Thảm thực vật thảo nguyên phát triển tốt nhất trên giám đốc

Tổng lượng cây cối trên toàn cầu đã tăng lên tới gần 4 tỷ tấn cacbon từ năm 2003.

685) {this.resized=true; this.width=685;} style=text-align:center>  

Thảm thực vật thảo nguyên phát triển tốt nhất trên giám đốc

Chú thích: Hình ảnh cho thấy sự phủ xanh của thảo nguyên ở Úc, Nam Mỹ và Châu Phi đã giúp đảo ngược tình trạng mất rừng toàn cầu. Ảnh: CSIRO Khoa học hình ảnh

Phân tích 20 năm dữ liệu vệ tinh cho thấy tổng số lượng cây cối trên toàn cầu đã tăng lên tới gần 4 tỷ tấn cacbon từ năm 2003 mặc cho nạn phá rừng quy mô lớn ở các vùng nhiệt đới vẫn đang diễn ra.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra một loạt các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này.

"Sự gia tăng thảm thực vật chủ yếu đến từ sự kết hợp may mắn của các yếu tố môi trường và kinh tế và các dự án trồng cây khổng lồ ở Trung Quốc", Tiến sĩ Yi Liu, một tác giả chính và nhà khoa học về viễn thám tại Đại học New South Wales, cho biết.

"Thảm thực vật tăng lên ở các thảo nguyên ở Úc, Châu Phi và Nam Mỹ là một kết quả của việc tăng lượng mưa, trong khi ở Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, chúng tôi quan sát thấy những sự tái sinh của các khu rừng trên đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Trung Quốc là nước duy nhất gia tăng thảm thực vật của nước mình một cách có chủ đích bằng nhiều dự án trồng cây".

Tại cùng một thời gian, sự mất thảm thực vật khổng lồ vẫn đang diễn ra ở nhiều khu vực khác. Mức giảm lớn nhất nằm ở rìa các khu rừng Amazon và các tỉnh Sumatra và Kalimantan thuộc Indonesia.

Để có được kết quả, nhóm đã tiên phong sử dụng một kỹ thuật hoàn toàn mới để lập bản đồ những thay đổi trong sinh khối thực vật theo thời gian, sử dụng các số đo từ vệ tinh của sóng vô tuyến tự nhiên phát ra từ bề mặt của Trái đất.

 "Phân tích trước đây về sinh khối thực vật tập trung vào sự thay đổi độ che phủ rừng", đồng tác giả chính, Giáo sư Albert van Dijk tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết.

"Với phương pháp tiếp cận của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy sự gia tăng thảm thực vật lớn một cách bất ngờ ở các thảo nguyên phía nam Châu Phi và miền bắc nước Úc. Sự gia tăng ở Úc diễn ra bất chấp tình trạng phá rừng, đô thị hóa và hạn hán lớn đang diễn ra ở các khu vực khác của nước Úc".

Độ phủ xanh tăng lên có nghĩa là tổng lượng cacbon được thu giữ trong thảm thực vật của Úc đã tăng lên.

Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng mạnh mẽ này là nhờ lượng mưa nhiều hơn, đặc biệt là trong những năm gần đây, mặc dù mức độ CO2 cao hơn trong khí quyển có thể đã giúp cây ở đó phát triển mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên tình huống này có thể đảo ngược một cách nhanh chóng nếu các thảo nguyên trải qua thời kỳ khô hạn kéo dài, theo Tiến sĩ Pep Canadell CSIRO, một đồng tác giả của nghiên cứu và là giám đốc của dự án Cacbon toàn cầu cho hay.

"Nghiên cứu này cho thấy sự lưu giữ cacbon này rất nhạy cảm với những thay đổi về lượng mưa theo từng năm trên các vùng thảo nguyên, đối với cả Úc và đối với cả lượng CO2 toàn cầu", tiến sĩ Canadell cho hay.

"Điều quan trọng là phải nhận ra rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ xảy ra nhanh hơn nếu một số lượng khí thải CO2 của chúng ta không được sự tăng trưởng thực vật này thu giữ lại".

Nhưng ngay cả với những tin tức tốt của thiên nhiên giúp điều hoà khí hậu của Trái đất, thì tiến sĩ Canadell cho rằng vẫn còn một cách duy nhất để giảm tác động của sự nóng lên toàn cầu.

"Chúng ta biết khoảng 50% lượng khí thải từ hoạt động của con người vẫn ở trong không khí ngay cả sau khi một nửa còn lại bị loại bỏ nhờ thảm thực vật trên cạn và đại dương. Cách duy nhất để ổn định hệ thống khí hậu là giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch toàn cầu xuống còn không".

Thanh Vân - Dostdongnai, theo Eurekalert.

Nhắc đến vùng đất chăn nuôi bò sữa, tại Việt Nam chỉ có hai vị trí được đánh giá là có khí hậu thuận lợi thích hợp cho đàn bò phát triển toàn diện đó là Mộc Châu và Đà Lạt. Tại vùng đất thảo nguyên Mộc Châu (Sơn La), nơi đang nuôi dưỡng dòng sữa tự nhiên của hơn 24.000 “cô” bò đã được các chuyên gia nước ngoài ghé thăm và khẳng định: Đây là vùng đất “vàng” cho ngành chăn nuôi bò sữa. Nơi đây có khí hậu ôn hòa quanh năm, đất đai màu mỡ, phì nhiêu phù hợp với điều kiện sống và phát triển của giống bò Holstein Friesian (bò sữa Hà Lan).

Thảo nguyên Mộc Châu là nơi lý tưởng để chăn nuôi bò sữa trong suốt 60 năm qua. Ngoài thế mạnh về thiên nhiêu ưu đãi, không thể không kể đến công lao của những người nông dân chất phác “không từ bỏ con bò” trong suốt 60 năm thăng trầm và phát triển để có được sự thành công như ngày hôm nay.

Mộc Châu Milk được áp dụng theo mô hình trang trại của nông dân, từ đó tận dụng triệt để thế mạnh để xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, nhà máy chế biến thức ăn.

Thảm thực vật thảo nguyên phát triển tốt nhất trên giám đốc

Thiên nhiên ban tặng cho Mộc Châu khí hậu trong lành, đất đai màu mỡ là khởi nguồn của dòng sữa mát lành

Rất nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi phóng tầm mắt ngút ngàn của những đồi cỏ xanh mướt đây là nguyên liệu để làm thức ăn cho hơn 24.000 “cô” bò sữa.

Có mặt tại các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa, chúng tôi được tận mắt chứng kiến từ các khâu trồng cỏ, chế biến thức ăn, chăn nuôi, vắt sữa… đều được thực hiện theo quy trình khép kín và mang lại hiệu quả chất lượng sữa, kinh tế cao nhất.

Ngô sẽ được nghiền và ủ chua, cỏ tươi được nghiền phục vụ các “cô”bò sữa

Cỏ và ngô phục vụ cho hơn 24.000 “cô” bò sữa được các hộ nông dân thực hiện theo quy trình sạch, bởi quan niệm của Mộc Châu Milk là sạch từ đồng cỏ đến từng ly sữa. Để đạt được điều đó, tất cả cỏ và ngô trồng theo một quy trình nghiêm ngặt không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân hóa học và nguồn phân bón được tận dụng từ chất thải từ đàn bò. Từ những quy định nghiêm ngặt để mang lại dòng sữa chất lượng nhất cho mọi người, những người nông dân nơi đã đã trở thành những “nông dân công nghệ cao”, những tỷ phú trên cao nguyên xanh.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thạch Lỏi (đơn vị chăn nuôi 2) vui vẻ cho biết: “Muốn sữa sạch thì buộc nguồn thức ăn cho bò phải sạch, chính vì vậy đồng cỏ và ngô được trồng theo đúng quy trình của công ty đưa ra. Muốn sữa mang lại giá trị cao, chất lượng tốt nhất phải làm được điều đó bởi đây là khởi nguồn cho sự thành công của chúng tôi”.

Ông Nguyễn Thạch Lỏi tự hào sau hàng chục năm chăn nuôi bò kết hợp cùng Mộc Châu Milk

Ông Nguyễn Thạch Lỏi cũng cho biết, gia đình ông hiện đang nuôi gần 200 “cô” bò với sản lượng 45 tấn mỗi tháng mang lại khoảng 560 triệu đồng.

Cũng theo ông Lỏi, ngô thu hoạch sẽ được đưa vào máy băm thái nhỏ rồi đưa vào ủ lên men theo đúng quy trình mà Mộc Châu Milk hướng dẫn nhằm tạo nguồn thức ăn dinh dưỡng cho bò. Riêng đối với cỏ tươi sẽ được ông cho cắt dần làm thức ăn cho đàn bò của mình.

Chất lượng đạt “cấp kỷ lục” cho vương miện vàng của “Hoa hậu bò sữa”

Chính nguồn thức ăn sạch, nhiều dinh dưỡng từ lòng đất mẹ trên thảo nguyên xanh mát đã khiến những “cô” bò mang lại dòng sữa tốt nhất, chất lượng dinh dưỡng cao.

Từ những đồng cỏ, ngô xanh bạt ngàn và đàn bò được chăn nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các hộ nông dân. Với sản lượng sữa của toàn công ty lên đến 100.000 tấn sữa tươi/năm và 100% đạt tiêu chuẩn VIETGAP là những thành quả lớn lao.

Các “cô” bò tập luyện trước hội thi

Chính nhờ điều kiện tự nhiên, sự chăm sóc cần mẫn của người nông dân cùng việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, ngày 15/10/2018, hội thi Hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2018 đã tìm ra chủ nhân của cúp hoa hậu với sản lượng sữa đạt cấp kỷ lục: 15,5 tấn/năm. Con bò của chủ hộ Lê Xuân Tiến mang số báo danh 13568 của đơn vị 19.5 đã lên ngôi hoa hậu bò sữa năm 2018 với tổng giá trị giải thưởng 75 triệu đồng.

Đây không đơn thuần là cuộc thi của những cô bò có dáng đẹp, sản lượng sữa cao, chất lượng sữa tốt mà còn là niềm động viên, lòng tri ân từ phía công ty đến với người nông dân nuôi bò ở Mộc Châu.

 60 năm qua, Mộc Châu Milk đã tạo nên dòng sữa chất lượng, mát lành

Trải qua 15 năm tổ chức, cuộc thi “Hoa hậu bò sữa” đã vinh danh hàng chục hộ chăn nuôi có bò đạt giải, đây là nguồn khích lệ và tri ân vô cùng lớn của công ty sữa Mộc Châu đến người nông dân đồng thời cũng là động lực để ngành chăn nuôi bò sữa tại Mộc châu phát triển thêm nữa, đem đến các sản phẩm thuần Việt chất lượng cao đến người tiêu dùng.