Thông tư hướng dẫn Nghị định 125 năm 2022

16/12/2020

Xem với cở chữ : A- A A+

ot-so-diem-moi-trong-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-thue-hoa-don-theo-nghi-dinh-so-125-2020-nd-cp-ngay-19-10-2020-cua-chinh-phu [Cổng TTĐT tỉnh AG]- Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn [có hiệu lực từ ngày 05/12/2020]. Nghị định đã điều chỉnh, bổ sung một số quy định và tăng mức phạt tiền, bổ sung chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Nhằm để người nộp thuế [NNT] kịp thời nắm bắt các quy định mới, chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và sử dụng hóa đơn tránh sai sót. Cục Thuế thông báo một số nội dung của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP như sau:

1. Về phạm vi điều chỉnh của Nghị định

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và một số thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Nghị định này không áp dụng đối với:

- Vi phạm hành chính về phí, lệ phí;

- Vi phạm hành chính về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan quản lý thu;

- Vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã của các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.

2. Một số điểm mới của Nghị định mà NNT cần lưu ý

2.1. Về quy định chung

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

- Bổ sung quy định khi pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp của NNT, nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền là đối tượng bị xử phạt [khoản 1 Điều 3].

- Quy định chi tiết các đối tượng bị xử phạt là tổ chức, trong đó quy định rõ đơn vị phụ thuộc của DN, địa điểm kinh doanh trực tiếp, kê khai nộp thuế, sử dụng hóa đơn được xác định là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn [khoản 2 Điều 3].

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

- Bổ sung quy định chi tiết trường hợp NNT chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc sự kiện bất khả kháng không bị xử phạt [khoản 1 Điều 9].

- Bổ sung quy định 02 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế tại Điều 9:

+ Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với NNT vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của NNT.

 + Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

- Bổ sung quy định không áp dụng xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế tại khoản 6 Điều 11 đối với 03 trường hợp:

+ Cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi được cấp thẻ căn cước công dân.

+ Cơ quan chi trả thu nhập chậm thông báo thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi NNT thu nhập cá nhân là các cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân được cấp thẻ căn cước công dân.

+ Thông báo thay đổi thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế về địa chỉ NNT quá thời hạn quy định do thay đổi địa giới hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Nghị quyết của Quốc hội.

Nguyên tắc xử phạt tổ chức, cá nhân cùng một thời điểm thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

- Bổ sung quy định trường hợp cùng một thời điểm NNT khai sai nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.

- Bổ sung quy định trường hợp cùng một thời điểm NNT chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì NNT bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;

- Bổ sung quy định rõ hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP [điểm d khoản 3 Điều 5].

- Bổ sung nguyên tắc trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

- Bổ sung quy định rõ về tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính thuế quy mô lớn” là vi phạm hành chính với số tiền thuế [số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn] từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc giá trị hàng hóa, dịch vụ từ 500.000.000 đồng trở lên [khoản 2 Điều 6];

- Bổ sung quy định rõ về tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính về hóa đơn” có quy mô lớn là vi phạm hành chính từ 10 số hóa đơn trở lên [khoản 2 Điều 6].

Nguyên tắc xác định mức phạt tiền khi áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

- Sửa đổi quy định về xác định mức phạt tiền khi áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế:

+ Hiện hành: mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.

+ Quy định mới: mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 10% mức phạt trung bình của khung phạt tiền [điểm d khoản 4 Điều 7].

- Bổ sung quy định rõ nguyên tắc xác định mức phạt tiền khi áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với hành vi vi phạm về hóa đơn: mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt.

Thêm vào đó, Nghị định đã điều chỉnh, bổ sung một số quy định như: giải thích một số cụm từ sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; hình phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả và thời hạn truy thu thuế.

2.2. Về quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định đã điều chỉnh, bổ sung chế tài xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và tăng mức phạt tiền đối với:

- Các hành vi vi phạm hành chính về thuế quy định từ Điều 10 đến Điều 19 như: hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thuế; vi phạm thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế; khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế; chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn; trốn thuế;…

- Các hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn quy định từ Điều 20 đến Điều 31 như: hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử; vi phạm quy định về hóa đơn đặt in; cho, bán hóa đơn; vi phạm quy định về phát hành hóa đơn; vi phạm quy định về lập hóa đơn; vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn; vi phạm quy định về hủy, tiêu hủy hóa đơn; sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;...

Lưu ý: NNT áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật này trước ngày 01/7/2022, nếu vi phạm quy định về hóa đơn điện tử thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

2.3. Quy định tại một số văn bản pháp luật sẽ hết hiệu lực từ ngày 05/12/2020

Nghị định số 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ 05/12/2020. Cũng kể từ thời điểm nêu trên, quy định tại các Thông tư, Nghị định dưới đây sẽ hết hiệu lực thi hành:

- Chương I và Chương III Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

- Khoản 2 Điều 4 Chương I, Chương IV, Điều 44 Chương V Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;

- Điều 3 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;

- Bên cạnh đó thì Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013; Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014; Thông tư số 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 của Bộ Tài chính cũng là các văn bản pháp luật sẽ hết hiệu lực vào 05/12/2020.

2.4. Hướng dẫn xử lý chuyển tiếp

Điều 45 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:

- Đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn xảy ra từ ngày 01/7/2020 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định tại Chương XV Luật số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng hành vi vi phạm đó kết thúc kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm đó.

- Các quy định về xử phạt tại Chương I, II, III Nghị định này, quy định về hoãn, miễn thi hành quyết định xử phạt có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được áp dụng đối với hành vi xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.

- Đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã bị xử phạt trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức còn khiếu nại, khởi kiện thì được giải quyết theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn và các quy định pháp luật liên quan có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

Văn bản Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, Công văn số 4818/TCT-PC ngày 12/11/2020 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc một số điểm mới trong xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn được Cục Thuế đăng tải trên website của Cục Thuế [//angiang.gdt.gov.vn] và gửi qua địa chỉ email của DN.

Cục Thuế thông báo đến DN, tổ chức, cá nhân trên địa bàn được biết. Trường hợp có vướng mắc, NNT liên hệ Cục Thuế [Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT] qua số điện thoại 02963.841623 hoặc email: để được hướng dẫn, giải đáp cụ thể./.

Tải về: Thông báo số 1865 /TB-CT

Cục Thuế tỉnh An Giang

Video liên quan

Chủ Đề