Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo

Trong thời gian hiện nay, có một số thay đổi trong quy trình tiếp nhận, thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, cơ quan, tổ chức.  Không phải tất cả đơn đều được thụ lý giải quyết mà phải đảm bảo đủ các tiêu chí thụ lý đơn về quy trình xử lý đơn.

Theo quy định của Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2021 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, việc tiếp nhận, xử lý ban đầu không phụ thuộc vào tiêu đề của đơn mà phụ thuộc vào nội dung đơn. Và điều kiện xử lý đơn. Cụ thể như thế nào? Trong bài viết này, tôi phân tích một số tiêu chí mới về thụ lý đơn trong thời gian hiện nay.

– Đầu tiên, việc phân loại đơn căn cứ vào nội dung trình bày trong đơn, mục đích, yêu cầu của người viết đơn, không phụ thuộc vào tiêu đề của đơn.  Chính vì vậy, công chức làm công tác xử lý đơn không phân loại đơn theo tiêu đề của đơn mà phải đọc toàn bộ nội dung đơn để phân loại. Mặt khác, phải xem xét mục đích, yêu cầu của người viết đơn, như thế việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mới đi đúng hướng, giải quyết được vấn đề, không để tình trạng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh kéo dài, gây mất trật tự, an ninh xã hội.

Thứ hai, điều kiện xử lý đơn bổ sung một số quy định mới

Theo điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư số 05/2021/TT-TTCP về đơn đủ điều kiện xử lý có bổ sung một số quy định mới, cụ thể:

– Về chữ viết trong đơn: Bổ sung trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng. Trong trường hợp này, đối tượng là người nước ngoài, công ty nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam, sinh sống và làm việc tại Việt Nam có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, nhưng phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt Nam đã được công chứng.   

Đối với đơn khiếu nại: Ngoài các yêu cầu về việc ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, Thông tư số 05/2021/TT-TTCP còn bổ sung thêm quy định mới về yêu cầu bổ sung thêm tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại.

Đối với đơn tố cáo: Ngoài các yêu cầu được giữ nguyên theo quy định cũ, Thông tư số 05/2021/TT-TTCP còn bổ sung yêu cầu về cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

Đặc biệt, Thông tư số 05/2021/TT-TTCP bổ sung thêm một trường hợp đủ điều kiện xử lý đơn, cụ thể: “Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo”.

Thứ ba, quy định mới về đơn không đủ điều kiện xử lý

Thông tư số 05/2021/TT-TTCP bổ sung thêm hai trường hợp đơn không đủ điều kiện xử lý:

– Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đơn có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

– Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được.

Thứ tư, quy định mới về xử lý đơn tố cáo không đúng thẩm quyền

Theo khoản 2  Điều 14 Thông tư số 05/2021/TT-TTCP về xử lý đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết quy định: “Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời hạn theo quy định của Luật Tố cáo mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ra văn bản yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do chậm giải quyết, xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo và phải báo cáo kết quả giải quyết”. Theo quy định này, ngoài việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới phải giải quyết đơn tố cáo, Thông tư số 05/2021/TT-TTCP còn bổ sung thêm quy định về yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do chậm giải quyết, xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo.

Thứ năm, xử lý đơn tố cáo hành vi vi phạm thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại

Điều 17 Thông tư số 05/2021/TT-TTCP có bổ sung quy định mới về việc xử lý đơn tố cáo hành vi vi phạm thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, cụ thể:

1. Đơn tố cáo người giải quyết khiếu nại vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thì không thụ lý đơn theo quy định của Luật Tố cáo. Trong trường hợp này, người xử lý đơn hướng dẫn người có đơn tiếp tục thực hiện việc khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Đối với đơn tố cáo mà người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm một trong các điều cấm được quy định tại các khoản 1, 2 và 4 của Điều 6 Luật Khiếu nại thì thụ lý giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo”.

Theo quy định này, trường hợp người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm về điều cấm quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể: “Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật; bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại” thì người có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

Trên đây là một số tiêu chí mới về quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo Thông tư số 05/2021/TT-TTCP có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2021.

ThS. Phạm Thị Thùy Dương

Giảng viên, Khoa Nghiệp vụ 2

Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn., Ủy ban nhân dân cấp xã

Đăng nhập

Phamlaw xin được tư vấn thời gian, Quy định việc giải quyết việc tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Thứ nhất: Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau:

Căn cứ: “Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.”

Như vậy, người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhưng phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình đồng thời phải trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

Về việc, tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo và thời hạn giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật Tố cáo 2011:

Thứ hai: Việc tiếp nhận và xử lý thông tin:

Cũng căn cứ Điều 20,Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

1. Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;

b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

2. Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:

a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;

b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

3. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

Thứ ba: Thời gian giải quyết đơn tố cáo

Căn cứ Điều 21. Thời hạn giải quyết tố cáo

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

2. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.