Tham luận hiệu quả khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

Cùng với phong trào khuyến học, khuyến tài trong cả nước, phong trào khuyến học, khuyến tài của tỉnh ta trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ngày càng lan tỏa, thu hút sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân, góp phần quan trọng vào thành công chung của giáo dục tỉnh Ninh Bình.

Nét nổi bật trong thời gian qua là các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức, cơ quan, đơn vị đã nhận thức đúng đắn, xác định rõ trách nhiệm, chủ động, tích cực thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Tổ chức Hội khuyến học các cấp được củng cố, phát triển mạnh và hoạt động đạt nhiều kết quả tốt. 

Phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị phát triển mạnh mẽ. Đã xuất hiện nhiều mô hình, phương thức học tập đáp ứng đa dạng nhu cầu của người học. Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân ở các khu dân cư. 

Hội Khuyến học các cấp cũng đã tích cực vận động, kêu gọi các đơn vị, nhà hảo tâm, đoàn thể, nhân dân tham gia xây dựng quỹ khuyến học, góp phần khích lệ, động viên giáo viên, học sinh nỗ lực phấn đấu trong công tác dạy và học. 

Tại cấp tỉnh có Quỹ Khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh; Hội Khuyến học tỉnh có Quỹ Khuyến học Trương Hán Siêu; tại cấp huyện có các quỹ khuyến học như: Quỹ Khuyến học Lương Văn Thăng [huyện Nho Quan], Quỹ Khuyến học Nguyễn Công Trứ [huyện Kim Sơn], Quỹ Khuyến học Vũ Duy Thanh [huyện Yên Khánh], Quỹ Khuyến học Tạ Uyên [huyện Yên Mô], Quỹ Khuyến học Ngô Thì Nhậm [thành phố Tam Điệp]...

Công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được triển khai sâu rộng, tạo nền tảng cốt lõi cho việc xây dựng xã hội học tập. Những năm gần đây, chất lượng giáo dục của các cấp học có chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh học lực khá, giỏi tăng, tỷ lệ học lực yếu giảm. 

Trong nhiều năm qua, Ninh Bình luôn nằm trong những tỉnh dẫn đầu về điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT; công tác phổ cập giáo dục và xóa mũ chữ đạt mức độ cao nhất, là một trong ba tỉnh dẫn đầu cả nước. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia các cấp học đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao. 

Tuy nhiên, công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập ở tỉnh ta cũng còn một số hạn chế cần khắc phục, đó là: Nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, doanh nghiệp chưa đầy đủ; công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập nói chung và xây dựng các mô hình học tập nói riêng chưa thường xuyên; phong trào học tập suốt đời trong cán bộ, công chức, người lao động ở một số cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chưa mạnh; hoạt động của nhiều trung tâm học tập cộng đồng còn kém hiệu quả...

Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, trong thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị cần tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm. 

Theo đó, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị và toàn xã hội đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong tình hình mới. 

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục, ưu tiên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các địa phương còn khó khăn. Đa dạng nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo, đổi mới phương thức học tập và tăng cường sử dụng các phương tiện và công nghệ hiện đại hỗ trợ học tập. 

Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng. Hội khuyến học tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong liên kết, phối hợp, thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đơn vị học tập; đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến học, khuyến tài. 

Tiếp tục củng cố và phát triển các tổ chức hội khuyến học ở cộng đồng dân cư, trong các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, trường học, tạo nên phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời sôi nổi, rộng khắp.

Phấn đấu mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trở thành đơn vị học tập, công dân học tập và gia đình học tập, làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong nhân dân. 

Tiếp tục phát động các cuộc vận động, các phong trào thi đua về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài...

Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Đồng thời tạo kiện thuận lợi cho các lứa tuổi, trình độ được học tập thường xuyên, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà ngày càng phát triển, góp phần vào sự phồn vinh và phát triển của quê hương, đất nước.

Minh Châu

Nhìn lại những kết quả đã đạt được và đưa ra những nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới, Báo Nghệ An phỏng vấn Tiến sĩ Trần Xuân Bí - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh.

 

P.V: Thưa ông, nhiệm kỳ 2016 - 2021 là một nhiệm kỳ đặc biệt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy vậy, bằng trách nhiệm và sự tận tụy, Hội Khuyến học Nghệ An đã có một nhiệm kỳ thành công với nhiều kết quả nổi bật. Ông hãy nêu bật những kết quả mà chúng ta đã đạt được?

Tiến sĩ Trần Xuân Bí: Như chúng ta đã biết, năm 2021 là năm thứ 23 Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An được thành lập. Dù thời gian hoạt động của Hội chưa dài nhưng đến nay Hội đã có hệ thống tổ chức từ tỉnh, đến huyện, thành, thị; xã, phường, thị trấn và cơ sở: khối, xóm, thôn, bản; dòng họ, trường học, doanh nghiệp, hội đồng hương... với 682.000 hội viên; tỷ lệ hội viên/dân số/ toàn tỉnh trên: 20,78 %, 460/460 xã, phường thị trấn đã có hội khuyến học.

Điều này cũng đã cho thấy, trong những năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài đã được tỉnh, ban, ngành và chính quyền các địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt, Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu trong công tác khuyến học của cả nước, được nhận nhiều bằng khen, giấy khen và mới đây nhất, Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An là 1 trong 24 đơn vị của cả nước được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2016 - 2021.

Tiến sĩ Trần Xuân Bí và Hội Khuyến học tỉnh trao quà hỗ trợ cho học sinh nhân lễ phát động Tết Khuyến học năm 2021. Ảnh: MH

Để có được kết quả này, trong những năm qua, Nghệ An đã triển khai tốt các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với nhiều hình thức, nội dung phong phú, nhằm tập trung thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra.

Trong đó, nổi bật là đã tổ chức liên tục phong trào thi đua “Tết Khuyến học Nghệ An” nhằm đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, đặc biệt là hoạt động vận động, phát triển các loại hình Quỹ khuyến học của các tổ chức Hội; trao học bổng, phần thưởng khuyến học cho các em học sinh giỏi các cấp; học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào thi đua “Tháng Khuyến học Nghệ An” đến nay cũng đã được tổ chức, triển khai qua 19 kỳ có ý nghĩa tiếp sức, động viên các em học sinh, sinh viên bước vào năm học mới.

Bên cạnh đó, các cấp hội cũng đã xây dựng và phát triển mạnh mẽ các mô hình học tập: Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập. Kết quả xây dựng và phát triển các mô hình học tập trong 05 năm triển khai đại trà Quyết định 281/2014/TTg so với các chỉ tiêu được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1360/2015/QĐ.UBND.VX cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra; đặc biệt, số dòng họ, cộng đồng, đơn vị đạt danh hiệu Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập vượt chỉ tiêu được UBND tỉnh phê duyệt.

Các mô hình về gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập được xây dựng và phát triển sâu rộng trong tỉnh, có tác động làm sâu sắc thêm nhận thức và hành động của người dân và cán bộ về xã hội hóa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; có đóng góp thiết thực vào việc duy trì ổn định trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng dạy và học của sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.

Giờ học ngoại khóa của học sinh Trường PT DTBT Tiểu học Đoọc Mạy [Kỳ Sơn]. Ảnh: MH

Qua tổng kết của các cơ sở thì thấy rõ, ở đâu các em học sinh được quản lý, học tập và rèn luyện nề nếp tốt, ở đó các cháu thành đạt, ít sa vào các tệ nạn xã hội, an ninh thôn xóm, địa bàn được bình yên hơn; ở đâu người lớn được tham gia học tập tiếp thu, chuyển giao khoa học, công nghệ, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được kịp thời thì ở đó, sản xuất được phát triển tốt hơn, đời sống người dân được nâng cao, thôn xóm được bình yên hơn...

Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội Khuyến học đã phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo duy trì hoạt động tại các Trung tâm học tập cộng đồng; có trên 80% số Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, đạt loại khá trở lên. Đây là cơ sở phục vụ việc học tập suốt đời của người lớn trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Hội và hội viên thường xuyên được quan tâm. Tổ chức Hội Khuyến học các cấp luôn đổi mới, sáng tạo phương thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn cuộc sống, với loại hình tổ chức Hội ở từng địa phương.

Công tác khuyến học đã góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên toàn tỉnh. Ảnh: Đức Anh


Nhờ những nỗ lực của các cấp hội đã góp phần xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả các loại hình Quỹ khuyến học. Nếu như năm 2016, toàn tỉnh vận động được trên 46 tỷ đồng thì con số này năm 2020 là trên 69 tỷ đồng; trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh vận động được 54 tỷ đồng. Tổng số Quỹ khuyến học các cấp Hội vận động được cả giai đoạn 2016 - 2021 là trên 369,8 tỷ đồng; số học bổng đã trao cả giai đoạn là trên 200 tỷ đồng; tổng số lượt học sinh, sinh viên được nhận học bổng trên 1.072.000 lượt; bình quân kinh phí quỹ vận động được đồng/người/năm là 22.500 đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội IV đề ra [20.000 đồng].

Nhiệm kỳ qua, Hội cũng đã làm tốt công tác thông tin - truyền thông và phối hợp, liên kết với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp - nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân cùng chung tay làm khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Thông qua các hoạt động khuyến học, khuyến tài của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp..., nhiều cơ sở vật chất, khu nội trú học sinh, cơ sở trường lớp, phần thưởng học bổng… đã được đầu tư, xây dựng và trao tặng cho các em học sinh trong tỉnh. Đây là nguồn lực xã hội to lớn, có giá trị nhiều tỷ đồng, thiết thực cổ vũ, động viên việc dạy và học của thầy giáo, cô giáo và con em học sinh tỉnh nhà, đặc biệt đối với các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng bãi ngang có đời sống kinh tế - xã hội còn khó khăn.

P.V: So với nhiều địa phương khác, Nghệ An là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được của công tác khuyến học là rất đáng trân trọng. Vậy, nhờ đâu chúng ta đạt được những thành tựu này?

Tiến sỹ Trần Xuân Bí:Như chúng ta đã biết, Nghệ An là tỉnh có truyền thống hiếu học, vì thế nhiều năm nay, việc học luôn được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, tích cực tham gia học tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em tới trường, học tập, tu dưỡng và rèn luyện tốt.

Những năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc; các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tích cực tham gia, cùng chung tay làm khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Về phía Hội Khuyến học cũng đã thường xuyên tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự giúp đỡ, phối hợp của MTTQVN các cấp; các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp - nhà tài trợ hảo tâm… trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động khuyến học. Đây cũng là điều kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho mọi thắng lợi của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Trao tặng Quỹ Khuyến học cho học sinh nghèo vượt khó ở huyện Thanh Chương. Ảnh: MH

Chúng ta cũng đã thường xuyên đẩy mạnh các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, như: Xây dựng và phát triển các Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập; Tết Khuyến học, Tháng Khuyến học. Đồng thời, luôn coi trọng công tác sơ kết, tổng kết các phong trào này, khen thưởng, động viên, nhân rộng kịp thời các điển hình tiên tiến làm cho hoạt động khuyến học phát triển vững chắc và tạo động lực để hoạt động khuyến học được phát triển sâu rộng từ tỉnh xuống cơ sở.

P.V: Công tác khuyến học, khuyến tài đã đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí trên địa bàn. Vậy, trong nhiệm kỳ tới, Hội Khuyến học Nghệ An sẽ có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả, hoạt động?

Tiến sĩ Trần Xuân Bí: Trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, thách thức lớn đối với sự tồn tại và phát triển của Hội Khuyến học các cấp là: Cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các tổ chức Hội Khuyến học đang được nghiên cứu, sửa đổi hướng đến đổi mới, thống nhất trong cả nước; Sự nghiệp đổi mới toàn diện hoạt động Giáo dục và Đào tạo đang diễn ra quyết liệt hàng ngày. Hoạt động xây dựng xã hội học tập ở nước ta bước sang giai đoạn mới với yêu cầu cao hơn và đa dạng hơn. Tất cả những sự kiện lớn vừa là cơ hội, vừa là thách thức kể trên đòi hỏi các hoạt động của Hội phải nhanh chóng thích ứng, đổi mới để có bước phát triển vững chắc và có đóng góp thiết thực cho sự nghiệp trồng người của tỉnh, của đất nước.

Giờ đọc sách của học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Đồng - Tân Kỳ. Ảnh: Đức Anh

Từ thực tế trên, bước sang nhiệm kỳ mới, Hội Khuyến học Nghệ An tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt vai trò nòng cốt, liên kết tham mưu và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Bên cạnh đó, cần tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của nhân dân ta và những kết quả đạt được của phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập để đưa các hoạt động khuyến học đi vào chiều sâu, phát triển mạnh mẽ các phong trào thi đua xây dựng và phát triển gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập, công dân học tập.

Để làm tốt nhiệm vụ này, chúng tôi cũng đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cần phải thực hiện, đó là tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, tư vấn, nhất là tham mưu với tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho hoạt động của hội khuyến học các cấp, đặc biệt là hoạt động của tổ chức Hội ở cấp cơ sở. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động xã hội cùng làm khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; phát triển các tổ chức Hội và hội viên, phát triển và sử dụng có hiệu quả các loại hình Quỹ Khuyến học; đẩy mạnh các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

P.V: Xin cảm ơn Tiến sĩ!

Video liên quan

Chủ Đề