Thai sản nam được nghỉ bao nhiêu ngày năm 2024

Vợ sinh con thứ 2 chồng được nghỉ mấy ngày để chăm sóc? Đây là vấn đề mà không chỉ lao động nam mà cả người vợ của họ cũng vô cùng quan tâm. Bởi bất kì người vợ nào sinh con cũng muốn có chồng bên cạnh chăm sóc.

1. Vợ sinh con thứ 2 chồng được nghỉ mấy ngày?

Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có vợ sinh con thứ 2 thì được nghỉ từ 05 đến 14 ngày làm việc [hoặc có thể nhiều hơn] tùy trường hợp.

Cụ thể như sau:

- Trường hợp vợ sinh thường với 01 con: Chồng được nghỉ 05 ngày làm việc.

- Trường hợp vợ sinh 01 con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: Chồng được nghỉ 07 ngày làm việc.

- Trường hợp vợ sinh đôi [sinh thường]: Chồng được nghỉ 10 ngày làm việc.

- Trường hợp vợ sinh ba trở lên: Chồng được nghỉ 13 ngày làm việc [vợ sinh ba]; được nghỉ 16 ngày làm việc [vợ sinh bốn].

- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Chồng được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ được tính trong thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày người vợ sinh con. Người chồng có thể nghỉ chăm vợ nhiều lần nhưng phải đảm bảo tổng số ngày nghỉ không vượt quá thời gian quy định, đồng thời thời gian bắt đầu nghỉ của lần cuối cùng vẫn phải trong 30 ngày đầu kể từ khi vợ sinh con.

Lưu ý: Người chồng có thể xin nghỉ nhiều hơn thời gian kể trên nhưng không được tính hưởng thai sản bằng cách xin nghỉ phép năm hoặc xin nghỉ không lương.

Vợ sinh con thứ 2 chồng được nghỉ bao nhiêu ngày? [Ảnh minh họa]

2. Vợ sinh con thứ 2 chồng được nhận bao nhiêu tiền?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam có vợ sinh con sẽ được nhận các khoản tiền sau đây:

[1] Tiền trợ cấp thai sản khi vợ sinh con:

Mức hưởng

\=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ

:

24

x

Số ngày nghỉ

[2] Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con nếu người vợ không đủ điều kiện nhận:

Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở

Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, người chồng sẽ được thanh toán trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đã đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

- Trường hợp vợ cũng đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cần kèm theo điều kiện là chồng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

Tiền chế độ khi nghỉ chăm vợ sinh con [Ảnh minh họa]

3. Chồng không nghỉ chăm vợ sinh con có được nhận tiền thai sản?

Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định rõ, lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 05 đến 14 ngày làm việc.

Theo đó, lao động nam phải nghỉ việc để chăm sóc vợ thì mới được nhận tiền chế độ thai sản.

Mặt khác, chế độ bảo hiểm xã hội được quy định là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết [theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội].

Trong khi đó, nếu vẫn đi làm bình thường khi vợ sinh con, lao động nam vẫn được công ty trả lương theo công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, tức không bị mất hoặc giảm sút thu nhập từ tiền lương do sự kiện vợ sinh con.

Chính vì vậy, nếu không nghỉ thai sản khi vợ sinh con, lao động nam sẽ không được thanh toán tiền chế độ thai sản.

lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản khi vợ của họ mang thai và sinh con. Vậy thời gian nghỉ thai sản nam là bao lâu. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin liên quan qua bài viết của Phần mềm hóa đơn điện tử Easyinvoice dưới đây.

Nội dung bài viết

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho nam

Căn cứ theo Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc Hội, Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Lao động nữ mang thai;
  2. Lao động nữ sinh con;
  3. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  4. Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
  5. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  6. Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con

Như vậy, theo quy định của Pháp luật thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản. Căn cứ vào Khoản 2, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLDXH quy định điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH [mẹ không tham gia BHXH] thì cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

\>>>>> Tìm hiểu ngay Các Trường Hợp Nào Không Được Hưởng Chế Độ Thai Sản?

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản cho nam giới

Căn cứ Khoản 2, Điều 34, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định chi tiết chế độ nghỉ thai sản của chồng khi có vợ sinh con như sau:

Lao động nam đang đóng BHXH khi có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

  • 05 ngày làm việc;
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian chồng nghỉ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

\>>>>> Có thể bạn quan tâm Mẫu Hóa Đơn Vé Máy Bay Điện Tử

3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nam giới có vợ sinh con

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho nam giói khi có vợ sinh con gồm có:

  • Giấy khai sinh có họ tên cha; hoặc Giấy chứng sinh + Sổ hộ khẩu;
  • Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh [nếu có];
  • Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật [nếu có];
  • Mẫu 01B-HSB

\>>> Tải về mẫu 01B-HSB theo quyết đinh 166/QĐ-BHXH TẠI ĐÂY

4. Thời hạn nộp hồ sơ chế độ thai sản khi nam giới có vợ sinh con

– Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

– Đơn vị trong thời hạn 10 ngày [kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ] phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.

\=> Tức là trong vòng 55 ngày kể từ ngày NLĐ nam đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan BHXH, quá hạn sẽ không được giải quyết.

5. Khi nghỉ thai sản, lao động nam được thanh toán quyền lợi thế nào?

Khi nghỉ làm hưởng chế độ thai sản, lao động nam sẽ nhận được tiền trợ cấp tương ứng với số ngày nghỉ theo quy định.

Số tiền trợ cấp được tính theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

– Trường hợp nghỉ thai sản nam do có vợ sinh con:

Tiền thai sản khi vợ sinh con \= Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liên kề trước khi nghỉ : 24 x Số ngày nghỉ

– Trường hợp nghỉ thai sản nam do thực hiện biện pháp triệt sản:

Tiền thai sản khi vợ sinh con \= Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liên kề trước khi nghỉ : 30 x Số ngày nghỉ

Tiền thai sản nam sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả với điều kiện là doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng hạn.

Thời gian giải quyết và chi trả tiền chế độ là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Thời gian nghỉ thai sản nam là bao lâu“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

\==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD. Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA

Nữ nghỉ thai sản thì nam được nghỉ bao nhiêu ngày?

Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, lao động nam được nghỉ việc từ 5 ngày đến 14 ngày tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Mức hưởng được tính theo công thức sau: Mức hưởng = Mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng thai sản/24 x số ngày được nghỉ.

Thai chết lưu 6 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày?

  1. 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; b] 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; c] 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; d] 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Vợ sinh con thứ 3 chồng được nghỉ bao nhiêu ngày?

- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; - Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Vợ mang thai chồng được nghỉ bao nhiêu ngày?

Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định rõ, lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 05 đến 14 ngày làm việc.

Chủ Đề