Thế nào là trung thần Đọc hiểu

Đọc hiểu Đề số 79: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Về mặt đạo lí, xem những người nhân văn chủ nghĩa là ăn bám cũng là sai lầm nghiêm trọng…Chỉ ra thao tác lập luận chính trong tác phẩm. Anh chị hiểu thế nào về câu nói sau: Chúng ta sinh ra, ai cũng có quyền bình đẳng, nhưng tạo hóa không thể công bằng với mỗi cá nhân.

Thế nào là trung thần Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[…] Về mặt đạo lí, xem những người nhân văn chủ nghĩa là ăn bám cũng là sai lầm nghiêm trọng. Tự do, bình đẳng, bác ái chính là tiêu chí cơ bản của một xã hội bắt đầu hiểu bản chất con người. Chúng ta sinh ra, ai cũng có quyền bình đẳng, nhưng tạo hóa không thể công bằng với mỗi cá nhân.Tạo hóa không thể phân phát trí tuệ và kĩ năng như nhau cho tất cả mọi người.Chúng ta không thể chọn cha mẹ, chọn gia cảnh để sinh ra. Có nghĩa con người sinh ra vốn lại không bình đẳng. Vậy thì ai sẽ mang lại cho chúng ta sự bình đẳng nếu không phải là những người theo chủ nghĩa nhân văn – những người quan tâm không chỉ tới những cá nhân xuất chúng mà còn tới những mảnh đời bất hạnh – nền tảng quan trọng của một xã hội tìm kiếm sự công bằng? Và để đảm bảo sự đánh giá công bằng đối với người sản xuất, có thể dẫn ra một quan điểm, ai đóng thuế nhiều và tạo nhiều việc làm cho xã hội là người tốt.Giá trị của một người chính là ở chỗ người đó phục vụ xã hội như thế nào. Mà phục vụ thì không chỉ là “tạo” hay “sản xuất”, mà quan trọng hơn cả là tổ chức được một xã hội dân chủ, công bằng, phát triển và văn minh, nơi lợi ích riêng của mỗi cá nhân kết hợp nhuần nhị với lợi ích chung của toàn xã hội.

(Trích Đạo đức mới là gì? – Đỗ Kiên Cường, Ngữ văn 11 nâng cao tập 2, NXB Giáo dục, 2015)

Câu 1: Chỉ ra thao tác lập luận chính trong tác phẩm.

Câu 2: Anh chị hiểu thế nào về câu nói sau: Chúng ta sinh ra, ai cũng có quyền bình đẳng, nhưng tạo hóa không thể công bằng với mỗi cá nhân.

Câu 3: Việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu văn in đậm có tác dụng gì?

Câu 4: Về mặt đạo lí, xem những người nhân văn chủ nghĩa là ăn bám cũng là sai lầm nghiêm trọng.Anh/chị có đồng tình với quan điểm trên đây của tác giả không?Vì sao?

Quảng cáo - Advertisements

Thế nào là trung thần Đọc hiểu

Câu 1: Thao tác lâp luận chính của văn bản là thao tac lập luận bác bỏ.

Câu 2: Câu nói đó có nghĩa là: Chúng ta sinh ra trên cuộc đời có những quyền bình đẳng như nhau, không phân biệt màu da, địa vị, giai cấp xuất thân nhưng tạo hóa cũng không thể bình đẳng với mỗi cá nhân, từng con người cụ thể. Đó là vì chúng ta không có quyền được lựa chọn mình sinh ra trong gia đình thế nào, hoàn cảnh ra sao. Tạo hóa cũng không thể công bằng được khi chúng ta luôn nghĩ cuộc đời mình do vận số, có người may mắn, người không. Tất cả do sự cố gắng của mình trong cuộc đời chứ không phải là tạo hóa sắp đặt

Câu 3: Việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu in đậm có tác dụng khẳng định vai trò của những người theo chủ nghĩa nhân văn. Họ chính là những người mang tới sự bình đẳng, những người quan tâm không chỉ với cá nhân xuất chúng mà còn tới những mảnh đời bất hạnh

Câu 4: Em nêu ý kiến của mình. Phải giải thích được lí do một cách thuyết phục.

Theo xã hội ngày nay thì có cả hai trường hợp:

+ Đồng ý vì những nhà văn chủ nghĩa đấu tranh cho cái đẹp, cái tốt trên đời, mang đến cuộc sống hạnh phúc cho tất cra mọi người, đặc biệt là những người bất hạnh, kém may mắn. Họ làm việc vì sự tiến bộ của loài người. Những việc này có từ xa xưa nhưng không là ăn bám, họ chỉ tiếp bước thế hệ trước.

+ Nếu là ăn bám thì khi và chỉ khi những nhà nhân văn chủ nghĩa lợi dụng lá cờ nhân văn, lợi dụng cái tốt đẹp để thu lợi về bản thân hoặc tuyên truyền cho tư tưởng nào đó phi chính thống.

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Chiếu cầu hiền hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các Bộ đề Đọc hiểu Chiếu cầu hiền đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Chiếu cầu hiền - Đề số 1

Phần đọc – hiểu( 3.0điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.

(2 )Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.

(3)Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?

(Trích “Chiếu cầu hiền”- Ngô Thì Nhậm, SGK11 tập 1,Nxb GD 2007)

Câu 1: Nêu nội dung của đoạn văn bản trên? Đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2: Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3: Tìm những điển tích, điển cố được sử dụng trong đoạn (2) và nêu tác dụng của nó?

Câu 4: Đoạn (3) sử dụng thao tác lập luận nào? Qua đó anh chị hãy nhận xét ngắn gọn về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Quang Trung? 

Lời giải

Câu 1 

       * Nội dung của đoạn văn bản trên là: qui luật xử thế của người hiền, cách ứng xử của giới sĩ phu Bắc Hà trước đây và tấm lòng mong mỏi cầu hiền của vua Quang Trung.

       * Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận. Đây là thể loại Chiếu (Văn bản chính luận cổ).

Câu 2 

Các phương thức biểu đạt trong đoạn văn bản:

       - Phương thức nghị luận

       - Phương thức tự sự

       - Phương thức biểu cảm

Câu 3 

*Những điển tích, điển cố được sử dụng trong đoạn (2):

       - Ở ẩn trong ngòi khe.

       - Trốn tránh việc đời.

       - Kiêng dè không dám lên tiếng

       - Gõ mõ canh cửa

       - Ra vào biển sông.

       - Chết đuối trên cạn.

*Tác dụng: Tác giả sử dụng nhiều điển tích, điển cố Hán học giúp cho việc trình bày tư tưởng rõ ràng, súc tích hơn. Vừa châm biếm nhẹ nhàng thái độ ứng xử của giới sĩ phu Bắc Hà vừa nhấn mạnh ý nghĩa xã hội cao cả và tầm vóc vũ trụ thiêng liêng của sự nghiệp dựng nước đang yêu cầu có sự cộng tác của người hiền tài.

Câu 4

* Đoạn (3) sử dụng thao tác lập luận : bác bỏ

* Tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Quang Trung: vua Quang Trung hiện ra như một lãnh tụ có trí tuệ, khiêm tốn, chân thành, tha thiết, đề cao vai trò của người hiền và lo lắng cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Đọc hiểu Chiếu cầu hiền - Đề số 2

Đọc – hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

       Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.

Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra vào biển sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.

Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?

(Trích “Chiếu cầu hiền”- Ngô Thì Nhậm, SGK11 tập 1,Nxb GD 2007)

Câu 1(1,0đ): Tìm những điển tích , điển cố được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của nó?

Câu 2(1,0đ): Hãy cho biết mục đích và đối tượng hướng đến của đoạn trích trên?

Câu 3(1,0đ): Nhận xét ngắn gọn (khoảng 5 dòng) về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Quang Trung thể hiện qua đoạn trích?

Lời giải

Câu 1:

*Những điển tích , điển cố được sử dụng trong đoạn văn(0.5đ)

       Ở ẩn trong ngòi khe.

       Trốn tránh việc đời.

       Kiêng dè không dám lên tiếng

       Gõ mõ canh cử

       Ra vào biển sông.

       Chết đuối trên cạn.

       Lẩn tránh, ghé chiếu, thời đổ nát.

* Tác dụng(0,5đ):

       Tác giả sử dụng nhiều điển tích, điển cố Hán học giúp cho việc trình bày tư tưởng rõ ràng, súc tích hơn. Nhấn mạnh ý nghĩa xã hội cao cả và tầm vóc vũ trụ thiêng liêng của sự nghiệp dựng nước đang yêu cầu có sự cộng tác của người hiền tài.

Câu 2(1,0đ): Mục đích và đối tượng hướng đến của đoạn trích:

       Thuyết phục người hiền, thực chất là các trí thức, nho sĩ Bắc Hà, hợp tác, tham gia chính sự với triều Tây Sơn.
Câu 3(1,0đ): Tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Quang Trung:

       Vua Quang Trung hiện ra như 1 lãnh tụ có trí tuệ, khiêm tốn, chân thành, tha thiết, đề cao vai trò của người hiền và lo lắng cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 11 hay nhất