Theo bản tầm quan trọng của việc tìm hiểu về sở hữu trí tuệ đối với sinh viên là gì

Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng đối với không chỉ chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng mà còn liên quan đến sự phát triển của quốc gia. Vậy, ý nghĩa của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khuyên khích sự sáng tạo, thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của các cá nhân vào hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến kĩ thuật, tạo ra nhũng sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.

Sở hữu trí tuệ là kết quả của quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, công sức, tiền bạc của cá nhân, tổ chức. Hoạt động sáng tạo trí tuệ mong muốn đạt được những lợi ích nhất định. Bằng việc bảo hộ tài sản trí tuệ, nhà nước khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sáng tạo nhiều hơn bởi bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ đảm bảo quyền ( quyền nhân thân và quyền tài sản) của chủ sở hữu đối với sản phẩm mà mình sáng tạo ra.

Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm thiểu tổn thất cho các nhà sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy họ phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp.

Đối với người tiêu dùng

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn và được sử dụng các hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã hạn chế các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, tạo ra hàng nhái, hàng kém chất lượng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.

Xem thêm: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Đối với quốc gia

Sở hữu trí tuệ đã được khẳng định là “một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế”, cho nên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ và đầu tư nước ngoài.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, với sự luân chuyển mạnh mẽ, liên tục của các tài sản hữu hình cũng như tài sản vô hình giữa các quốc gia, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia.

Hơn nữa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa chính trị.

“Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nghĩa vụ bắt buộc, điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và với các quốc gia muốn trở thành thành viên của Tổ chức này. Nhiều nước, đặc biệt là những nước phát triển, đã coi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là điều kiện không thể thiếu để thiết lập các quan hệ thương mại, việc thực hiện không đầy đủ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể tạo ra sự căng thẳng về thương mại’’.

Bên cạnh đó, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại lành mạnh trên phạm vi toàn cầu.

Trên đây là nội dung Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ

Làm thế nào để bảo vệ quyền khi bị xâm phạm nhãn hiệu?

Ngày 19/4, ĐHQG-HCM phối hợp Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị khoa học về SHTT với sinh viên tại Trường ĐH KHTN ĐHQG-HCM. Nhiều vấn đề cụ thể và thiết thực về SHTT đối với sinh viên đã được thảo luận sôi nổi trong hội nghị này.

Theo bản tầm quan trọng của việc tìm hiểu về sở hữu trí tuệ đối với sinh viên là gì


Tham gia hội nghị có ông Lê Ngọc Long, Phó cục Trưởng cục SHTT; ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và SHTT Việt Nam; ông Trần Văn Khê, Trưởng Văn phòng SHTT phía Nam. Về phía ĐHQG-HCM có sự tham dự của PGS.TS Dương Anh Đức, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM; PGS.TS Huỳnh Quyền, Giám đốc TT SHTT&CGCN cùng các chuyên gia và hơn 150 sinh viên.

SHTT trụ cột đàm phán thương mại quốc tế

Khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Văn Bảy đại diện Cục SHTT trình bày báo cáo về vai trò của SHTT với sinh viên các trường đại học. Theo ông, SHTT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích hoạt động sáng tạo; thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, kích hoạt phát triển xã hội. Ông dẫn chứng, đóng góp của các ngành công nghiệp quyền tác giả vào GDP hằng năm của Singapore là 2,5 %, của Mỹ là 5%. Bảo hộ quyền SHTT cũng là một trong ba trụ cột của đàm phán thương mại quốc tế (thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, bảo hộ quyền SHTT).

Thời gian qua, hoạt động về SHTT phát triển khá sôi nổi, tuy nhiên trong lĩnh vực giáo dục lại rất hạn chế. Quyền SHTT trong trường đại học đó chính là tôn trọng quyền SHTT trong quá trình học tập, nghiên cứu. Báo cáo đặt ra vấn đề sao chép, trích dẫn, sử dụng tác phẩm trong thời đại công nghệ số. Báo cáo cũng đề cập việc bảo vệ quyền SHTT đối với luận văn, luận án, các giải pháp kỹ thuật, chương trình máy tính…

Để đảm bảo công tác về SHTT, ĐHQG-HCM từ năm 2011 đã thành lập Trung tâm SHTT&CGCN (IPTC). IPTC có nhiệm vụ chính là xây dựng văn hóa, phổ biến kiến thức về SHTT cho cộng đồng khoa học; thực thi ủy quyền của ĐHQG-HCM trong việc xác lập quyền SHTT đối với các kết quả nghiên cứu, bảo trì và quản lý danh mục tài sản trí tuệ.

ThS Lê Đăng Quang, Chánh Văn phòng IPTC cho biết: Từ năm 2011 đến 2016, ĐHQG-HCM đã có 133 đơn được cấp bằng bảo hộ trong tổ số 358 đơn đang được thẩm định nội dung và hình thức. Trung tâm cũng đã tổ chức hơn 60 hội thảo trong nước và quốc tế nhằm phổ biến kiến thức về SHTT cho đội ngũ khoa học tại ĐHQG-HCM và các doanh nghiệp.

Sinh viên vẫn hờ hững

Lĩnh vực vi phạm về SHTT trong giới học thuật nhiều nhất vẫn là việc khai thác các tác phẩm khoa học, bài giảng, luận văn tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Có những vi phạm rất “vô tình” như phần mềm máy tính, các ý tưởng và giải pháp kỹ thuật chuẩn bị đăng tải sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Bảy nêu trường hợp sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM bị nhà trường đình chỉ học vì mang tám quyển sách photo vào trường. Nhiều sinh viên tại hội nghị cho rằng, xử lý như vậy là chưa thỏa đáng. Lý do được đưa ra chủ yếu là sách giáo trình đắt đỏ và sinh viên thì không có đủ tiền mua. Ông Bảy lập luận khi còn học ở cấp thấp hơn, chúng ta được ba mẹ mua cho bộ sách giáo khoa hoặc học lại sách cũ từ các anh chị. Tuyệt nhiên không sử dụng sách photo. Cho nên ở bậc đại học mà lại sử dụng sách photo là không chấp nhận được. Trường nào cũng có thư viện và có đủ giáo trình.

Báo cáo tổng kết chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2012-2015 cho biết, Cục SHTT đã tiếp nhận 26.000 vụ việc có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT, xử lý 25.500 vụ việc vi phạm với số tiền phạt là 97 tỷ đồng. Đây chỉ tính đến các vi phạm nổi cộm, còn các vi phạm nhỏ gần như không thể thống kê.

Sinh viên là người thường vi phạm về SHTT nhưng cũng chính là đối tượng dễ bị xâm phạm về SHTT. Về vấn đề này, ông Ngô Đắc Thuần, Giám đốc công ty cổ phần IP Plus kể ra trường hợp khi ông làm giám khảo cuộc thi S-Idea năm 2011 của Trường ĐH KHTN. Khi đó ý tưởng “Gắn não cho xe máy” của sinh viên Đoàn Thiên Phúc đoạt giải đặc biệt của cuộc thi. Đề tài này sau đó được báo chí đăng rầm rộ. Do đó đề tài bị lộ và không còn tính mới. Khi được hướng dẫn đăng ký bản mô tả thì thông tin bị rỏ rỉ và người khác đã đăng ký mất.

Ông Thuần khuyến cáo sản phẩm chưa đăng ký bảo hộ sáng chế khi công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng rất dễ bị lấy cắp. Thêm nữa, việc bộc lộ thông tin trên báo chí làm mất đi tính mới của sáng chế và dẫn tới hậu quả là không thể đăng ký được.

Ông kể thêm nhiều trường hợp sinh viên tham gia các cuộc thi nhưng vượt quá thời hạn cho phép đăng ký sáng chế sau khi đoạt giải thưởng và tham gia triển lãm một số nơi. Tất cả những vấn đề trên đều dẫn tới việc khó đăng ký bảo hộ sáng chế.


Sinh viên cũng thường xem nhẹ bảo hộ quyền SHTT trong giới sinh viên và “Starup” (người khởi nghiệp). Sinh viên và Starup thường tập trung thời gian vào việc hoàn thiện và phát triển sản phẩm, kêu gọi vốn. Trường hợp của nhóm khởi nghiệp trẻ ở Đà Nẵng với đề tài viết phần mềm pha chế, phục vụ ăn uống gọi món cho nhà hàng là một điển hình. Ý tưởng khởi nghiệp này giành nhiều giải cao trong các cuộc thi khởi nghiệp. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện sản phẩm, kêu gọi đầu tư và thành lập doanh nghiệp, nhóm mới ngỡ ngàng nhận ra sản phẩm của mình cũng đã được một nhóm khác làm lại giống y hệt và được đăng tải nhiều trên báo chí. Lúc này cả nhóm phải chạy khắp nơi tìm các đơn vị tư vấn hỗ trợ xác lập quyền SHTT. Nhờ sự giúp đỡ của các đơn vị chuyên viên tư vấn SHTT, nên đã giải nguy được vụ việc. Ông Thuần đưa ra giải pháp cho sinh viên nên liên hệ tổ chức, các trung tâm SHTT của trường mình để hỗ trợ tư vấn tốt nhất và sớm nhất.

Sinh viên Phạm Minh Sang, Trường ĐH KHTN chia sẻ tại hội nghị cách tiếp cận về SHTT của mình là thông qua Internet và truy cập website của Cục SHTT; ngoài ra còn phải chủ động hỏi các anh chị có kinh nghiệm, thầy cô, tư vấn viên về SHTT. Minh Sang cũng đề nghị nên phổ biến rộng rãi thông tin SHTT trong hoạt động NCKH, các cuộc thi sáng tạo; hỗ trợ quyền ưu tiên cấp SHTT cho sinh viên và đưa SHTT lồng ghép vào các môn học.

Xem phim về SHTT

Theo sinh viên Phạm Minh Sang, cách hứng thú nhất để tìm hiểu về SHTT là xem phim. Chẳng hạn, bộ phim được chuyển thể từ cuốn sách The Accidental Billionaires: Sex, Money Betrayal and the Founding of Facebook (Bất ngờ trở thành tỷ phú: Tình dục, phản bội vì tiền và sự ra đời của Facebook) nói về cuộc đời, những bí mật riêng tư và con đường dẫn tới thành công của Mark Zuckerberg - nhà sáng lập Facebook. Lấy mốc thời gian vào một đêm mùa thu năm 2003, chàng sinh viên Harvard, Mark Zuckerberg (do Jessie Eisenberg thủ vai) nảy ra ý tưởng tạo nên một cuộc cách mạng giao tiếp của con người trong đời thường. Cùng với người bạn thân Eduardo Saverin (do Andrew Garfield thủ vai), Mark bắt đầu phát triển ý tưởng của mình và tạo thành Facebook. Quá trình đăng ký bảo hộ cũng bắt đầu từ đó.

Bộ phim thứ hai có tên là Joy - Người phụ nữ mang tên niềm vui là câu chuyện về cuộc đời nữ doanh nhân thành đạt nhờ chổi lau bếp. Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, Joy trở thành bà mẹ đơn thân với ba con nhỏ. Cuộc sống hỗn độn với những công việc trong gia đình. Joy quyết tâm thay đổi cuộc đời với niềm đam mê sáng chế vốn đã nằm trong tim mình từ khi còn nhỏ. Được sự cổ vũ của bà ngoại, Joy đã bước đầu thành công với phát minh chổi thông minh tự vắt Miracle Mop. Tuy nhiên, sản phẩm của cô bị đánh cắp quyền SHTT khi cô gửi khuôn đúc tới nhà máy. Cô đã không có quyền pháp lý và buộc phải phá sản. Rất may sau đó cô lấy lại được những tài liệu căn cứ phác thảo của mình, nhờ đó mà thỏa thuận được với chủ xưởng đúc khuôn. Đó cũng là hành trình đưa cô tới đế chế triệu đô.

THÁI VIỆT