Thai nhi 26 tuần tuổi phát triển như thế nào

Em bé lúc này dài gần bằng một quả bí xanh, lông mày và lông mi đã được định hình rõ ràng, ngoài ra bé sẽ mọc tóc nhiều hơn trong tuần này.

Chiều dài của bé: 35,61cm.
Trọng lượng của bé: 0,82kg.

Khi được 26 tuần tuổi, bé sẽ có chế độ ngủ và thức ổn định nên mẹ có thể nhận thấy đôi khi bé rất hiếu động đá hoặc đấm hoặc những lúc khác bé ngủ rất yên lặng. Nếu may mắn, bé sẽ bắt chước thời gian nghỉ ngơi và hoạt động của của mẹ.

Em bé xinh đẹp như đang chào mẹ. Hình ảnh này cho thấy cái nhìn cận cảnh về mũi và miệng của bé cứ như thể bé đang áp khuôn mặt nhỏ xinh tựa vào thành bụng mẹ vậy.

Đến thời điểm này, có thể mẹ đã tăng khoảng 7,3 kg hoặc thậm chí nhiều hơn nữa tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai của từng mẹ bầu. Thoạt tiên nghe có vẻ nhiều thật và mẹ có thể sẽ không thích cân nặng của mình lúc này đâu, nhưng hãy nhớ rằng tăng cân là điều cần thiết vì em bé đang lớn dần. Ngoài ra, phần lớn trọng lượng tăng lên do bào thai ngày càng lớn, lượng máu tăng lên cùng với tử cung mẹ mở rộng, ngực lớn hơn, nhau thai và cả nước ối nữa.

Phù hay còn gọi là sưng bàn tay và bàn chân có thể khiến mẹ khó đeo nhẫn và giày vào những ngày này. Trên thực tế có khoảng 75% mẹ bầu gặp phải tình trạng này. Chất lỏng dư thừa trong cơ thể thường khiến bàn tay, chân, mắt cá chân và bàn chân mẹ bị sưng tấy, vì vậy hãy uống nhiều nước để thải chúng qua hệ bài tiết. Mẹ cũng có thể mang vớ hỗ trợ để giúp ngăn ngừa sưng tấy.

Sự phát triển của thai nhi 26 tuần

12:04PM - Thứ Tư | 14-04-2021

Mẹ mang thai tuần 26 đang bước vào thời điểm cuối của tam cá nguyệt thứ 2. Ở thời điểm này, cân nặng thai nhi và chiều dài thai nhi sẽ phát triển rất nhanh. Các cử động của thai nhi 26 tuần cũng khác giai đoạn trước rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ cho mẹ biết cụ thể về sự phát triển của con trong tuần thai này.

Hẳn mẹ cũng biết, tìm hiểu kỹ về sự phát triển của thai nhi sẽ giúp mẹ cân đối dinh dưỡng, hỗ trợ con phát triển toàn diện như thế nào. Và để không bỏ sót bất cứ thông tin nào liên quan đến sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 26, mẹ nhớ theo dõi bài viết này nhé. .

Sự phát triển của thai nhi 26 tuần diễn ra như thế nào?

Ở thời điểm cuối của tam cá nguyệt thứ 2, các mẹ bầu hẳn đã quen dần với sự có mặt của em bé trong bụng. Chiều dài thai nhi lúc này khoảng 35,6cm, còn cân nặng thì khoảng 760g. Tuy nhiên, có một số bé phát triển tốt thì cân nặng thai nhi có thể vượt trội hơn. Để biết em bé nặng bao nhiêu, mẹ hãy đi siêu âm thai. Thông qua kết quả siêu âm, mẹ sẽ biết nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong thời gian tới như thế nào.


Thai nhi 26 tuần tuổi phát triển rất nhanh

Lúc này, bé sẽ cảm thấy chật chội trong tử cung của mẹ. Song, mẹ đừng quá lo lắng vì thật ra bụng mẹ vẫn còn nhiều không gian cho bé phát triển. Thai nhi 25 tuần vẫn chăm chỉ nuốt nước ối. Một số bé đã quay đầu xuống dưới giống tư thế chào đời.

Còn hệ mạch máu và hệ tuần hoàn của thai nhi thì đã có đầy đủ chức năng và đang thực hiện vai trò của mình. Tim của bé đang thực hiện chức năng bơm máu. Phổi của thai nhi 25 tuần cũng đang phát triển mạch máu. Tuy nhiên, phổi vẫn chưa phát triển hoàn toàn đâu mẹ nhé.

Em bé tuần thứ 26 cực kỳ hiếu động. Mẹ sẽ cảm nhận thấy rõ những cú đá trong bụng mẹ. Hệ thần kinh của con trong thời điểm này phát triển cực nhanh và thai nhi đã có thể duỗi thẳng chân. Dây rốn lấy dinh dưỡng từ mẹ đã dày và khỏe hơn, nên mẹ hãy ăn uống đầy đủ để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con.


Có thể tưởng tượng lúc này em bé tương tự như một quả dứa

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tuần 26 cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống của mẹ trong thời điểm này rất quan trọng, vì chúng quyết định đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ cần ghi nhớ một vài lưu ý sau đây để cân nặng thai nhi luôn đạt chuẩn và mẹ luôn khỏe mạnh nhé.

Mẹ mang thai tuần 26 nên ăn gì?

Để hạn chế tình trạng táo bón, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ. Ăn thêm rau củ quả như: rau chân vịt, dưa chuột hay bông cải xanh,... Bên cạnh đó, thịt bò và thịt heo sẽ là nguồn cung cấp sắt và protein rất tốt. Hải sản cũng là một trong những thực phẩm tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh không dùng các loại cá chứa nhiều thủy ngân để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, mẹ nhé!


Nên bổ sung đa dạng thực phẩm để thai nhi phát triển tốt nhất

Mẹ cũng đừng quên uống sữa bầu, uống đủ nước và dùng thêm các loại nước ép trái cây để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhé. Để lựa chọn được các loại thực phẩm tốt cho mẹ mang thai 26 tuần cũng như những thương hiệu sữa bầu uy tín trong và ngoài nước, mẹ có thể dùng App Con Cưng hoặc truy cập website www.concung.com. Mọi thông tin của sản phẩm được trình bày chi tiết, mẹ tham khảo và có thể đặt mua online một cách thuận tiện.

Mẹ mang thai 26 tuần nên tránh ăn gì?

Mẹ tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống chứa cồn, cafe hay chất kích thích. Các loại thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh của mẹ, mà còn gây nhiều tác hại không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế những thói quen xấu như: thức khuya, ăn uống không đúng giờ,... Mẹ hãy giữ thói quen ăn uống đầy đủ và sinh hoạt lành mạnh để mẹ vừa khỏe, bé vừa phát triển tốt nhé.

Mẹ sắp bước qua tam cá nguyệt thứ 3 - giai đoạn cuối của thai kỳ 9 tháng 10 ngày. Cơ thể mẹ vẫn sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ nên áp dụng 8 lưu ý của Con Cưng để cơ thể luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển ổn định. Con Cưng thương chúc mẹ có một tuần thai 26 tốt đẹp. 

Sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi 26 tuần tuổi có chiều dài cỡ cây hành lá, cụ thể vào khoảng 39 cm tính từ đầu đến gót chân và cân nặng khoảng 750g. Bé có thể nghe được cả giọng nói của bạn và tiếng nói của những người bạn nói chuyện.

Mặc dù đôi mắt bé nhắm lại trong vài tháng trước, nhưng sẽ sớm mở ra và bắt đầu nhấp nháy. Tùy thuộc vào chủng tộc và yếu tố di truyền mà một số bé sẽ sinh ra với đôi mắt nâu hay đen [mắt bé có thể thay đổi màu sắc trong năm đầu tiên của cuộc đời] và một số bé sẽ được sinh ra với đôi mắt màu xanh hoặc xám xanh. Lông mi của bé cũng sẽ phát triển và tóc trên đầu sẽ mọc ra nhiều hơn.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 26

Mang thai 26 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Lúc này, bụng mẹ đã to ra, ngực cũng to và đầu vú thâm đen. Mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ mà phải nghiêng qua một bên và dùng gối ôm kê dưới bụng để hỗ trợ cho dễ ngủ.

Mẹ có thể bắt đầu cảm thấy ợ nóng [còn gọi là chứng khó tiêu do axit], cảm giác nóng rát thường kéo dài từ đáy xương ức đến cổ họng dưới. Nhiều phụ nữ bị ợ nóng lần đầu tiên trong khi mang thai, và những người trước đây đã từng bị ợ nóng có thể thấy tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy bước chân không được ổn định và vụng về khi thai lớn đến tuần thứ 26. Một khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ ba, có rất nhiều yếu tố có thể kết hợp và làm mẹ rất dễ bị té ngã.

Một mặt, trọng tâm của mẹ khi di chuyển sẽ bị lệch đi khi bụng của mẹ ngày càng to ra và khiến mẹ chúi về phía trước. Mặt khác, các khớp của mẹ sẽ bị nới lỏng ra và trở nên kém ổn định, làm cho mẹ trở nên vụng hơn và dễ bị té ngã về phía trước, đặc biệt là những bà mẹ có bụng to. Cũng góp phần vào sự vụng về là xu hướng dễ mệt mỏi khiến mẹ luôn bận tâm suy nghĩ, hay mơ màng và không thể nhìn những thứ dưới chân vì bụng bầu đã che mất. Do vậy, mẹ rất dễ dàng bị té ngã.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Tử cung của mẹ là một nơi ẩn náu an toàn cho em bé trước khi sinh. Nhưng sau khi sinh, bé sẽ được chuyển về nhà. Vì vậy, ngay bây giờ, hãy dành thời gian để làm cho căn nhà của mẹ trở nên an toàn trước khi bé về nhà. Hãy che chắn các ổ cắm điện, loại bỏ các mối nguy hiểm có thể gây nghẹt thở, cài đặt báo động khói, chặn các lối cầu thang là một số trong các bước để đảm bảo sự an toàn của bé. Hãy nhớ rằng không có sự phòng ngừa nào có thể thay thế cho sự giám sát cẩn thận của mẹ.

Video liên quan

Chủ Đề