Tên nhân vật của Ngao Ngao trong vở kịch kỷ niệm 100 năm thành lập trường

Tiếu Ngạo Giang Hồ là không được xác định mốc thời gian nên có thể ám chỉ về bất cứ thời kỳ lịch sử nào. Truyện lại có rất nhiều chi tiết khiến độc giả liên tưởng tới ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc. [Tổng hợp]

Không có ai sinh ra đã mang chất gen sinh học quy định rằng sẽ họ trở thành thành viên tiêu biểu của ĐCSTQ để có cấu tạo trong tâm não khác biệt những người khác, chỉ có những người chịu ảnh hưởng mạnh yếu bởi cái tư tưởng hay văn hóa mà nó đại diện mà thôi. Và đó chính là một số những con người, những tổ chức thuộc cả hai phía chính - tà của giới giang hồ trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Kỳ 1: Hình ảnh lãnh tụ Đảng và ĐCSTQ trong Tiếu Ngạo Giang Hồ

Giới thiệu về văn hào Kim Dung và tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng nhất đến văn học Trung Quốc hiện đại. Ông còn là người đồng sáng lập của nhật báo Hồng Kông Minh Báo, ra đời năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này.

Từ năm 1955 đến năm 1972, ông đã viết tổng cộng 14 cuốn tiểu thuyết và 1 truyện ngắn. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được xem là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất lịch sử. 300 triệu bản in [chưa tính một lượng rất lớn những bản lậu] đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp, Indonesia. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử. [Theo Wikipedia]

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng nhất đến văn học Trung Quốc hiện đại. [Wikipedia]

14 cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Kim Dung đã đi vào ký ức, tâm khảm hàng chục triệu độc giả khắp thế giới qua nhiều thế hệ từ hơn nửa thế kỷ nay, chữ đầu tiên của tựa đề mỗi tiểu thuyết được nhà văn Nghê Khuông - bạn của Kim Dung, phát hiện và sắp xếp thành hai câu thơ:

Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên

Nghĩa là:

Tuyết bay đầy trời bắn [nhìn] hươu trắng
Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh

Trung Quốc từ xưa đã có hội Hồng Học, chuyên nghiên cứu về tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần. Có lẽ cũng xứng đáng có ngành Kim Dung học, chuyên nghiên cứu về tác phẩm, tư tưởng của Kim Dung. Người ta nói rằng, trong tác phẩm Kim Dung có tất cả, chúng được coi là cuốn từ điển nhỏ về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa, bao gồm cả Trung Y, châm cứu, võ thuật, âm nhạc, thư pháp, cờ vây, trà đạo, ẩm thực, lịch sử… các triết lý của đạo Khổng, đạo Phật và đạo Lão. Các nhân vật lịch sử đã hòa trộn vào các nhân vật trong truyện và mang một đời sống mới vô cùng sinh động. 

Người ta nói rằng, trong tác phẩm Kim Dung có tất cả, chúng được coi là cuốn từ điển nhỏ về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa. [Baike.baidu.com]

Phong cách văn chương của Kim Dung cũng rất hấp dẫn, vừa bác học vừa bình dân, lại không thiếu tính giải trí. Nhà phê bình văn học là Trần Mặc từng nhận xét tiểu thuyết Kim Dung có tính “nhã tục cộng hưởng,” nghĩa là ai cũng có thể đón nhận và say mê nó bất kể trình độ. ”Kẻ hời hợt thì xem náo nhiệt, người sâu sắc thì tìm thấy đạo lý.” 

Tuy vậy, nếu xét về ý nghĩa xã hội, người viết bài này cho rằng Thiên Long Bát Bộ và Tiếu Ngạo Giang Hồ là hai bộ tiểu thuyết nổi bật hơn cả. Tiếu Ngạo Giang Hồ còn mang hơi thở của thời sự chính trị đương thời, đến nỗi người ta cho rằng Kim Dung viết bộ này mang nhiều ẩn ý về Đảng Cộng Sản Trung Quốc [ĐCSTQ], về tư tưởng cộng sản, về Cách Mạng Văn Hóa…

Khi được hỏi về sự trùng hợp giữa Tiếu Ngạo Giang Hồ và Cách mạng Văn hóa, Kim Dung đã giải thích như sau:

“Trong những năm tôi viết Tiếu Ngạo Giang Hồ, cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Hoa bùng lên như ngọn lửa hoang thiêu đốt tất cả. Để giành được quyền lực, các bên đấu đá nhau đã không từ thủ đoạn nào và bản chất xấu xa của con người được bộc lộ theo những cách đáng ghê tởm nhất. Mỗi ngày khi tôi viết cho Minh Báo, cảm xúc phẫn nộ của tôi đi vào những câu chữ một cách tự nhiên, chứ tôi không cố tình dùng Tiếu Ngạo Giang Hồ để miêu tả Cách mạng Văn hóa.”

Mỗi ngày khi tôi viết cho Minh Báo, cảm xúc phẫn nộ của tôi đi vào những câu chữ một cách tự nhiên, chứ tôi không cố tình dùng Tiếu Ngạo Giang Hồ để miêu tả Cách mạng Văn hóa. [Baike.baidu.com]

Trong tựa đề “Tiếu Ngạo Giang Hồ”, “tiếu” là cười, “ngạo” là ngạo nghễ. Cụm từ “tiếu ngạo giang hồ” có nghĩa là "ung dung tự tại bất khuất nói cười hành tẩu khắp bốn phương”. Trong truyện Tây Du Ký Hồi 10, ở bài từ "Tây giang nguyệt" của người đánh cá có câu:

“Đắc lai phanh chử vị thiên nùng, Tiếu ngạo giang hồ đả hống” [得來烹煮味偏濃,笑傲江湖打哄].

Bản dịch của Như Sơn, Mai Xuân Hải và Phương Oanh dịch là:

Mang về nấu rán ngậy sao!
Giang hồ cười ngạo ai nào bằng ta?

Đó là cái nghĩa thứ nhất của "Tiếu ngạo giang hồ". Ý nghĩa này cho ta liên tưởng đến anh chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung, một kiếm khách sống ung dung ngạo nghễ giữa vòng trời đất, xem thường mọi khuôn phép gò bó hay tấc lòng chật hẹp của thói đời.

Nhưng “Tiếu ngạo giang hồ” còn có thể hiểu theo một nghĩa nữa. Đó là cái cười nhạo mang đầy vẻ xem thường. “Giang hồ” theo nghĩa gốc là “sông hồ” hay “bốn phương”; “người trong giang hồ”, “giới giang hồ” có nghĩa là "con người xã hội ở bốn phương", "những người không thuộc chính quyền"... chứ không mang nghĩa hẹp hay tiêu cực như cách dùng hiện nay.

Giới giang hồ võ lâm trong truyện Kim Dung nói chung đều có bối cảnh rõ ràng – Thiên Long Bát Bộ diễn ra đời Bắc Tống, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ xảy ra vào cuối thời Nam Tống, Lộc Đỉnh Ký thời nhà Thanh… chỉ riêng Tiếu Ngạo Giang Hồ là không được xác định mốc thời gian nên có thể ám chỉ về bất cứ thời kỳ lịch sử nào. Truyện lại có rất nhiều chi tiết khiến độc giả liên tưởng tới ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc, nhất là vào thời Cách mạng Văn Hóa, mặc dù không có một nhân vật hay một tổ chức nào mang hoàn toàn đặc điểm của người thật việc thật theo phong cách “đo ni đóng giày”. Sở dĩ như vậy vì ĐCSTQ đại diện cho một thứ tư tưởng, một thứ văn hóa. Không có ai sinh ra đã mang chất gen sinh học quy định rằng sẽ họ trở thành thành viên tiêu biểu của ĐCSTQ để có cấu tạo trong tâm não khác biệt những người khác, chỉ có những người chịu ảnh hưởng mạnh yếu bởi cái tư tưởng hay văn hóa mà nó đại diện mà thôi. Và đó chính là một số những con người, những tổ chức thuộc cả hai phía chính - tà của giới giang hồ trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Kim Dung sâu sắc và tinh tế khác với các tiểu thuyết gia kiếm hiệp khác ở chỗ ấy.

Tiếu Ngạo Giang Hồ là không được xác định mốc thời gian nên có thể ám chỉ về bất cứ thời kỳ lịch sử nào. Truyện lại có rất nhiều chi tiết khiến độc giả liên tưởng tới ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc. [Getty]

Và bây giờ, chúng ta bắt đầu đi vào tìm hiểu về giới “giang hồ” trong Tiếu Ngạo Giang Hồ - được xem như giới chính trị của ĐCSTQ, họ có gì để đáng “tiếu ngạo”?

Tóm tắt cốt truyện của “Tiếu Ngạo Giang Hồ”

“Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.

Các diễn biến được phát triển dựa trên một bí kíp kiếm pháp truyền thuyết và sự liên hệ giữa các nhân vật với bí kíp đó. Theo lời đồn đại trên giang hồ, trong gia đình nhà họ Lâm có một pho kiếm phổ chép tay tên gọi "Tịch tà kiếm phổ", người luyện được kiếm pháp này có thể sở hữu tốc độ như sấm chớp, võ công làm mưa làm gió chốn võ lâm. Nhiều người thực sự thèm khát có được nó, trong đó có những nhân vật tiếng tăm trên giang hồ như Tả Lãnh Thiền trưởng môn phái Tung Sơn, minh chủ của Ngũ Nhạc kiếm phái, Nhạc Bất Quần trưởng môn phái Hoa Sơn, Dư Thương Hải chưởng môn phái Thanh Thành hay Mộc Cao Phong, Lao Đức Nặc... Chính từ đây đã nảy sinh bao âm mưu, bất hòa, tranh chấp hòng giành giật pho bí kíp này, xưng bá võ lâm.” [Theo Wikipedia]

Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. [Baike.baidu.com]

Những danh tự đầy ẩn ý

Tịch Tà kiếm phổ:

Tịch Tà là trừ bỏ, diệt tà. Tịch Tà kiếm phổ là bộ kiếm pháp để quét sạch tà ma ngoại đạo. Hầu như ai cũng mong muốn có nó để sở hữu sức mạnh vô địch, để trừ diệt tà ma, đem lại sự an bình cho xã hội. Người ta tranh giành, đấu đá, chém giết lẫn nhau để có bằng được bộ Tịch Tà kiếm phổ.

Nhưng đó lại chính là lúc mà họ đi vào con đường tà. Cuối cùng, tất cả những người học theo bộ kiếm pháp ấy đều ít nhiều trở thành kẻ gian tà như Tả Lãnh Thiền, Lao Đức Nặc và đặc biệt có ba nhân vật đã “lậm” sâu nhất vào trong bộ kiếm phổ này, tâm tính trở nên hoàn toàn biến đổi đến mức kỳ dị, ma quái, bán nam bán nữ... là Đông Phương Bất Bại, Nhạc Bất Quần và Lâm Bình Chi.

Tịch Tà kiếm phổ có thể coi như một thứ chủ thuyết. Chủ thuyết này luôn được khoác lên một tấm áo rực rỡ tươi đẹp nhưng cuối cùng những điều nó đem lại chỉ là những rắc rối, đau khổ cho người bị nó tiêm nhiễm và những người xung quanh họ. Từ “Cách Mạng Văn Hóa”, “phá tứ cựu” của “tư tưởng Mao Trạch Đông” đến “lý luận Đặng Tiểu Bình”, đến “Thuyết ba đại diện” của Giang Trạch Dân, đến “xã hội hài hòa” của Hồ Cẩm Đào”, đến “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình… chúng là gì nếu không phải là những bộ Tịch Tà kiếm phổ với ước vọng tươi đẹp bề ngoài nhưng đầy tính lừa gạt và bất trắc ở bên trong?

Chủ Đề