Theo em vì sao sĩ phu Bắc Hà không ra cộng tác với triều đại Tây Sơn

Thái độ của sĩ phu bắc hà với phong trào tây sơn (1771 1802)

  • pdf
  • 107 trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THỊ HẰNG NGA

THÁI ĐỘ CỦA SĨ PHU BẮC HÀ
VỚI PHONG TRÀO TÂY SƠN (1771 - 1802)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Hà Nội - 2016

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THỊ HẰNG NGA

THÁI ĐỘ CỦA SĨ PHU BẮC HÀ
VỚI PHONG TRÀO TÂY SƠN (1771 - 1802)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 60 22 03 13

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS VŨ VĂN QUÂN

Hà Nội - 2016

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là
trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Đinh Thị Hằng Nga

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS Vũ Văn Quân, người
đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn toàn thể thầy, cô giáo Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thư viện trường, các thầy, cô và các
bạn trong tập thể lớp cao học Lịch sử Việt Nam QH-2013 đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ, động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Chân thành cảm ơn
Tác giả

Đinh Thị Hằng Nga

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ CUỐI THẾ KỶ XVIII ... 9
1.1. Khủng hoảng xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII ................................. 9
1.2. Vài nét về phong trào Tây Sơn ............................................................ 11
1.2.1. Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa, đánh đổ chế độ chúa Nguyễn ở
Đàng Trong, chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài .............................. 11
1.2.2. Kháng chiến chống quân xâm lược bảo vệ vững chắc nền độc
lập dân tộc ............................................................................................... 14
1.2.3. Xây dựng lại giang san .................................................................. 22
1.2.4. Chính sách đối ngoại với nhà Thanh ............................................ 24
Tiểu kết ........................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG CỦA SĨ PHU BẮC HÀ
VỚI PHONG TRÀO TÂY SƠN (1771-1802)................................................ 28
2.1. Các sĩ phu Bắc Hà thời Tây Sơn .......................................................... 28
2.1.1. Quan niệm chung về sĩ phu ........................................................... 28
2.1.2. Sĩ phu Bắc Hà trong thời Tây Sơn ................................................ 29
2.2. Thái độ ủng hộ Tây Sơn ....................................................................... 31
2.2.1. Nguyễn Đề .................................................................................... 34
2.2.2. Đoàn Nguyễn Tuấn ....................................................................... 35
2.2.3. Nguyễn Gia Phan .......................................................................... 37
2.2.4. Vũ Huy Tấn ................................................................................... 38
2.2.5. Nguyễn Huy Lượng ...................................................................... 39
2.2.5. Phan Huy Ích ................................................................................. 39
1

2.2.6. Ngô Thì Nhậm............................................................................... 41
2.2.7. Nguyễn Thiếp ................................................................................ 45
2.3. Khuynh hướng chống Tây Sơn, không ủng hộ Tây Sơn, muốn phục
hưng triều Lê - Trịnh ................................................................................... 46
2.3.1. Lý Trần Quán ................................................................................ 51
2.3.2. Lê Quýnh ....................................................................................... 51
2.3.3. Trần Công Xán .............................................................................. 53
2.3.4. Phạm Thái ..................................................................................... 56
2.3.5. Nguyễn Hành ................................................................................ 57
2.3.6. Ngô Thì Chí................................................................................... 58
2.3.7. Nguyễn Du .................................................................................... 58
2.4. Thái độ không rõ ràng .......................................................................... 62
2.4.1. Nguyễn Huy Tự............................................................................. 68
2.4.2. Bùi Huy Bích................................................................................. 69
2.4.3. Phạm Nguyễn Du .......................................................................... 71
2.4.4. Ngô Thì Đạo .................................................................................. 72
2.4.5. Bùi Dương Lịch ............................................................................ 73
Tiểu kết ........................................................................................................ 78
CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP CỦA SĨ PHU BẮC HÀ VỚI PHONG TRÀO
TÂY SƠN ........................................................................................................ 79
3.1. Chính trị................................................................................................ 79
3.2. Kinh tế .................................................................................................. 85
3.3. Quân sự ................................................................................................ 88
3.4. Văn hóa ................................................................................................ 92
Tiểu kết ........................................................................................................ 96
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 100

2

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các sĩ phu Bắc Hà ủng hộ phong trào Tây Sơn............. 31
Bảng 2.2. Danh sách các sĩ phu Bắc Hà chống đối phong trào Tây Sơn ....... 46
Bảng 2.3. Danh sách các sĩ phu Bắc Hà có thái độ không rõ ràng với phong
trào Tây Sơn .................................................................................... 62

3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh vào thế kỷ XV, sang thế kỷ XVI,
XVII chế độ này đã bộc lộ những dấu hiệu khủng hoảng với sự chia cắt đất nước
thành Bắc Triều và Nam Triều rồi Đàng Trong và Đàng Ngoài. Cùng với đó là liên
tiếp các cuộc chiến tranh giữa hai miền càng làm xã hội trở nên bất ổn. Hệ quả của
nó là hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra trên phạm vi cả nước. Trong đó,
tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi
vẻ vang trên nhiều phương diện: Đánh đổ các tập đoàn phong kiến đã thối nát, đánh
tan quân xâm lược Xiêm - Thanh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Tuy nhiên, sau khi vua Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn lục đục và đó là cơ
hội để Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lập lên vương triều nhà Nguyễn.
Sĩ phu Bắc Hà được nhắc đến nhiều trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, Trịnh
- Nguyễn phân tranh và dưới thời Tây Sơn. Trước hoàn cảnh lịch sử mới, giới nho
sĩ Bắc Hà đã buộc phải đứng trước sự lựa chọn mang tính bước ngoặt: Hoặc theo
phong trào Tây Sơn để xây dựng nên cơ nghiệp mới nhưng buộc phải từ bỏ lòng
trung quân đối với chính quyền Lê - Trịnh. Một bộ phận khác nặng lòng với chế độ
cũ muốn phục dựng lại nhưng thế và lực yếu ớt. Bên cạnh đó, một bộ phận sĩ phu
sống ẩn mình, thờ ơ với thời cuộc. Nghiên cứu về thái độ sĩ phu Bắc Hà với phong
trào Tây Sơn là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần làm sáng tỏ hơn các
khía cạnh của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII vốn đã đầy biến động. Mặt khác,
nghiên cứu thái độ của sĩ phu Bắc Hà với phong trào Tây Sơn còn nhằm giúp cung
cấp thông tin, tài liệu, kiến thức cho học sinh trung học phổ thông về thời kỳ trung
đại lịch sử Việt Nam. Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài Thái độ
của sĩ phu Bắc Hà với phong trào Tây Sơn (1771-1802) làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong trào Tây Sơn là đề tài lớn, đã thu hút sự chú ý, quan tâm nghiên cứu
của nhiều học giả trong và ngoài nước. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu,

4

nghiên cứu về phong trào Tây Sơn, về lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII trên nhiều
phương diện, khía cạnh khác nhau. Những công trình này gồm có các nhóm sau:
Nhóm công trình thông sử về lịch sử Việt Nam nói chung và giai đoạn 17711802 nói riêng. Các tác phẩm này đã khái quát bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát
triển của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ đồng thời làm rõ những diễn biến chung
nhất của Thời đại Tây Sơn. Trước hết, phải kể đến các bộ thông sử đồ sộ của triều
Nguyễn như Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, tập 1-2, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực
lục, tập I-V, Nxb Thuận Hoá, Huế. Các cuốn sử này đã cho chúng ta cái nhìn khái
quát về diễn biến lịch sử sôi động 30 năm cuối thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, dưới con
mắt của một vương triều đối địch, phần viết về vương triều Tây Sơn vẫn có những
thiên kiến nhất định.
Phạm Văn Sơn với Việt sử tân biên từ Tây Sơn đến Nguyễn Sơ, Nhà sách
Khai Trí, Sài Gòn là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm
7 quyển phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Trong đó,
Quyển 4 là từ Tây Sơn mạt điệp đến Nguyễn sơ.
Nhóm công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp tới phong trào Tây Sơn. Các
tác phẩm này đã nghiên cứu trực tiếp về phong trào Tây Sơn từ nhiều góc cạnh, trên
tất cả các phương diện như kinh tế - chính trị - quân sự - văn hóa - xã hội. Tiêu biểu
nhất là Tạ Chí Đại Trường (1973), Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802,
Văn Sử Học, Sài Gòn. Trong tác phẩm này, người đọc sẽ tìm thấy trong cuốn sách
giá trị của một công trình khoa học thật sự với những biến cố, những nhân vật trong
một thời kỳ bi thương của lịch sử nước nhà. Trong đó có cả những trận chiến chống
quân xâm lược oai hùng nhất như: Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa
nhưng bên cạnh đó còn là nỗi đau của cảnh nồi da, xáo thịt giữa những người có
cùng một gốc gác mẹ cha.
Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế (2009), Tây Sơn - Thuận Hóa và
anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ Quang Trung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đây là cuốn kỷ yếu khoa học tập hợp các bài nghiên cứu trong cuộc Hội thảo lần

5

thứ 5 về Quang Trung và thời Tây Sơn được tổ chức tại Huế. Các báo cáo có
nhiều kết quả nghiên cứu mới dựa trên nguồn tư liệu được cập nhật qua nhiều
kênh, nhiều nghiên cứu từ khảo sát các tư liệu điền dã ở các địa bàn gắn với phong
trào và vương triều Tây Sơn. Qua những tư liệu mới, hội thảo tiếp tục khẳng định
vai trò quan trọng của vua Quang Trung trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân
tộc, thống nhất, bảo vệ đất nước.
Nhóm công trình đề cập tới các sĩ phu Bắc Hà trong thời Tây Sơn như: Trần
Quốc Vượng (2004), Danh nhân Hà Nội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Văn Tân
(1974), Ngô Thì Nhậm - Con người và sự nghiệp, Ty Văn hoá - Thông tin Hà Nội
xuất bản; Khai Sinh (1953), Trần Danh Án, một chí sĩ đời cuối Lê, Đông Tây xuất
bản; Nguyễn Thị Phượng (1995), Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Đề. Nhà xuất bản
Khoa học xã hội; Phạm Thế Ngũ (1963), Mai Quốc Liên (2001), Ngô Thì Nhậm, Tác
phẩm I, Nxb Văn học; Trần Nghĩa (1973), Tìm hiểu thái độ chính trị của Ngô Thì
Nhậm, Tạp chí Văn học, số 4; Văn Tân (1973), Ngô Thì Nhậm, một trí thức sáng suốt
và dũng cảm đã đi theo nông dân khởi nghĩa Tây Sơn, tạp chí Nghiên cứu lịch sử; Lê
Sỹ Thắng (1974), Vài ý kiến góp về vấn đề đánh giá một số nhân vật thời Tây Sơn,
tạp chí Triết học, số 5; Tảo Trang (1973), Bước đầu tìm hiểu về một số nhà văn trong
Ngô gia văn phái, Tạp chí Văn học, số 5; Phan Huy Lê (1974), Đô Đốc Đặng Tiến
Đông, một tướng Tây Sơn chỉ huy trận Đống Đa, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 154;
Vũ Khiêu (1973), Vấn đề đánh giá Ngô Thì Nhậm, tạp chí Văn học số 4
Các tác phẩm này đã cho chúng ta cái nhìn về tình hình các sĩ phu Bắc Hà
trong giai đoạn biến loạn hồi cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Tuy nhiên, đó mới
chỉ là cái nhìn riêng lẻ về từng cá nhân hoặc nhóm người mà chưa có sự tổng thể,
khái quát.
Nhìn chung, những công trình ở trên đã đề cập ở những góc độ và mức độ
khác nhau liên quan đến phong trào Tây Sơn và các sĩ phu Bắc Hà giai đoạn cuối
thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Kết quả nghiên cứu và những tư liệu quý báu của các
công trình này là cơ sở để tác giả kế thừa, vận dụng trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện luận văn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề

6

thái độ của sĩ phu Bắc Hà trước phong trào Tây Sơn một cách hệ thống, tổng quá
dưới góc nhìn lịch sử Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là làm sáng tỏ thái độ của sĩ phu Bắc Hà với phong trào
Tây Sơn (1771-1802).
Nhiệm vụ nghiên cứu là làm rõ các điều kiện chủ quan, khách quan tác động
đến thái độ, cách thức phản ứng của tầng lớp sĩ phu với phong trào Tây Sơn.
Làm rõ những kết quả phong trào Tây Sơn đã đạt được từ đó có cách nhìn nhận,
đánh giá về sự đóng góp của tầng lớp sĩ phu với phong trào Tây Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu thái độ của sĩ phu Bắc Hà
với phong trào Tây Sơn.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Thái độ của tầng lớp sĩ phu Bắc Hà với phong trào Tây Sơn.
Về thời gian: Từ năm 1771-1802, tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác
giả có đề cập đến một số sự kiện trước và sau khoảng thời gian trên.
Về không gian: Ở Đàng Ngoài.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp
logic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh.
Nguồn tư liệu tác giả sử dụng gồm hai nhóm chủ yếu sau:
Nhóm nguồn là các thư tịch cổ đã được các học giả, nhà nghiên cứu tiến
hành dịch ra chữ Quốc ngữ như: Đại Nam thực lục, Hoàng Lê nhất thống chí, Đại
Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, Lịch triều hiến chương loại chí
Nhóm thứ hai là nhóm các công trình nghiên cứu đã được in thành sách, các
bài nghiên cứu được đăng lên các tạp chí có đề cập đến phong trào Tây Sơn, tầng lớp
sĩ phu cuối thế kỷ XVIII, tình hình kinh tế - xã hội đất nước nửa cuối thế kỷ XVIII.

7

6. Đóng góp của luận văn
Khái quát được phong trào Tây Sơn (1771-1802), làm nổi bật được thái độ
của sĩ phu Bắc Hà với phong trào Tây Sơn. Qua đó, nhận xét, đánh giá về phong
trào Tây Sơn cũng như tầng lớp sĩ phu Bắc Hà cuối thế kỷ XVIII
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho quá trình giảng dạy ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Khái quát bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII
Chương 2. Khuynh hướng tư tưởng của sĩ phu Bắc Hà với phong trào Tây
Sơn (1771-1802)
Chương 3. Đóng góp của sĩ phu Bắc Hà với phong trào Tây Sơn

8

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ CUỐI THẾ KỶ XVIII
1.1. Khủng hoảng xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII
Từ những thế kỷ trước, do việc tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn
phong kiến, đất nước đã tạm thời bị chia cắt làm hai, lấy sông Gianh làm ranh giới.
Phía Bắc là Đàng Ngoài dưới sự cai trị của vua Lê - chúa Trịnh; phía Nam là Đàng
Trong dưới sự cai trị của chúa Nguyễn.
Ở Đàng Ngoài, vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền hành tập trung trong tay chúa
Trịnh. Từ giữa thế kỷ XVIII, chính quyền họ Trịnh ngày càng trở nên thối nát, các
chúa thi nhau ăn chơi, hưởng lạc, tiêu phí tiền của, công sức của nhân dân vào
những công trình xây dựng, những cuộc du ngoạn tốn kém. Cảnh ăn chơi của chúa
Trịnh được mô tả: Mỗi tháng, ba bốn lần chúa ngự chơi cung Thúy Liên trên bờ hồ
Tây, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt bờ hồ, các kẻ nội thần đều bịt khăn mặc
áo đàn bà, dàn bày bách hóa chung quanh bờ hồ đề bán [41, tr. 26]. Đời sống nhân
dân, nhất là nông dân hết sức khốn khổ. Nạn phu phen, tạp dịch, thuế khóa nặng nề.
Khắp nơi đồng ruộng bỏ hoang, chợ búa tiêu điều, xơ xác. Tình cảnh xã hội hết sức
thê thảm, nhà sử học Phan Huy Chú đã phê phán chính sách kinh tế của chúa Trịnh
Vì trưng thu quá mức, dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi thành ra
bần cùng mà phải bỏ nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà phải chặt cây sơn, có
người vì thuế vải lụa mà phải phá khung cửi. Cũng có người phải nộp gỗ cây mà
phải bỏ rìu búa, vì thu cá tôm mà phải xé lưới chài, vì phải nộp mật mía mà không
dám trồng mía, vì phải nộp bông chè mà bỏ hoang vườn tược [37, tr. 80].
Bước sang thế kỷ XVIII, Đàng Trong đã không giữ được sự ổn định về chính
trị, phát triển về kinh tế như thời kỳ trước. Chiến tranh kéo dài đã làm cho kinh tế
Đàng Trong trở nên kiệt quệ, chính quyền Đàng Trong cũng bước vào thời kì suy
thoái. Nạn chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ, tệ tham nhũng của quan lại,
sự gia tăng thuế má, phu phen, tạp dịch đã đẩy dân chúng vào tình trạng khốn
quẫn, khiến xã hội càng phân hóa mạnh.

9

Bọn quý tộc, quan lại Đàng Trong cũng đua nhau ăn chơi, hưởng lạc như
nhận xét của Lê Quý Đôn: Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường
xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, yên
ngựa, dây cương đều nạm vàng nạm bạc, áo quần là lượt nệm hoa, chiếu mây, lấy
phú quý, phong lưu để khoe khoang lẫn nhau Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo
như bùn, hoang phí vô cùng [42, tr. 369].
Bộ máy quan liêu họ Nguyễn ngày càng thêm nặng nề và trở thành công cụ
bóc lột vơ vét làm giàu của bọn quan lại. Số lượng quan lại các cấp cũng tăng lên
theo sự phát triển của nạn mua quan bán tước. Chế độ chính trị đó khiến cho sức sản
xuất xã hội bị ngưng trệ, nhân dân càng thêm khổ cực, điêu linh.
Như vậy, có thể thấy, từ giữa thế kỷ XVIII, các chính quyền phong kiến Việt
Nam suy thoái, khủng hoảng trầm trọng: Kinh tế trì trệ, chính trị không ổn định, đời
sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó,
hàng loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở khắp cả nước.
Ở Đàng Ngoài, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Vùng Hải Dương có cuộc
khởi nghĩa của Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển, Vũ Trác Oánh. Nam Định có cuộc khởi
nghĩa của Tú Cao, Vũ Đình Dung, Đoàn Danh Trấn; Lạng Sơn có Toản Cơ
Không ít những cuộc khởi nghĩa kéo dài trên 10 năm như cuộc khởi nghĩa ở vùng
Bắc Hà do Nguyễn Hữu Cầu chỉ huy, khởi nghĩa ở vùng Sơn Tây do Nguyễn Danh
Phương lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất ở Tây Bắc đã duy trì được
30 năm (1739-1769), khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa cũng tồn tại trên 30
năm (1738-1770).
Phong trào nổi dậy của các tầng lớp nhân dân, nông dân, dân tộc thiểu số ở
Đàng Trong cũng vô cùng sôi nổi. Cuộc nổi dậy của nông dân và thương nhân dưới
sự lãnh đạo của Linh Vương và Quảng Phú ở Quảng Ngãi, Quy Nhơn năm 1695;
cuộc nổi dậy do Lý Văn Quang, một thương nhân Hoa kiều lãnh đạo nổ ra ở Trấn
Biên năm 1747. Cuộc đấu tranh của đồng bào thiểu số như đồng bào Chăm ở Trấn
Biên (Gia Định) do Dương Bao Lai và Diệp Mã Lăng lãnh đạo năm 1746, cuộc nổi
dậy của dân tộc Hrê ở Quảng Ngãi năm 1770.

10

Đến nửa sau thế kỷ XVIII thủ lĩnh nông dân ở Quảng Ngãi là chàng Lía đã
lãnh đạo nghĩa binh nổi dậy giết bọn địa chủ, cường hào với khẩu hiệu Lấy của
nhà giàu chia cho dân nghèo có lúc đánh bại cả quân của chúa Nguyễn. Cuộc khởi
nghĩa của chàng Lía tuy bị dập tắt nhưng hình ảnh của chàng Lía và nghĩa quân
vẫn in đậm trong lòng người dân Quảng Ngãi. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra triền
miên suốt thế kỷ XVIII cùng các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến
Việt Nam với các nước lân bang càng làm cho đất nước trở nên rối loạn phản ánh
một tình trạng khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của chế độ phong kiến ở cả hai
miền và là những tín hiệu báo trước một cơn bão lớn của phong trào nông dân vùng
lên đấu tranh rộng lớn trong phạm vi toàn quốc.
1.2. Vài nét về phong trào Tây Sơn
1.2.1. Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa, đánh đổ chế độ chúa Nguyễn ở Đàng Trong,
chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài
Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ tập
hợp quần chúng dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn. Nắm được mâu thuẫn giữa các
phe phái trong nội bộ giai cấp thống trị Đàng Trong, các lãnh tụ khởi nghĩa nêu lên
khẩu hiệu Đánh đổ quyền thần Trương Thúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc
Dương. Với khẩu hiệu này cùng với uy tín của mình, các lãnh tụ khởi nghĩa ngay
từ buổi đầu đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, lôi kéo được
những bộ phận tiến bộ trong giai cấp phong kiến bấy giờ. Với khẩu hiệu Lấy của
người giàu chia cho người nghèo, nghĩa quân Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn
của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số dân tộc thiểu
số và lực lượng người Hoa như hai đạo quân của Lý Tài, Tập Đình. Lực lượng Tây
Sơn còn nổi tiếng vì thực hiện sự bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân. Sự
bình đẳng tại những vùng nghĩa quân kiểm soát đã được thể hiện rất rõ thông qua
những ghi chép của các giáo sĩ người Tây Ban Nha như Diego de Jumilla ghi lại:
Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang
súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng
giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không

11

gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho
người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn
cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ... [3, tr. 33]. Với khẩu hiệu
nhân nghĩa và hành động thực tiễn, các tầng lớp nhân dân thấy được sự ưu việt của
nghĩa quân Tây Sơn do đó, nhân dân theo nghĩa quân Tây Sơn ngày càng đông, lực
lượng của quân khởi nghĩa không ngừng lớn mạnh.
Sau hai năm khởi nghĩa, căn cứ nghĩa quân mở rộng gần hết phủ Quy Nhơn
gồm miền hạ đạo huyện Tuy Viễn, Bồng Sơn, Phù Ly. Mùa thu năm 1773, quân
Tây Sơn chiếm được thành Quy Nhơn, từ đó phát triển ra các thành Phú Yên, Bình
Thuận, Quảng Ngãi. Cuối năm 1773, nghĩa quân đã làm chủ một vùng rộng lớn từ
Quảng Nam đến Bình Thuận.
Lợi dụng những biến động ở Đàng Trong, tháng 10-1774, chúa Trịnh sai
tướng Hoàng Ngũ Phúc đem quân vượt sông Gianh tiến đánh quân Nguyễn. Quân
Trịnh chiếm được Phú Xuân, chúa Nguyễn phải rút chạy vào Gia Định. Tháng 51775, quân Trịnh tiến đánh quân Tây Sơn ở Phú Yên, Nguyễn Nhạc thua trận mất
Phú Yên, chỉ còn giữ Quy Nhơn và Quảng Ngãi. Quân Trịnh tiếp tục đi về phía
Nam vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Quân Tây Sơn
thua trận và đứng trước tình thế Lưỡng đầu thọ địch. Tính thế cấp bách buộc
những người lãnh đạo Tây Sơn phải lựa chọn 3 sự lựa chọn: Một là hòa với chúa
Nguyễn để đánh quân Trịnh ở phía Bắc, thứ hai là xin hòa với quân Trịnh để dồn
lực đánh quân chúa Nguyễn, thứ ba là cùng một lúc chống cả quân Trịnh ở phía Bắc
và quân Nguyễn ở phía Nam. Trước tình thế đó, Nguyễn Nhạc đã lựa chọn xin
giảng hòa với quân Trịnh, trên danh nghĩa đầu hàng nhà Lê, xin làm tiên phong đi
đánh chúa Nguyễn ở Gia Định. Chúa Trịnh bằng lòng và phong chức cho Nguyễn
Nhạc. Tháng 7-1775, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đánh Phú Yên, quân Nguyễn
tan vỡ, Tống Phúc Hiệp phải rút về Hòn Khói. Bùi Công Kế ở Bình Khang và Tống
Văn Khôi từ Khánh Hòa đem quân ra chiếm lại Phú Yên đều bị đánh, Bùi Công Kế
bị bắt sống trong khi đó Tống Văn Khôi tử trận. Trước những thắng lợi liên tiếp của
quân Tây Sơn, tướng Hoàng Ngũ Phúc đành xin chúa Trịnh phong Nguyễn Nhạc là

12

Tây Sơn Hiệu Trưởng tiên phong tướng quân, rồi dâng biểu về triều, xin về
Thuận Hóa, tuy nhiên Hoàng Ngũ Phúc đã lâm bệnh và mất trên đường về Thuận
Hóa. Toàn bộ khu vực đèo Hải Vân trở xuống đều thuộc về nghĩa quân Tây Sơn.
Chúa Trịnh Sâm đồng ý cho Nguyễn Nhạc trấn thủ đất Quảng Nam.
Từ năm 1776, quân Tây Sơn nhiều lần tiến vào Gia Định, khiến cho chúa
Nguyễn phải bỏ đất liền vượt biển sang Xiêm cầu cứu. Như vậy, chế độ thống trị xây
dựng trên hai trăm năm của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn đến đây bị đánh đổ.
Phong trào Tây Sơn đã giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định: giải phóng hầu
hết Đàng Trong, tiêu diệt lực lượng cát cứ của họ Nguyễn.
Sau đó quân Tây Sơn tiếp tục tiến ra đánh chiếm Phú Xuân. Thừa thắng,
Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc đánh đổ chúa Trịnh. Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ
tiến vào Thăng Long. Như vậy, chỉ trong một tháng được sự ủng hộ mạnh mẽ
của nhân dân Bắc Hà quân Tây Sơn dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn Huệ đã lật
nhào nền thống trị xây dựng gần ba trăm năm của họ Trịnh.
Sau khi lật đổ nền thống trị của dòng họ Trịnh, Nguyễn Huệ lại trao trả
quyền hành triều chính cho vua Lê Hiển Tông và để lại một số tướng lĩnh giúp nhà
vua rồi rút về Nam. Nhưng vua Lê Hiển Tông và người cháu lên nối ngôi là Lê
Chiêu Thống đều là những kẻ ươn hèn, không đảm nhiệm nổi công việc triều chính,
đất nước lại một lần lâm vào cảnh hỗn loạn. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tự thân
cầm quân ra Bắc lần thứ hai để lập lại trật tự ở Bắc Hà. Trước khi rút quân về Phú
Xuân, Nguyễn Huệ cử Ngô Văn Sở trấn giữ Thăng Long thay Vũ Văn Nhậm để
Sùng Nhượng công Lê Duy Cẩn làm Giám quốc giữ việc tế tự.
Nhiều quan lại, sĩ phu tiến bộ ở Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích,
Nguyễn Thế Lịch, Vũ Văn Tấn, Trần Bá Lãm được Nguyễn Huệ trọng dụng
phong cho chức tước. Ngô Thì Nhậm làm Thị trung đại học sĩ, Phan Huy Ích làm
Thị trung ngự sử, Nguyễn Thế Lịch làm Hiệp biện đại học sĩ.
Sau khi lật đổ thế lực Trịnh - Nguyễn, trên danh nghĩa, đất nước là một quốc
gia thống nhất nhưng thực tế lại bị chia thành ba vùng: Nguyễn Nhạc tự xưng là
Trung ương Hoàng đế cai quản vùng Quy Nhơn. Nguyễn Huệ được phong làm Bắc

13

Bình vương cai quản từ đèo Hải Vân trở ra Bắc. Nguyễn Lữ được phong làm Đông
Định vương cai quản vùng Gia Định.
Thế lực của vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chính quyền chúa Nguyễn ở
Đàng Trong về cơ bản đã bị tiêu diệt, không thể khôi phục lại như trước, tuy nhiên
tàn dư của các thế lực này chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhằm khôi phục lại địa vị,
giành lại đặc quyền như trước, chúng đã kêu gọi các thế lực bên ngoài giúp đỡ
chống lại quân Tây Sơn. Trước tình hình đó, quân Tây Sơn đã phải thực hiện nhiệm
vụ vừa trị nội phản, vừa chống giặc ngoại xâm.
1.2.2. Kháng chiến chống quân xâm lược bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
a, Chống quân Xiêm xâm lược
Năm 1771, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ
dựng cờ khởi nghĩa chống lại chúa Nguyễn. Sau khi hai chúa Nguyễn bị giết năm
1777, chúa mới là Nguyễn Ánh cũng bị Tây Sơn đánh thua nhiều lần. Tuy nhiên,
Nguyễn Ánh vẫn cố gắng tập hợp lại lực lượng ở Gia Định để khôi phục thế lực.
Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc sai hai em là Nguyễn Huệ
và Nguyễn Lữ mang quân vào Nam. Tướng Nguyễn là Châu Văn Tiếp dùng hỏa
công chống lại nhưng bị trở gió nên thua trận. Chúa Nguyễn Ánh phải chạy
xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi
qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện. Vua Xiêm đã đồng ý giúp Nguyễn Ánh
chống lại quân Tây Sơn đồng thời nhân cơ hội đó đánh chiếm Cao Miên và Gia
Định. Châu Văn Tiếp gửi ngay mật thư báo tin cho chúa Nguyễn. Sau khi hội
đàm với tướng Xiêm tên là Thát Xỉ Đa tại Cà Mau, vào tháng hai năm Giáp Thìn
(1784), chúa Nguyễn sang Vọng Các hội kiến với vua Xiêm và được vua Xiêm
giúp đỡ xây dựng lại lực lượng.
Tháng 7-1784, vua Xiêm đã cử hai tướng là hai người cháu Chiêu Tăng và
Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền vượt vịnh Xiêm La, qua
ngả Kiên Giang tiến vào Đại Việt. Theo Mạc Thị gia phả của Vũ Thế Dinh và Biên
niên sử Chân Lạp thì ngoài số quân trên còn có đạo bộ binh gồm khoảng 3 vạn quân
bộ do các tướng Lục Côn, Sạ Uyển, Chiêu Thùy Biện chỉ huy tiến sang Chân Lạp

14

(tức Cao Miên) với danh nghĩa giúp vua nước này rồi từ đó, tiến qua ngả Châu Đốc
(nay thuộc An Giang), phối hợp cùng thủy binh của Chiêu Tăng và Chiêu Sương.
Quân Nguyễn gồm các quân tướng đi theo phò chúa Nguyễn, số người Việt
lưu vong ở Xiêm cùng một số còn đang ẩn náu ở Nam Bộ gộp chung được khoảng
3-4 nghìn người. Chúa Nguyễn cử Châu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, Mạc
Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ) làm Tham tướng cùng dẫn quân Xiêm về nước chống
lại quân Tây Sơn...
Về lực lượng quân Tây Sơn, theo sách Nhà Tây Sơn, thì quân của Phò mã
Trương Văn Đa không quá 1 vạn do tướng Nguyễn Huệ chỉ huy ước khoảng 2 vạn,
như vậy tổng cộng có khoảng gần 3 vạn quân Tây Sơn. Nhưng về trang bị vũ khí,
nhất là súng đại bác, quân Tây Sơn không hề thua kém quân Xiêm.
Tháng 7-1784, thủy quân Xiêm đổ bộ đánh lấy Rạch Giá (thuộc đạo Kiên
Giang), tiếp đó, quân Xiêm tiến đánh quân Tây Sơn của Đô đốc Nguyễn Hóa ở Trấn
Giang (Cần Thơ), đánh chiếm các miền Ba Thắc (Srok Pra-sak), Trà Ôn, Sa Đéc,
Mân Thít (hay Mang Thít, Man Thiết) rồi chia quân đóng giữ. Tướng Tây Sơn là
Trương Văn Đa liền đem quân thủy từ Gia Định tiến xuống Long Hồ (Vĩnh Long)
để cản ngăn. Ngày 30-11-1784, Đại đô đốc Chu Văn Tiếp vì thông thạo địa hình,
nên dẫn quân đi trước. Ông cho quân vào sông Mân Thít, bị tiền quân Chưởng cơ
Tây Sơn tên là Bảo (Chưởng Tiền Bảo) dẫn quân ra đánh, vây được tiền quân của
Chu Văn Tiếp và giết chết được viên tướng này. Mất đại tướng, chúa Nguyễn Ánh
liền cho quân đánh gấp vào cứu viện và giết chết Chưởng Tiền Bảo cùng nhiều
quân Tây Sơn. Xét thấy quân ít, không chống chọi được, Trương Văn Đa cho quân
lui về giữ Long Hồ.
Chu Văn Tiếp tử trận, Lê Văn Quân được cử lên thay liền cho quân tiến đánh
lũy Ba Lai (Bến Tre) và Trà Tân (Định Tường). Trong trận Ba Lai, Chưởng cơ quân
Nguyễn là Đặng Văn Lượng bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Kim giết chết, tướng
Lê Văn Quân cũng bị Lê Văn Kế đánh trọng thương. Kể từ đó, quân Xiêm - Nguyễn
đóng dọc theo sông Tiền từ cù lao Năm Thôn trở về hướng Mỹ Tho và đặt đại bản
doanh tại Trà Tân. Cuối năm 1784, Trương Văn Đa sai Đô úy Đặng Văn Trấn về

15

Quy Nhơn báo rõ tình hình nguy cấp ở phía Nam, vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc)
liền cử Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy, cùng với các tướng là Võ
Văn Dũng, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đem đại binh vào đánh dẹp. Quân
Xiêm cậy mình là kẻ cứu giúp nên đàn áp, cướp bóc nhân dân, khinh mạn cả chúa
Nguyễn và quân Nguyễn. Bởi vậy, trong thư đề ngày 25-1-1785, chúa Nguyễn Ánh
đã than phiền với giáo sĩ J. Liot rằng: Nay thì Xiêm binh tự do cướp giật, cưỡng
hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, giết bừa không tha già trẻ. Vậy nên, "giặc" Tây Sơn
ngày một mạnh, thế quân Xiêm ngày một suy. Trong Quốc Triều Chánh Biên Toát
Yếu cho biết khi ấy Ngài (chỉ Nguyễn Ánh) nghĩ quân Xiêm tàn bạo quá, dân ta
đều thán oán, muốn lui quân về.
So sánh lực lượng, biết không thể nào đánh thẳng vào Sa Đéc hay Trà Tân
được, Nguyễn Huệ liền đi xem xét địa hình, thăm dò lòng dân ở đây và tìm hiểu
điểm mạnh, yếu của đối phương. Cuối cùng, ông quyết định chọn khúc sông Mỹ
Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút cách Mỹ Tho khoảng 12km, làm trận địa quyết
chiến. Một mặt Nguyễn Huệ giả vờ cho người đem nhiều của cải đến Trà Tân, xin
giảng hòa; mặt khác, ông giao Võ Văn Dũng chỉ huy thủy binh, vợ chồng Trần
Quang Diệu chỉ huy bộ binh, bí mật cho quân và tàu chiến ẩn náu ở các nơi hiểm
yếu, rồi mới cho quân đến khiêu khích. Bị khiêu khích, Chiêu Tăng giao Sạ Uyển ở
lại giữ đại bản doanh, cử Lục Cổn dẫn bộ binh men theo tả ngạn sông Tiền để cùng
phối họp; rồi ông với tướng tiên phong là Chiêu Sương, dẫn hàng trăm thuyền
chiến, tiến xuống Mỹ Tho, nơi đặt đại bản doanh của Tây Sơn. Đêm 19 rạng 20
tháng 1 năm 1785 (tức đêm mùng 9 rạng mùng 10 tháng 12 năm Giáp Thìn), lợi
dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ cùng rầm rộ tấn công Tuy nhiên,
theo Nguyễn Khắc Thuần, dù lực lượng quân Xiêm rất hùng hậu nhưng chúa
Nguyễn vẫn không tin sẽ dễ dàng đạt thắng lợi. Vì thế, mặc dù bị chính Chiêu Tăng
xui đi trước nhưng vị chúa này vẫn cố tìm cách đi sau cùng một số bề tôi thân tín
như Trần Phúc Giai, Nguyễn Văn Bình, Lê Văn Duyệt... Như thế chưa đủ, ông còn
mật cho Mạc Tử Sanh bố trí một lối thoát riêng dành cho mình.

16

Tải về bản full