Thực trạng sử dụng thịt của người dân hiện nay

Thực trạng sử dụng thịt của người dân hiện nay
Trưởng Ban QLATTP Phạm Khánh Phong Lan thông tin tại buổi họp báo. (ảnh Đan Như)

(Thanhuytphcm.vn) - Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và Phục hồi kinh tế TPHCM diễn ra chiều 4/4, các nội dung liên quan quản lý an toàn thực phẩm, hoạt động thương mại, thu phí hạ tầng cảng biển đã được đại diện cơ quan chức năng thẳng thắn trao đổi với các cơ quan báo chí.

Không để tình trạng thịt heo bẩn tràn lan trên thị trường

Liên quan đến thông tin đường dây cung cấp thịt heo bẩn được một số cơ quan báo chí phản ánh, Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM (QLATTP) Phạm Khánh Phong Lan cho biết, đây là lĩnh vực thuộc quản lý của Chi cục Chăn nuôi và thú y của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM. Tuy nhiên, khi xảy ra sự việc UBND TPHCM đã chỉ đạo xem xét kỷ luật các cán bộ thú y và rà soát lại quy trình. Sự việc xảy ra là bài học cho cơ quan quản lý phải làm sao để chấn chỉnh tình trạng này. Ban QLATTP đã báo cáo lên UBND TP để cùng có cơ chế quản lý, giám sát chứ không phó mặc toàn bộ khâu chăn nuôi, giết mổ cho lực lượng nông nghiệp.

Theo phản ánh của cơ quan báo chí một số địa chỉ sử dụng thịt heo chết, trong 5 đơn vị khi đột xuất kiểm tra thì có 2 cơ sở không kinh doanh thịt heo. Tại 2 cơ sở ở Hóc Môn đã phát hiện 953 kg thịt heo bẩn, đơn vị đã xử phạt 50 triệu đồng và tiêu hủy toàn bộ số thịt heo. Còn 1 cơ sở tại phường 25, quận Bình Thạnh đã được UBND phường xử phạt về việc kinh doanh thịt không trình được nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, đa số heo giết mổ tại TP cũng như một số tỉnh bạn đưa về chợ đầu mối của TP và lúc này, lực lượng của Ban sẽ kiểm tra heo về truy xuất nguồn gốc để kịp thời phát hiện. Hầu như đêm nào đơn vị cũng nhận được các báo cáo thịt heo không nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng và bị bắt, tiêu hủy tại chỗ. Tuy nhiên, không nên vì một vụ việc mà chúng ta kết luận là thịt heo bẩn tràn lan trên thị trường hiện nay, không có việc tràn lan thịt heo bẩn. Việc này được chứng minh bằng số lượng mẫu thịt heo được Ban QLATTP đi lấy mẫu, kiểm tra, kiểm soát về độ nhiễm khuẩn hay các tiêu chí an toàn vẫn trong giới hạn cho phép.

Để hạn chế thực phẩm không an toàn, bà Phạm Khánh Phong Lan đề nghị người dân mua thịt heo ở các siêu thị hay địa chỉ hợp pháp, uy tín. Bên cạnh đó, trong thời gian dịch bệnh xảy ra, người dân thực hiện giãn cách xã hội, thiếu thực phẩm tươi sống, nên có tình trạng buôn bán thực phẩm, hay bán rong, tự phát tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. Để chấn chỉnh tình trạng này không chỉ Ban QLATTP mà còn trật tự đô thị, các phường xã, quận huyện cũng phải chung tay. Quan trọng nhất là ý thức của người dân cần được nâng cao, không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Tổng số tiền đã thu từ phí hạ tầng cảng biển gần 12 tỷ đồng

Thông tin về chương trình bình ổn thị trường tại TP, Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết, trên cơ sở bảng giá mới các mặt hàng tham gia chương trình bình ổn thị trường năm 2022 vừa được công bố, Sở Công thương tiếp tục phối hợp Sở Tài chính, Cục Quản lý thị trường, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức kiểm tra trong công tác quản lý điều hành bình ổn thị trường. Công tác kiểm tra này sẽ được thực hiện thường xuyên liên tục. Sở Công thương cũng đề nghị Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra quản lý thị trường, theo dõi sát diễn biến của các mặt hàng thiết yếu, trong đó, chú trọng đến xăng dầu, thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng tình hình biến động thị trường găm hàng, trục lợi bất chính. Bên cạnh đó, Sở Công thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ hệ thống phân phối trên địa bàn TP đưa ra các chương trình, vận động các hệ thống có chương trình chiết khấu nhằm giảm giá cả hàng hóa, giảm áp lực hàng hóa tăng lên.

Thực trạng sử dụng thịt của người dân hiện nay
Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thị Kim Ngọc thông tin tại buổi họp báo. (ảnh Đan Như)

Về tình trạng một số chợ truyền thống vắng khách, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết, từ giai đoạn phục hồi kinh tế, UBND TP Thủ Đức, các quận huyện đã vận động đưa các chợ truyền thống sau giai đoạn ngưng do dịch bệnh đi vào hoạt động. Đến nay khoảng 92% các chợ đi vào hoạt động. Một số chợ do dịch bệnh và xuống cấp tạm ngưng để sửa chữa, nâng cấp. Một số chợ vắng khách là do thời gian dịch bệnh một số tiểu thương chuyển từ buôn bán trực tiếp qua trực tuyến; đến nay vẫn duy trì hình thức này…

Thông tin về kết quả thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Bùi Hòa An cho biết, tính đến 15 giờ 30 ngày 4/4, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên hệ thống là 6.780, tổng số lượng tờ khai đăng ký là 16.582, tổng số biên lai đã phát hành là 9.579. Tổng số tiền đã thu là 11,964 tỉ đồng trên tổng số tiền phải thu là 26,277 tỉ đồng.

Thực trạng sử dụng thịt của người dân hiện nay
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Bùi Hòa An thông tin tại buổi họp báo. (ảnh Đan Như)

“Doanh nghiệp có thể nộp tiền ngay khi mở tờ khai hải quan hoặc nộp chậm khi hàng hóa bắt đầu di chuyển về các kho, do đó, số tiền đã kê khai sẽ thu được trong thời gian khác nhau” – đồng chí Bùi Hòa An cho biết.

Đại diện Sở Giao thông vận tải TP cho biết, về thu phí trong và ngoài địa bàn TPHCM, số thu phí này ở trong TP là khoảng 45%, còn ngoài thành phố 55%. Đến giờ này có thể đánh giá là hệ thống thu phí hoạt động ổn định, thông suốt, đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia vận hành chính thức.

S. Hải

Tin liên quan

An toàn thực phẩm luôn là vấn đề được mọi người quan tâm đến mọi thời đại. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định pháp luật cụ thể. Thực trạng an toàn thực phẩm đang là vấn đề được mọi người quan tâm đến. Như vậy thì thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay là gì? Các quy định về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay như thế nào. Để tìm hiểu hơn về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay nhé.

Thực trạng sử dụng thịt của người dân hiện nay

Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay

  • An toàn vệ sinh thực phẩm hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
  • Những công ty chuyên cung cấp thực phẩm, chế biến thực phẩm và buôn bán thực phẩm tại chợ cũng đều cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tối đa cho người dân.

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay bao gồm những vấn đề như sau:

Thứ nhất: Thực phẩm bẩn đang tràn lan ngoài thị trường:

  • Các thực phẩm không đảm bảo về chất lượng,
  • Không rõ nguồn gốc khiến nhiều người tiêu dùng khó để lựa chọn được những sản phẩm đảm bảo an toàn.

Thứ hai: Ngày càng có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng :

  • Thuốc kích thích tăng trưởng,
  • Sử dụng cám tăng trưởng trong chăn nuôi,
  • Những hóa chất cấm trong chế biến nông thủy sản và sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối…

Thứ ba: Quy trình chế biến không nghiêm ngặt hay do nhiễm độc từ :

  • Môi trường không đảm bảo vệ sinh
  • Sử dụng nước thải sinh hoạt trong chế biến
  • Nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho các hàm lượng kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh trong rau, củ, quả cao hơn nhiều so với quy định, hoặc thực phẩm không được rõ nguồn gốc … gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu.
  • Nhiều cơ sở chế biến không bảo đảm vệ sinh, máy móc không bảo đảm đúng yêu cầu quy định của Nhà nước.

Thứ năm: Các thông tin về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay

  • Ngộ độc thực phẩm,
  • Tình hình vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh gia súc, gia cầm, … xảy ra ở một số nơi làm cho người tiêu dùng thêm phần hoang mang, lo lắng.

Thứ nhất, báo cáo gần đây của cơ quan chức năng:

  • Công tác đảm bảo ATTP mặc dù đã có nhiều tiến bộ , tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để.
  • Công tác chế biến, sản xuất, kinh doanh trái luật ngày càng tinh vi và có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
  • Trong khi đó, nhịp sống hiện đại ngày càng hối hả nên người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là thực phẩm sạch và đâu là thực phẩm bẩn.

Thứ hai, theo số liệu thống kê của Cục Quản lý An toàn vệ sinh Thực phẩm của Bộ Y Tế:

  • Số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm hay số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao,
  • Đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm.
  • Các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp và có nhiều người tử vong vì ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn…

Trong khi đó, thông tin về Thực trạng An toàn Thực phẩm hiện nay còn gây nhiều tranh cãi và nhiều đối tượng lợi dụng sự hoang mang người tiêu dùng để tung ra những tin gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Giải Pháp đảm bảo An toàn thực phẩm hiện nay

Trước thực trạng về thực phẩm bẩn, không hợp vệ sinh; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030.

Để giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, cần sự đồng bộ từ 3 phía giải pháp: Cơ chế – chính sách; kinh tế – xã hội ; Khoa học – công nghệ cũng như hành động từ phía: Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.

Nhà nước cần điều chỉnh các văn bản luật:

  • Quy định có liên quan đến VSATTP cho phù hợp với tình hình đất nước,
  • Khắc phục tình trạng chồng chéo; đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về những văn bản pháp luật liên quan đến ATTP.
  • Bên cạnh đó, cần đề ra những chính sách nhằm ngăn chặn các sản thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta; gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
  • Các cơ quan thẩm quyền liên quan cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, giết mổ động thực vật, trồng trọt, cơ sở chế biến,…), xử phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng vi phạm VSATTP.
  • Các cơ sở sản xuất, chế biến cần phải có những biện pháp để hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng mọi tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận.
  • Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh; tránh vì lợi ích riêng hay mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.
  • Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng các loại thực phẩm.
  • Người dân cần thận trọng nhiều hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua những thực phẩm kém chất lượng, gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.

Hiện nay việc xin ‘giấy phép an toàn thực phẩm’ là điều kiện bắt buộc phải có đối với những đối tượng phải xin giấy phép; Nếu cơ sở, doanh nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi nhưng chưa có giấy chứng nhận này cần phải bổ sung gấp

Đối tượng bắt buộc phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo quy định tại Khoản 01, Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Tất cả Cơ sở sản xuất kinh doanh ngành thực phẩm phải:

  • Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm khi hoạt động
  • Trừ trường hợp tại khoản 01, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP .
  • Theo quy định tại Khoản 01, Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì cơ sở doanh nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện phải cấp giấy phép attp thì sẽ phải xin cấp giấy phép attp.
  • Nếu thuộc đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mà không xin giấy phép thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật (nếu bị cơ quan thẩm quyền phát hiện) và sản phẩm, doanh nghiệp không được người tiêu dùng tin tưởng.

Theo quy định tại Điều 24 Luật an toàn thực phẩm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống, cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định của Luật an toàn thực phẩm;
  • Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.

Theo quy định tại Điều 12 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng như sau:

  • Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
  • Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.
  • Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
  •  Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.
  • Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
  • Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn