kính, ảnh, vi phim, bản rập lại các bài văn bản bản khắc trên bia đá, chuông đồng, khánh đá, cột mốc, biến gỗ…
Số sách và tài liệu này đến tay chúng ta thật không dễ. Nó đã qua nhiều lần hao hớt, mất mát do bảo vệ, cất giữ chưa tốt cũng có, do chiến tranh huỷ hoại cũng có, đặc biệt là do kẻ thù tìm mọi cách đốt sạch, cướp sạch, phá sạch, nhằm phục vụ cho các ý đồ chính trị, văn hoá thâm hiểm của chúng. Lấy việc phong kiến Trung Quốc phá hoại sách vở của chúng ta làm thí dụ.” [12]

Tại bài viết “Giải pháp phát huy giá trị vốn tài liệu Hán Nôm tại các thư việt Việt Nam” tác giả Trần Minh Nhớ có nhận xét:
“Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác về nguồn tài liệu Hán Nôm được lưu giữ tại các thư viện ở Việt Nam. Tuy nhiên, con số này là khá nhiều và khá phong phú, đa dạng về mặt nội dung và hình thức tài liệu. Ngoài các cơ quan lưu trữ quốc gia, hầu hết nguồn tài liệu Hán Nôm được sưu tầm và lưu giữ chủ yếu trong các thư viện công cộng, thư viện của các viện nghiên cứu và thư viện các trường đại học như: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Thư viện Viện Sử học, Thư viện Viện Văn học, Thư viện Khoa học Xã hội (thuộc Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ), Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Trung tâm - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh… Nhiều nhất phải kể đến Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, hiện đang lưu giữ trên 34.000 đơn vị sách Hán Nôm, hơn 56.000 đơn vị thác bản văn khắc Hán Nôm như: bia đá, chuông đồng, khánh, bản gỗ… từ thế kỷ XI đến thời Nguyễn thế kỷ XX.” [10]

Tịch trong tiếng Hán nghĩa là gì

Thư viện Khoa học thành phố Hồ Chí Minh đã khai trương Phòng đọc Hán - Nôm (Nguồn ảnh http://toquoc.vn/)

3. Ý nghĩa của thư tịch Hán – Nôm trong công tác Thư viện

  • Vốn tài liệu thư tịch Hán – Nôm trong Thư viện là bằng chứng về một nền kinh tế, giáo dục, tôn giáo, chính trị… của dân tộc ta trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Giúp các nhà nghiên cứu khoa học, giới chuyên gia tham khảo được các thông tin có giá trị từ đó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.
  • Các thư tịch Hán – Nôm trong Thư viện là loại tài liệu đặc biệt giúp bạn đọc hiểu và yêu hơn về những giá trị ngàn đời của dân tộc, giải trí trong thời gian rảnh rỗi, và đặc biệt hơn thông tin ở các tài liệu này có thể là nguồn cảm hứng bất tận cho bạn đọc trong quá trình học tập và làm việc của mình trong các lĩnh vực khác nhau.
  • Các thư tịch Hán – Nôm mang ý nghĩa về lịch sử và văn hóa được trao truyền, lưu giữ qua các Thư viện, để rồi các Thư viện là cầu nối của quá khứ và tương lai cho những thông tin tri thức được trao truyền mãi mãi.
  • Vốn tài liệu Hán – Nôm là một nguồn tài liệu đa dạng, phong phú góp phần đa dạng kho tài liệu của Thư viện. Là cơ sở để triển khai xây dựng các sản phẩm thông tin và dịch vụ Thư viện.

B. GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA VỐN THƯ TỊCH HÁN – NÔM TẠI VIỆT NAM
Cho đến nay đã có khá nhiều cách để bảo tồn, phát huy giá của trị của thư tịch Hán – Nôm do các chuyên gia đầu ngành đưa ra, nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu và tổng hợp thông tin này tôi chỉ xin nói đến khía cạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc số hóa và khai thác vốn tài liệu này.

1. Số hóa thư tịch Hán - Nôm để lưu trữ và khai thácViệc số hóa tài liệu thư tịch Hán – Nôm là một điều cần thiết vì vốn thư tịch này đã được hình thành từ nhiều năm về trước, hơn nữa với trình độ kĩ thuật cũ thì các tài liệu này thường làm từ những vật liệu dễ bị ảnh hưởng với các tác động bên ngoài như: giấy dó, gỗ, da dê… nên việc bảo quản và lưu trữ là điều vô cùng khó khăn. Hơn hết đối với những tài liệu thuộc loại di sản của “quốc gia” thì việc được trực tiếp sử dụng là điều không thể, tránh tác động làm hư hại tài liệu. Vì vậy việc số hóa tài liệu thư tịch Hán – Nôm để phục vụ lưu trữ và khai thác là cần thiết. Hiện Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số (IDT) chúng tôi đã kinh doanh những sản phẩm Scan – Số hóa chuyên dụng cho những dạng tài liệu này:

"- Máy quét dạng trên cao (over-head scanner): sử dụng camera từ trên cao chụp lấy hình ảnh của tài liệu và tiến hành xử lý. Thường đây là dạng máy thủ công, cho phép quét một cuốn sách mà không cần tháo gáy.- Máy quét dạng bán tự động: cũng được bố trí camera kiểu máy quét over-head, tuy nhiên loại máy này thường được trang bị thêm giá sách chuyên dụng tự nâng hạ bằng mô tơ, có tấm kính giữ phẳng tài liệu tự đóng mở, và phần mềm của máy cho phép thiết lập các thao tác máy tự động scan, nâng hạ giá đỡ sách, đóng mở tấm kính. Khi đó người vận hành chỉ việc thao tác lật trang tài liệu. Các máy quét bán tự động có thể cho tốc độ khá cao lên đến trên 1.000 trang/giờ.- Máy quét dạng tự động: thường sử dụng Scanrobot, hoặc cánh tay robot để tự động lật giở trang sách. Máy sẽ kết hợp hệ thống camera chụp trong quá trình lật giở. Như vậy người vận hành chỉ việc thực hiện các thao tác điều khiển và theo dõi hoạt động của máy. Tốc độ của các máy quét tự động thường là rất cao, có thể lên tới 2.500 đến 3.000 trang/giờ.- Máy quét đa dụng kết hợp nhiều chức năng: đây thường là các hệ thống lớn cho phép quét nhiều loại tài liệu khác nhau như tài liệu giấy, tài liệu dạng vi phim, tài liệu kính, hoặc có thể chụp ảnh vật thể như tượng, đồng xu, con tem, mộc bản, văn bia… Dạng máy quét này thường được trang bị camera quét với độ phân giải cực cao và cho các kết quả số hóa là các hình ảnh chất lượng rất tốt.

- Máy quét 3D: chuyên dụng cho việc quét mô hình các đối tượng vật thể như tượng, bình gốm sứ, trống đồng… Tuy nhiên việc số hóa mô hình 3D thường cho độ chân thực với bản gốc không cao như các máy chụp ảnh vật thể." 

[3]

Xem thêm tại: 
SỐ HÓA TÀI LIỆU - LƯU TRỮ MICROFILM
Hướng tới xây dựng số hóa tài liệu Thư viện giúp bảo tồn và lưu trữ di sản văn hóa
Ứng dụng các giải pháp công nghệ trong hoạt động của thư viện

Tịch trong tiếng Hán nghĩa là gì

Hình ảnh máy Scan OS 16000 Advanced Plus - Zeutschel (Nguồn ảnh: IDT)

2. Quản lý bộ sưu tập số về tài liệu Hán – Nôm Khi Số hóa được những thư tịch có giá trị rồi thì việc còn lại là quản lý và tổ chức những những bộ sưu tập tài liệu này như thế nào? Công ty IDT hiện đang là đối tác, cung cấp phần mềm Quản lý thư viện Kipos, phần mềm là một giải pháp tiên phong trên thế giới về tự động hóa thư viện và thư viện số ngày nay. Khi mà các nhà cung cấp giải pháp thư viện hàng đầu thế giới và cả trong nước vẫn tách rời các gói giải pháp riêng biệt cho vấn đề tự động hóa thư viện và thư viện số, thì KIPOS đem đến cho thư viện một giải pháp tổng thể hoàn chỉnh 3 trong 1: Giải pháp tự động hóa thư viện (KIPOS.Automation), Giải pháp thư viện số (KIPOS.Digital), Giải pháp cổng thông tin điện tử (KIPOS.WebPortal). Vậy với Giải pháp thư viện số (KIPOS.Digital) thì phần mềm này có những tính năng nổi bật như sau:

“1. Biên tập tài liệu số- KIPOS sử dụng chuẩn METS cho trình biên tập tài liệu số. Hầu hết các giải pháp nội địa  khác sử dụng Dublin Core là tiêu chuẩn chính cho giải pháp thư viện số:o   Giải pháp dùng METS đi sâu vào việc xây dựng các đối tượng số, nó phục vụ việc bảo trì, cung cấp và chuyển giao tài liệu số. METS là tiêu chuẩn cho cấu trúc một tài liệu số và toàn bộ các thông tin có liên quan: dữ liệu mô tả, dữ liệu nguồn tệp, dữ liệu cấu trúc vật lý, dữ liệu cấu trúc lôgic…o   Giải pháp dùng Dublin Core chỉ có thể mô tả thông tin tài liệu và tải tài liệu đính kèm- Phân hệ Biên tập tài liệu số của KIPOS tích hợp hoàn chỉnh với phân hệ Biên mục.  Như vậy thông tin tài liệu được biên mục một lần và sử dụng để mô tả cho cả tài liệu số và tài liệu in. Điều này rõ ràng nhất quán (tài liệu số chỉ là một phiên bản đặc biệt của tài liệu) và nó hơn hẳn các giải pháp khác. Các giải pháp khác thì có ít nhất 2 phần mềm để quản lý thư viện: một để quản lý tài liệu in, một cái để quản lý tài liệu số, như vậy cán bộ thư viện sẽ phải thực hiện biên mục 2 lần cho 2 hệ thống khác nhau, điều này rất bất tiện và mất thời gian cho thủ thư, còn độc giả thì phải tra cứu trên 2 hệ thống mới tìm ra được cuốn sách mình cần.- KIPOS cung cấp một trình biên tập tài liệu số chuẩn METS công phu và nhiều tiện ích hỗ trợ cho người biên tập.o   Trình biên tập này tích hợp thông suốt với phân hệ quản lý kho tư liệu số cho phép liên kết nguồn tệp của tài liệu với hàng nghìn tệp tin chỉ bằng một nhấp chuột.o   Tích hợp với tìm kiếm thư mục, cho phép chọn một hoặc nhiều các biểu ghi thư mục liên kết.o   Tích hợp với trình biên tập nội dung HTML cho phép biên tập các tài liệu nhúng.o   Nhiều hỗ trợ thao tác kéo thả tạo liên kết, tự đánh số theo hệ La Mã, Alphabet…o   Tự động xây dựng ảnh đại diện cho các tệp ảnh…2. Quản lý lưu thông tài liệu số- KIPOS tích hợp hoàn chỉnh các chức năng quản lý lưu thông tài liệu số và quản lý lưu thông tài liệu in trong việc : Quản lý hồ sơ độc giả, Quản lý tài khoản độc giả. Trong khi nhiều hệ thống khác do việc phân hoạch thành 2 hệ thống thư viện điện tử tích hợp và hệ thống thư viện số, hồ sơ và tài khoản độc giả ở hai hệ thống này hoàn toàn tách biệt, gây nên tình trạng chồng chéo vừa dư thừa vừa thiếu sót.- KIPOS cho phép dễ dàng theo dõi và kiểm soát tài khoản đăng nhập của độc giả. Độc giả sử dụng tài liệu theo chính sách do thư viện thiết lập, có thể phải thực hiện trả phí theo yêu cầu của thư viện khi truy cập sử dụng tài liệu.- Ở các giải pháp nội địa khác, do áp dụng Dublin Core nên việc kiểm soát truy cập tới các mức truy cập khác nhau trong một tài liệu là rất khó khăn, do bản thân Dubline Core không phải là siêu dữ liệu quản lý đến cấu trúc bên trong một tài liệu3. Tra cứu tài liệu số:Điều đặc biệt của KIPOS là việc tra cứu tài liệu in và tài liệu số là trong 1 hệ thống tra cứu nhất quán vì nó dùng chung biểu ghi thư mục.4. Trình diễn tài liệu số-  Trình diễn tài liệu số, là một phân hệ xuất hiện trong các giải pháp tiêu chuẩn METS, đối với các giải pháp sử dụng Dublin Core không có các thông tin liên quan tới qui định về cấu trúc và trình diễn tài liệu.-   KIPOS đáp ứng 2 phương pháp điều hướng nội dung tài liệu theo 2 loại bản đồ cấu trúc của tài liệu: lật trang tuần tự  từng trang của tài liệu và di chuyển tới từng chương theo cấu trúc mục lục của tài liệu. Ngoài ra KIPOS cho phép trình bày nhiều phiên bản khác nhau của nội dung theo đúng qui định của tiêu chuẩn METS : ví dụ 1 trang tài liệu số có 2 phiên bản ảnh gốc và pdf nhiều lớp…-   Phân hệ trình diễn tích hợp với các chức năng quản lý lưu thông để đảm bảo tài liệu được khai thác theo chính sách lưu thông đã thiết lập. Độc giả có thể được yêu cầu ghi nhận khoản phí nếu muốn truy cập nội dung có mức truy cập cao hơn…-   KIPOS hỗ trợ trình diễn nhiều loại nội dung tài liệu và sử dụng nhiều công cụ khác nhau để thể hiện nội dung tài liệu phù hợp : html, ảnh, phim (mỗi định dạng mỗi trình player khác nhau), pdf (gọi pdf reader nhúng), các tệp Office gọi google viewer… Đáp ứng những yêu cầu trình diễn và che dấu tệp nội dung, giảm thiểu việc tải về tệp tài liệu- Ngoài ra, KIPOS có thể được bổ sung những tính năng trình diễn chuyên biệt : bản đồ ảnh khoa học nghệ thuật khổ lớn… Các yêu cầu phát triển tùy biến khác luôn được nhà cung cấp trong nước sẵn sàng hợp tác với chi phí thấp nhất có thể.5.  Đóng gói chuyển giao tài liệu số- KIPOS cung cấp các công cụ để giúp cho việc xuất khẩu siêu dữ liệu và nội dung tài liệu, đóng gói chuyển giao sang hệ thống khác hoặc khai thác ở chế độ offline.

- Siêu dữ liệu được đóng gói khi xuất khẩu sẽ bao gồm tất cả các siêu dữ liệu nhúng bên trong một tài liệu METS, đảm bảo đầy đủ dữ liệu cần thiết để nhập khẩu vào hệ thống mới.”

[4]


Xem thêm tại: PM Thư viện điện tử - Thư viện số Kipos

Tịch trong tiếng Hán nghĩa là gì

Hình ảnh minh họa phần mềm Kipos (Nguồn ảnh: Công ty CP Phần mềm Quản lý Hiện đại)

3. Xây dựng đội ngũ chuyên trách về việc phục vụ, khai thác thư tịch Hán – NômVì nhiều lí do khác nhau và điều kiện chưa cho phép nên hiện những đội ngũ chuyên trách về khai thác thư tịch Hán – Nôm tại các Thư viện ở Việt Nam chưa phổ biến và nhiều. Để thư tịch Hán – Nôm được phục vụ đến với bạn đọc thuận lợi hơn, đồng thời khai thác triệt để mọi nội dung của dạng tài liệu này theo nhiều cách thức khác nhau các Thư viện cần phải có một đội ngũ chuyên trách, được tào tạo ngắn hạn hoặc có trình độ về văn phạm Hán – Nôm, với các kĩ năng xử lý thông tin căn bản; đồng thời về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, tạo lập các tài liệu số Hán – Nôm thì các cán bộ Thư viện có thể nhờ đến sự giúp đỡ của Công ty IDT chúng tôi, với đội ngũ kĩ thuật và nghiệp vụ kinh nghiệm lâu năm, chuyên nghiệp trong hoạt động tư vấn, hướng dẫn, demo sử dụng sản phẩm máy móc và các phần mềm Thư viện hiện đại.

Xem thêm tại: Dịch vụ gia hạn bảo trì hệ thống thiết bị

Tịch trong tiếng Hán nghĩa là gì

Cán bộ kĩ thuật của Công ty IDT trình bày về sản phẩm của Công ty tại Thư viện Khoa Thông tin - Thư viện (ĐH Quốc gia) (Nguồn ảnh: IDT) 

C. KẾT LUẬN
Trong thời đại mới văn hóa, xã hội và kinh tế luôn đồng hàng cùng nhau. Kinh tế phát triển vững mạnh thì mới có thể đầu tư cho việc kiến tạo, xây dựng văn hóa, xã hội; ngược lại các vấn đề văn hóa, xã hội nếu có thể đậm đà, giàu bản sắc, ổn định thì mới có thể thúc đẩy kinh tế. Văn hóa vừa là tiền đề vừa là kết quả của một nền kinh tế biết đầu tư, khai thác vì lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Các giá trị văn hóa, lịch sử được lưu trữ, truyền dạy qua nhiều thế hệ tiếp nối, để rồi từ đó thành những truyền thống quý báu, tốt đẹp của dân tộc. Các thư tịch Hán – Nôm là nguồn tài sản quý báu của Quốc gia cần phải được trân trọng, gìn giữ. Từ những thư tịch cổ ta có thể soi chiếu, nhận định các vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị… đã qua để rồi từ đó có thêm nhiều nhận định trong công cuộc nghiên cứu khoa học góp phần đóng góp cho đất nước sau này. Thư viện là một trung tâm thông tin có trách nhiệm cùng chung tay với đất nước, với dân tộc để lưu trữ, truyền bá, phổ biến những vốn tài liệu thư tịch Hán Nôm này. 

Để được tư vấn thêm về ý tưởng này, vui lòng liên hệ: VP Hà Nội: Biệt thự B2 Lô 18 Khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội

024.3222.2720, hoặc 024.62911401Kinh doanh: 038.786.5698VP TP HCM: P.609, 43/4 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM

 

028.2229.55010938.651.659HỖ TRỢ KỸ THUẬT

VPHN: 024.62.911.224

VPHCM: 0938.651.659

Danh mục tài liệu tham khảo:

[1] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Chữ Hán, truy cập vào ngày 20/04/2020 tại địa chỉ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n

[2] Bách khoa toàn thư mở Wikipdia, Chữ Nôm, truy cập vào ngày 20/04/2020 tại địa chỉ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_N%C3%B4m

[3] Dương Đình Hòa (2019), Ứng dụng giải pháp công nghệ trong hoạt động của thư viện, Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo: Tổng kết công tác ứng dụng Khung phân loại thập phân Dewey, ấn bản 23 tiếng Việt trong các thư viện Việt Nam (2014 – 2019), Thư viện Quốc gia Việt Nam, Đà Nẵng, tr.230 – 244.

[4] Giới thiệu một số đặc điểm tính năng nổi bật so với một số giải pháp khác, truy cập vào ngày 24/04/2020 tại địa chỉ: http://kipos.vn/ContentBrowser.aspx?contentid=8

[5] Mai Linh Lan (2019), Cứu nguồn di sản quý ở Thái Nguyên, truy cập vào ngày 20/04/2020 tại địa chỉ: http://vannghethainguyen.vn/2019/03/07/cuu-nguon-di-san-quy-o-thai-nguyen/

[6] Nguyễn Hưởng (2015), Cẩn trọng lưu giữ thư tịch cổ, truy cập vào ngày 20/04/2020 tại địa chỉ: http://baobacgiang.com.vn/bg/van-hoa/151690/can-trong-luu-giu-thu-tich-co.html

[7] Nguyễn Ngọc Mô (2002), Tìm hiểu lịch sử ngành thư viện - lưu trữ hồ sơ Việt Nam, NXB. Thế giới, Hà Nội.

[8] Nguyễn Yến Vân, Vũ Dương Thúy Ngà (2010), Thư viện học đại cương – H. : NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9] Phạm Thị Lành, Tư liệu Hán – Nôm ở Quảng Nam, nguồn di sản văn hóa quý và những vấn đề đặt ra, truy cập vào ngày 20/04/2020 tại địa chỉ: http://baotang.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=63&Group=53&NID=1822&tu-lieu-han-nom-o-quang-nam-nguon-di-san-van-hoa-quy-va-nhung-van-de-dat-ra

[10] Trần Minh Nhớ (2017), Giải pháp phát huy giá trị vốn tài liệu Hán Nôm tại các thư viện Việt Nam, truy cập vào ngày 20/04/2020 tại địa chỉ: http://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/giai-phap-phat-huy-gia-tri-von-tai-lieu-han-nom-tai-cac-thu-vien-viet-nam.html

[11] Trần Nghĩa, Di sản Hán Nôm Việt Nam, truy cập vào ngày 20/04/2020 tại địa chỉ: http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=462

[12] Trần Nghĩa (2019), Sưu tầm bảo vệ thư tịch Hán Nôm, truy cập vào ngày 20/04/2020 tại địa chỉ: http://www.vns.edu.vn/index.php/vi/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/1237-suu-tam-bao-ve-thu-tich-han-nom_______________________________________________

Sưm tầm và tổng hợp bài viết: Hải Anh.


Ngày đăng: 24/04/2020.
Ảnh bìa bài viết: https://toquoc.mediacdn.vn/