Thanh tra giao thông là gì

Tạp chí GTVT - Hoạt động xử lý vi phạm của lực lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông không chồng chéo vì chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành được luật định.

Sáng 11/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về 2 dự án luật Giao thông đường bộ [sửa đổi] và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết thông qua đánh giá tổng kết Luật Giao thông đường bộ có nhiều bất cập cần phải thay đổi.

“Theo suy nghĩ của chúng tôi nếu tách ra hai luật thì sẽ tiết kiệm, tránh lãng phí. Nếu quy định mới này, lực lượng thanh tra giao thông sẽ không còn hoạt động trên mặt đường...”, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay.

Phát biểu của Bộ trưởng Tô Lâm không chỉ khiến Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia giao thông, doanh nghiệp vận tải và tài xế quan tâm mà ngay cả những cán bộ thực thi nhiệm vụ trong ngành GTVT cũng băn khoăn.

Thanh tra giao thông đang thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo pháp luật quy định

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, Thanh tra giao thông có toàn quyền trong lĩnh vực GTVT, còn lực lượng Cảnh sát giao thông là lực lượng hỗ trợ cho hoạt động quản lý nhà nước, và quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông là của ngành giao thông. Đây là nguyên tắc được pháp luật quy định, chứ không mang tính chất phân chia.

“Nếu quy định Thanh tra giao thông không được quyền dừng xe, không được quyền kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, xe dù, bến cóc…, tôi cho rằng không hợp lý. Thanh tra là có quyền kiểm tra hết, đấy là nhiệm vụ chính của thanh tra, bởi thanh tra giao thông là thanh tra xem ai là người vi phạm pháp luật, mà thanh tra ở đây có nghĩa là thanh tra và kiểm tra”, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nói.

Đoàn công tác của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, do ông Nguyễn Xuân Cường, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam dẫn đoàn, chỉ đạo lực lượng TTGT thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát tải trọng trên đường Hồ Chí Minh - Ảnh: Báo Giao thông

Làm rõ hơn về vấn đề này, một cán bộ thanh tra Cục Quản lý đường bộ I, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho rằng bất kỳ sở, ngành nào cũng đều có lực lượng thanh tra để kiểm soát, kiểm tra và xử lý vi phạm của ngành đó. “Vì vậy, nếu có lực lượng Thanh tra giao thông mà bỏ đi hoạt động xử phạt trên đường thì không thể phát huy hiệu quả. Nghĩa là Thanh tra giao thông phải thanh tra, xử lý các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của ngành đó, không thể giao trách nhiệm này cho một ngành khác quản lý được” – vị này nhấn mạnh.

Theo vị này, Điều 86 Luật GTĐB có quy định quyền và trách nhiệm của thanh tra giao thông và không có sự chồng chéo nào ở đây. Cụ thể, thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ. Trong đó, điểm a Điều 86 Luật Giao thông đường bộ có quy định thanh tra phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ.

Đồng thời, điểm b Điều 86 của Luật GTĐB có quy định thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ.

Tương tự, về xử phạt xe chở quá tải, đây là hành vi liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông và tác động trực tiếp đến lĩnh vực ngành đang quản lý nên thẩm quyền xử phạt thuộc thanh tra giao thông. Ngoài nhắc nhở lần một, xử phạt thì thanh tra giao thông sẽ báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước cấp sở để quản lý và sẽ thu hồi phù hiệu nếu phương tiện, doanh nghiệp đó tiếp tục vi phạm.

Một lực lượng khó đảm đương hết việc

Bàn về vấn đề chồng chéo của hai lực lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông khi cả hai cùng tham gia xử lý trên đường, chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng cho rằng, hiện nay có rất nhiều lực lượng cùng tham gia vào công tác tuần tra, xử lý vi phạm giao thông, bao gồm cả Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, thậm chí cả Công an xã, phường...Nhưng thực tế hiệu quả xử lý vẫn chưa được như mong muốn. “Nếu chỉ có một lực lượng Cảnh sát giao thông được dừng xe kiểm tra vi phạm, liệu có dẫn đến tình trạng làm không xuể, bỏ lọt, sót vi phạm hay không?” - ông Nguyễn Mạnh Thắng đặt vấn đề.

Hoạt động xử lý vi phạm giữa hai lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông không có sự chồng chéo mà các đơn vị luôn có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, bổ sung cho nhau

Tương tự, anh Nguyễn Thành Hưng - một tài xế lái xe khách lâu năm tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh cho biết không thấy có sự chồng chéo về xử lý vi phạm giữa Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông trên cùng một mặt trận đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Theo anh Hưng, trong lĩnh vực quản lý xe khách, thông thường Thanh tra giao thông sẽ tập trung kiểm tra ở các bến xe, khu vực sân bãi để kiểm tra phù hiệu, lộ trình, điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện trước khi xuất bến...còn Cảnh sát giao thông chỉ kiểm tra về tốc độ, chở quá tải khi xe lưu thông trên đường. Khi cần thiết thì hai đơn vị này phối hợp để kiểm tra như hiện nay là hoàn toàn hợp lý” - anh Hưng nhận xét.

Ông Khúc Hữu Thanh Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hải Phòng cho rằng, đề xuất của Bộ công an không phù hợp với thực tế. Bởi lâu nay, ngoài chức năng thanh tra hành chính của ngành giao thông, thanh tra giao thông vận tải còn tham gia bảo vệ kết cấu hệ tầng, ngăn chặn xe quá tải; kiểm tra hoạt động vận tải khách, xử lý nạn xe dù, bến cóc... Do vậy, nếu lực lượng thanh tra giao thông không được dừng xe xử lý vi phạm, sẽ rất khó thực hiện vai trò quản lý nhà nước cũng như công tác đảm bảo trật tự ATGT.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Bằng – Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát cũng bày tỏ quan điểm, lâu nay, hoạt động xử lý vi phạm giữa hai lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông không có sự chồng chéo mà các đơn vị luôn có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, bổ sung cho nhau. “Ví dụ, để xử lý việc dừng đỗ không đúng nơi quy định thì Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông, đều có thể xử lý được. Rõ ràng các lực lượng này bổ sung cho nhau vì không phải lúc nào các lực lượng này cũng có mặt” – ông Bằng phân tích.

Ngày hỏi:01/06/2018

Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra giao thông đường bộ gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Lê Huy. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến Luật giao thông đường bộ qua các thời kỳ và có thắc mắc, mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra giao thông đường bộ gồm những gì? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

  • Theo Khoản 2 Điều 86 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra đường bộ, cụ thể như sau:

    - Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;

    - Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;

    - Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

    - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

    Trên đây là những quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra đường bộ.

    Trân trọng!

Nhiệm vụ, quyền hạn của CSGT và thanh tra giao thông? [CATP] Hỏi: Trên đường rất nhiều lực lượng có quyền dừng xe, kiểm tra giấy tờ, xử phạt vi phạm về giao thông.

Xin hỏi quyền hạn, trách nhiệm của Cảnh sát giao thông [CSGT] và Thanh tra giao thông [TTGT] trong việc xử lý các trường hợp vi phạm? Lê Hoàng Danh [P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM].

Trả lời:

1. Đối với Cảnh sát giao thông đường bộ:

Cảnh sát giao thông đã được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận [GCN] cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ [GTĐB] theo quy định của Bộ Công an được dừng phương tiện đang tham gia GTĐB; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát. Khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát GTĐB, CSGT phải mang theo GCN, đeo biển hiệu và xuất trình khi có yêu cầu.

Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB quy định trong Nghị định 171/2013.

2. Đối với Thanh tra giao thông đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a] Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính [VPHC] trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình theo quy định pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;

b] Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt VPHC trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;

c] Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt VPHC trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

d] Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Thanh tra giao thông đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực GTĐB, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả [buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do VPHC gây ra].

» Luật giao thông đường bộ 2008

» Luật sư tư vấn tội vi phạm giao thông

theo congan.com.vn / Luật gia Đặng Thu Hiền

Chủ Đề