Thở áp lực dương là gì

THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC (CPAP)

ĐẠI CƯƠNG

Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là một phương pháp hỗ trợ người bệnh bị suy hô hấp mà còn khả năng tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở

CHỈ ĐỊNH

Phòng xẹp phổi ở trẻ đẻ non tuổi thai < 32 tuần

Cơn ngừng thở trẻ sơ sinh đẻ non

Suy hô hấp do bệnh lý tại phổi ở trẻ sơ sinh: viêm phổi, bệnh màng trong, xẹp phổi

Suy hô hấp sau mổ lồng ngực, bụng

Cai máy thở

Lưu ý: người bệnh phải tự thở được

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị tật đường hô hấp trên (sứt môi .hở hàm ếch ,teo lỗ mũi sau ,teo thực quản có dò khí thoát vị hoành ,

Ngừng thở kéo dai>20 giây

Tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu

Thoát vị cơ hoành

Viêm phổi có bóng khí hoặc phổi có kén khí bẩm sinh

Tăng áp lực nội sọ: viêm màng não, xuất huyết não-màng não

Choáng do giảm thể tích tuần hoàn chưa bù

Xuất huyết mũi nặng

TIÊU CHUẨN DỪNG CHO THỞ CPAP

Trẻ không còn biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng ,thở đều hồng hào không co kéo cơ hô hấp

Chụp Xquang phổi ; phổi đã nở tốt ( nếu có điều kiện kiểm tra X quang )

Thở CPAP với áp lực 5cm nước nồng độ 02 khi thở vào (Fi02) 30% mà vẫn duy trì Sp02 92%

Khi thở CPAP thất bại ( yêu cầu Fi02)

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ, điều dưỡng

Phương tiện

Máy CPAP đã tiệt trùng và hệ thống oxy

Máy hút và ống hút cỡ số 6

Máy đo độ bão hòa oxy qua da

Gọng thở CPAP (canuyl 2 mũi cỡ S- sơ sinh) hoặc ống thông mũi họng có ĐK 3mm, dài 7 cm

Dầu Paraphin -Băng dính cố định

Bệnh nhi

Hút sạch hầu họng và mũi

Cố định tay bệnh nhi

Hồ sơ bệnh án

Có chỉ định thở CPAP

Ghi rõ tình trạng của trẻ trước, sau khi thở CPAP (SpO2, mầu da, sự co rút ngực)

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Lắp máy CPAP

Đổ nước cất vô khuẩn vào bình làm ấm, đến vạch đã đánh dấu

Đặt mức áp lực dương (chính là chiều cao cột nước tại bình tạo PEEP)

Đặt mức nhiệt độ, độ ẩm thích hợp (32-34°C)

Nối với hệ thống oxy, khí nén

Bước 2: Chọn thông số

Chọn áp lực:

Sơ sinh non tháng :  4 cmH2O (10 lít/phút)

Sơ sinh đủ tháng :  6 cmH2O (12 lít/phút)

Điều chỉnh lưu lượng theo chỉ định cho phù hợp tình trạng bệnh nhi

Chọn nồng độ oxy tuỳ thuộc tình trạng bệnh nhi: nếu đang tím tái nên chọn FiO2 ban đầu là 100%, các ca khác thường bắt đầu với FiO2 là 30-40%

Bước 3: Đặt gọng CPAP hoặc đặt ống thông mũi họng

Xác định chiều sâu của ống thông theo cân nặng trẻ

P < 1500g: chiều sâu của thông 4 cm

P 1500- 2000g: chiều sâu của ống thông 4.5 cm

P > 2000g: chiều sâu của ống thông là 5 cm

Làm trơn ống thông bằng dầu Paraphin

Đặt gọng CPAP hoặc ống thông mũi họng vào mũi trẻ

Cố định bằng băng dính

Bước 4: Nối máy CPAP với bệnh nhi

Nối máy CPAP vào ống thông mũi họng đã được đặt vào người bệnh

THEO DÕI

Các dấu hiệu sinh tồn

Tri giác, SpO2 mỗi 15-30 phút/lần khi bệnh nhi bắt đầu thở CPAP sau đó theo dõi 1-2-3 giờ /lần theo y lệnh hoặc phụ thuộc vào tình trạng đáp ứng của trẻ

Điều chỉnh các thông số tùy theo đáp ứng

Điều chỉnh FiO2

Tốt: giảm dần FiO2 mỗi 10% sau 30 phút đến 1 giờ

Không tốt: tăng dần FiO2 mỗi 10% sau 30 phút đến 1 giờ

Duy trì FiO2 < 60%

Điều chỉnh áp lực

Tốt: giảm dần áp lực 1cmH2O sau 30 phút đến 1 giờ

Không tốt: tăng áp lực 1 cmH2O sau 30 phút đến 1 giờ

Áp lực tối đa  10 cmH2O

Tránh tăng, giảm áp lực đột ngột

Theo dõi hệ thống CPAP

Nhiệt độ khí hít vào, áp lực, FiO2, bình làm ẩm.

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Lưu ý: (thường gặp với áp lực >10 cmH2O)

Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: đặt áp lực phù hợp với bệnh lý và tuổi thai, theo dõi sát để điều chỉnh kịp thời

Choáng là hậu quả của việc cản trở máu tĩnh mạch về tim, giảm thể tích đổ đầy thất cuối tâm trương làm giảm cung lượng tim: cần đảm bảo thể tích tuần hoàn bằng các dịch truyền và thuốc dãn mạch

Tăng áp lực nội sọ: do áp lực dương trong lồng ngực hoặc do cố định canuyl quanh mũi quá chặt cản trở máu tĩnh mạch vùng đầu trở về tim. Do đó không nênchỉ định trong ca bệnh thần kinh trung ương, nhất là tăng áp lực nội sọ

Chướng bụng do hơi vào dạ dày, vì vậy nên đặt ống thông dạ dày để dẫn lưu

Video liên quan