Thành phần hữu sinh là gì

Quan sát hình 50.1 và cho biết: Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.

Đề bài

Quan sát hình 50.1 và cho biết:

- Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.

- Lá và cành cây mục là thức ăn của sinh vật nào?

- Cây rừng có ý nghĩa như nào đối với động vật rừng?

- Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào đến thực vật?

- Nếu như rừng bị cháy mất hết các cây gỗ lớn, nhỏ và có điều gì sẽ xảy ra với động vật? Tại sao?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Các thành phần của hệ sinh thái

Lời giải chi tiết

+ Thành phần vô sinh là: đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ, độ ẩm, nhiệt độ, khí oxi

+ Thành phần hữu sinh là: cây gỗ, cây cỏ, địa y, hổ, hươu, chuột, cầy, bọ ngựa, sâu, nấm, giun, khỉ, cú mèo

+Lá và cành cây mục là thức ăn của sinh vật phân giải: vi khuẩn, giun đất, nấm...

+ Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi trú ẩn, nơi sinh sản, điều hòa khí hậu cho động vật sinh sống...

+ Động vật ăn thực vật nhưng cũng góp phần giúp cho thực vật thụ phấn và phát tán, cung cấp phân bón cho thực vật...

+ Nếu rừng bị cháy nhiều loài động vật sẽ chết hoặc phải di cư đi nơi khác vì cháy rừng động vật mất nơi cư trú, mất nguồn thức ăn, nguồn nước cạn kiệt, khí hậu khắc nghiệt không thuận lợi cho sự phát triển của động vật.

Loigiaihay.com

Bài liên quan
  • Quan sát hình 50.2 và thực hiện các bài tập sau

    Quan sát hình 50.2 và thực hiện các bài tập sau

  • Quan sát hình 50.2 trang 151 và thực hiện các yêu cầu sau: Cho biết sâu ăn lá tham gia vào các chuỗi thức ăn nào? Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 152 SGK Sinh học 9.

  • Bài 1 trang 153 SGK Sinh học 9

    Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần sinh thái đó.

  • Bài 2 trang 153 SGK Sinh học 9

    Giải bài 2 trang 153 SGK Sinh học 9. Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái rắn, cháu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ.

  • Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

    Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã

  • Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

    Lý thuyết về mối quan hệ giữa gen và tính trạng.

  • ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?

    ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?

  • Thể dị bội

    Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

  • Nguyên nhân phát sinh đột biến gen

    Lý thuyết về nguyên nhân phát sinh đột biến gen.

Video liên quan

Chủ Đề