Tây tiến so sánh được với bài nào ở 11

Cô Trần Thùy Dương – Cầm bút hướng về phía mặt trời! Khóa học 2K5 – TRỌN VẸN KIẾN THỨC [mục tiêu 8+] Livestream lúc 22:00 giờ, thứ 2 và 5. hằng tuần BUỔI 11. Bài thơ TÂY TIẾN [Đoạn thơ 2.3] – Quang Dũng KHÁI QUÁT NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẢM BẢO 4 câu thơ đầu: Không khí đêm liên hoan văn nghệ thắm tình quân dân. Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ. Khèn lên man điệu nàng e ấp, Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

  • Tình quân dân của người lính Tây Tiến:
  • Tình quân dân là một nét đặc trưng, một chủ đề được viết rất nhiều khi nói về lính và kháng chiến: như máu mủ ruột thịt
  • Tình quân dân trong thơ Quang Dũng: là sự say mê, nồng nàn, đầy thú vị.
  • Câu thơ 1: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”
  • “Doanh trại”: cách nói sang trọng hóa, thể hiện cái nhìn đầy lãng mạn, bay bổng của người lính Tây Tiến về hiện thực.
  • “Bừng”: là cảm giác ánh sáng bật lên một cách mãnh liệt, đột ngột và đầy bất ngờ.
  • “Hội đuốc hoa”: thực chất là đêm liên hoan lửa trại, thế nhưng đã được nói một cách mềm hẳn đi, sang hẳn lên “đêm hội nến hoa chúc”, vui mừng, lấp lánh ánh nến.
  • Câu thơ 2. “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”
  • “Kìa em” thế hiện sự ngỡ ngàng, quyến rũ, đê mê của người lính trước hình ảnh những cô thôn nữ với những bộ xiêm áo.
  • “tự bao giờ” thể hiện sự chờ đợi, mong ngóng, cho thấy sự nồng nàn, đắm say.
  • Câu thơ 3. “Khèn lên man điệu nàng e ấp”
  • Tiếng “khèn” bao giờ cũng gợi lên không khí, âm thanh của núi rừng, của tiếng gọi tình yêu tha thiết, “khèn lên”.
  • “Man điệu” có thể hiểu: 1. Âm thanh của những làn điệu, 2. Âm thanh của sự quyến rũ, đắm đuối, lòng người.
  • “nàng e ấp” sự tình tứ, quyến rũ mà mê đắm của những cô thôn nữ vùng sơn cước.
  • Câu thơ 4. “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
  • “Về Viên Chăn”: đích đến cuối cùng của chặng đường hành quân của lính Tây Tiến.
  • “Xây hồn thơ”: một miền cổ tích lắng đọng trong tâm hồn người lính. 4 câu thơ sau: Bước chân ra đi đầy lưu luyến của người lính Tây Tiến trên bến sông nước. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, Có thấy hồn lau nẻo bến bờ? Có nhớ dáng người trên độc mộc, Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
  • Câu thơ 5. “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”:
  • Đây là một lời trần thuật hết sức giản dị và chân thực: có người đi, có địa điểm, có thời gian.
  • “Chiều sương ấy”, chữ “ấy” đẩy câu thơ về một miền kí ức.
  • Câu thơ 6: “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc”
  • Điều đặc biệt đến từ hai từ: “thấy” và “nhớ”.
  • Hai hình ảnh thơ: “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ” [hồn lau là phần thẳm sâu trong tâm hồn, chạm tới nguồn mạch của đất, của người] “Có nhớ dáng người trên độc mộc” [dáng người mảnh mai duyên dáng, những cũng rất kiêu hãnh mãnh mẽ].
  • Câu thơ 8. “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
  • “Nước lũ” tạo nên một cái gì đó rất dữ dội.
  • Nhành “hoa đong đưa” lại gợi lên sự trìu mến, một cái nhìn tình tứ, nồng nàn, say đắm.
  • Nghệ thuật: tương phản, dù thời gian có tha thiết chảy, cuộc sống sẽ có nhiều trôi nổi, đổi thay nhưng tình yêu của những người lính Tây Tiến về mảnh đất này vẫn luôn nguyên vẹn. PHÂN TÍCH HÌNH & THÀNH VĂN PHONG Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét trong cuốn Nói chuyện thơ kháng chiến [1951]: “Con người kháng chiến lo lắng hồi hộp, chờ đợi hi vọng, phấn khởi, sống dồn trong một hai năm nhiều hơn những cuộc sống nhạt kéo dài trong hàng thế kỷ. Do đó cần phải có thơ”. Và với ý nghĩa đó,
  • Tình quân dân của người lính Tây Tiến:
  • Tình quân dân là một nét đặc trưng, một chủ đề được viết rất nhiều khi nói về lính và kháng chiến: như máu mủ ruột thịt.
  • Tình quân dân trong thơ Quang Dũng: là sự say mê, nồng nàn, đầy thú vị.
  • Câu thơ 1: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”.
  • “Doanh trại”: cách nói sang trọng hóa, thể hiện cái nhìn đầy lãng mạn, bay bổng của người lính Tây Tiến về hiện thực.
  • “Bừng”: là cảm giác ánh sáng bật lên một cách mãnh liệt, đột ngột và đầy bất ngờ.
  • “Hội đuốc hoa”: thực chất là đêm liên hoan lửa trại, nhưng được nói một cách mềm, sang hẳn

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng em ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Với nét vẽ khoẻ khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn người đọc vào một đêm liên hoan văn nghệ đầy hấp dẫn nơi xứ lạ, với ngọn lửa bừng lên đầy niềm vui và sức sống. “Doanh trại” chỉ có thể là những cái lán được dựng tạm giữa rừng, nơi diễn ra lễ hội văn hóa đậm đà tình quân dân. Thế nhưng trong cái nhìn đầy say mê, yêu đời của người lính trẻ; trong cái cảm giác được hòa quyện vào đêm liên hoan thì góc nhìn được thay đổi hẳn: một cách nói sang trọng hóa, nhìn hiện thực một cách lãng mạn, bay bổng. Đồng bào dân tộc đã tụ họp về đây để chung niềm vui tinh thần với những người lính Tây Tiến. Động từ “bừng” thực sự đem đến cho người đọc nhiều mĩ cảm! Từ “bừng” là ánh sáng của hội đuốc hoa được bật lên một cách mãnh liệt, đột ngột và đầy bất ngờ. “Bừng” lên không chỉ là thứ ánh sáng thực cảnh mà còn gợi cảm giác bừng lên niềm vui, niềm hạnh phúc của người lính trẻ trong tâm hồn. Niềm say mê của những con người trẻ tuổi sau khi đã rũ bụi trường chinh để đắm mình vào không khí của đêm liên hoan văn nghệ, đắm đuối và hạnh phúc đến như thế! Đêm rừng núi lửa trại thành đêm hội, được định danh là “hội đuốc hoa” [theo tiếng Hán, tức là “Hội chúc hoa” – nến đốt lên trong đêm tân hôn]. Chính vì thế, mà đêm liên hoan văn nghệ dường như mang cái màu sắc ngọt mềm, tinh tế, lãng mạn hẳn đi, sang hẳn lên. Chỉ một vài câu thơ mà cách thể hiện của Quang Dũng đã gợi ra trong ta biết bao nhiêu so sánh, liên tưởng ấn

lên “đêm hội nến hoa chúc”, vui mừng, lấp lánh ánh nến.

tượng. Tô Hữu khi nhớ về Việt Bắc cũng đã từng viết về đêm liên hoan: Nhớ sao lớp học i tờ Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan [Việt Bắc – Tố Hữu] Bởi vì đây là những người lính trẻ, những con người đầy mộng mơ, khát vọng về tình yêu và gia đình đang rất mãnh liệt thường trực trong họ. Bởi thế, trong đêm liên hoan lửa trại thắm tình quân dân thì với những con gái miền sơn cước làm cho họ say mê, nồng nàn, đầy thi vị ấy. Chỉ với câu thơ 7 chữ thôi mà ngay lập tức nhà thơ Quang Dũng đã làm bừng lên trong lòng người đọc cảm giác như được nhập thân vào đêm lửa trại lung linh, kì diệu, đắm đuối tình cảm, không chỉ là tình quân dân mà còn biết bao nhiêu tình cảm của những người lính trẻ đầy lãng mạn và mộng mơ. Với mảng đề tài này, thơ ca kháng chiến thường khai thác và xem như là tình cảm quân dân gắn bó, khăng khít như cá với nước. Đó là tình cảm ruột thịt như trong bài thơ “Bao giờ trở lại” của Hoàng Trung Thông. Với những câu thơ hết sức thân thương, thân mật và tình cảm ruột thịt với cách xưng hô “các anh”, là “đàn em”, là “mẹ già”: Các anh về mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ Các anh về tưng bừng trước ngõ Lớp đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Đó là chính một chủ đề nổi bật của mảng đề tài viết về dấu ấn đậm nét của một thời và tình cảm quân dân chính là một

  • Câu thơ 3. “Khèn lên man điệu nàng e ấp”.
  • Tiếng “khèn” bao giờ cũng gợi lên không khí, âm thanh của núi rừng, của tiếng gọi tình yêu tha thiết, “khèn lên”.
  • “Man điệu” có thể hiểu: 1. Âm thanh của những làn điệu, 2. Âm thanh của sự quyến rũ, đắm đuối, lòng người.
  • “nàng e ấp” sự tình tứ, quyến rũ mà mê đắm của những cô thôn nữ vùng sơn cước.

trong sâu thẳm trái tim những người lính Tây Tiến là người con gái nơi mảnh đất sơn cước ấy, thật là nồng ấm, yêu thương và đong đầy biết bao nhiêu. “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”, một câu thơ rất giản dị nhưng cũng đầy ngọt ngào và đắm say. Trong trái tim của thế hệ trẻ một thời, “..ững người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” [lời nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê] Có lẽ hình ảnh đẹp đẽ nhất chính thì hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ. Và em cũng thế, em đã chờ đợi “xây hồn thơ” trong lòng, còn người lính trẻ chỉ cần thế thôi cũng đủ để tan đi những mệt nhọc, tan đi bụi trường sơn! Và làm nền cho cái cảm giác say mê ấy là âm thanh “khèn lên man điệu”. Chính cái lạ làm đắm say tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc Hà thành hào hoa. Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu múa quyến rũ của các cô gái đã “xây hồn thơ” trong lòng các chàng lính trẻ. Khèn là một loại nhạc cụ dân tộc của những người dân miền núi Tây Bắc, gợi âm thanh của những đêm tình mùa xuân, không gian của núi rừng và bao giờ cũng là tiếng gọi của tình yêu tha thiết. Bởi thế nên, đó là một âm thanh “man điệu” – đặc trưng văn hóa của người dân nơi đây. Có nhiều cách hiểu về “man điệu”: là những âm thanh đến mê man cả lòng người. Hoặc là một âm thanh đến man dại, mà với người lính vốn chỉ quen với sách vở, tưởng tượng mộng mơ, thì cái âm thanh mạn dại ấy có sức quyến rũ, đắm đuối lòng người lắm thay! Và trong không khí ngập tràn âm thanh man điệu ấy là hình ảnh “nàng e ấp”. Sao mà tình tứ đến thế, sao mà quyến rũ mà mê đắm lòng người của cô thôn nữ vùng sơn cước đến như thế chứ? Chính nhà

  • Câu thơ 4. “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
    • “Về Viên Chăn”: đích đến cuối cùng của chặng đường hành quân của lính Tây Tiến.
  • “Xây hồn thơ”: một miền cổ tích lắng đong trong tâm hồn người lính.

thơ Anh Ngọc cũng phải thốt lên: “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ ca kháng chiến và cách mạng mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế”. Bởi Viên Chăn là một trong những cái đích đến trên con đường hành quân mà! Để ý kĩ trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng sử dụng rất nhiều động từ “về”. Phải chăng trên con đường hành quân Tây Bắc người lính đã tìm ra được chính mình? Mảnh đất Tây Bắc ấy dường như là nhà, là quê hương của mình. Đây chính là mảnh đất khiến cho người lính cảm nhận được: Tình yêu khiến đất lạ hóa quê hương, khiến cho đất hóa tâm hồn. Như trong thơ Chế Lan Viên đã viết: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!” [Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên]. Bởi vậy, con đường hành quân ấy cũng là con đường trở về, trở về để tìm đến với em, để trở về với chính mình. Trở về còn để về với một thuở hoa niên sôi nổi mà nếu không đến mảnh đất này, sẽ chẳng bao giờ khám phá được ra. Không gian của nhạc và thơ ấy, được tạo nên từ mảnh đất Tây Bắc và còn hơn thế nữa, với tình quân dân thắm thiết, gắn bó như máu thịt. Trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh cho những tâm hồn của người lính thăng hoa, mọi mỏi mệt như bị đẩy lùi, thêm vào đó là lòng yêu đời, yêu miền đất lạ. Chính vì thế mọi cảm giác mỏi mệt, mọi vất vả đều tan biến. Người lính Tây Tiến có thể mạnh mẽ đến thế bởi luôn được đắm mình vào trong thế giới của mộng mơ và được sống trọn vẹn với bản thân mình của một thời hoa niên sôi nổi!

mạnh: “Thơ là sự nén chặt của ngôn từ, mỗi chữ mỗi câu đều phải mang sức công phá, sức rung chuyển nội tại. Và thơ không chỉ có ngọt ngào, trữ tình, sự thực nó phải có tư tưởng, bất ngờ và sâu, vang xa.” Viết về cuộc chia li hay những cuộc ra đi là đề tài quá quen thuộc của thơ ca. Hình như khi con người biết đến ra đi thì đồng thời cũng sẽ cảm nhận được những lúc nỗi nhớ đã được thể hiện một cách mãnh liệt nhất. Nói như Khrapchenko: “Một khi đủ sức vang động lại trong một khoảnh khắc nào đó của tâm thức con người, khiến người ta rơi lệ, khiến người ta vơi đi phần nào đau thương, thì đó là nỗi nhớ đẹp, là sự trỗi dậy của tiềm thức con người.” Đọc thơ Quang Dũng, người đọc có cảm giác, “lạc vào mê cung của những nỗi nhớ không thành hình”: “Một đêm dài để nhớ Những người xa vô cùng” [Đêm Bạch Hạc] Cách sử dụng địa danh Châu Mộc tạo cảm giác “xa lạ hóa”, cùng với hình ảnh “chiều sương ấy”, gợi đến sự chia lìa, thời gian mang tính ước lệ của văn học cổ. Từ “ấy” vốn là đại từ phiếm chỉ, thế nhưng lại gắn với những kỉ niệm, gắn với những gì vốn là thân thuộc. Đó chính là miền kí ức giữa ta và người, mà người lính Tây Tiến và những người ở lại hiểu rất rõ. Nhà thơ dùng thủ thuật để bớt đi rất nhiều sự rõ ràng để tạo nên sự mênh mang, xao xuyến; để nói được những cái mơ hồ, trong tâm hồn mỗi con người. Sự đa dạng về giọng thơ đã tạo nên tính hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Vì vậy, phát hiện được chất giọng chính là góp phần giải mã nội dung tư tưởng thơ, cảm được điệu hồn và cảm hứng mà nhà thơ hướng đến. Cùng trong khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, giàu cảm xúc như

  • Câu thơ 6:

“Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc”

  • Điều đặc biệt đến từ hai từ: “thấy” và “nhớ”.
  • Hai hình ảnh thơ:

“Có thấy hồn lau nẻo bến bờ” [hồn lau là phần thẳm sâu trong tâm hồn, chạm tới nguồn mạch của đất, của người]

“Có nhớ dáng người trên độc mộc” [dáng người mảnh mai duyên dáng, những cũng rất kiêu hãnh mạnh mẽ].

thế, nhà thơ Tố Hữu cũng đã bằng ngòi bút của chính mình phác họa nên cảnh đẹp Châu Mộc: "Nông trường Châu Mộc như hoa nở Giữa núi rừng Tây Bắc hát ca" Còn trong thơ Quang Dũng, chỉ bằng một vài nét chấm phá đơn sơ nhưng tác giả đã gợi nên cái thần, cái hồn của cảnh vật. Đó là cái thần, cái hồn của những bông hoa lau “nẻo bến bờ”. Đưa vào dòng thơ của mình các câu hỏi tu từ, Quang Dũng như gợi được nỗi trăn trở riêng trong lòng người đọc như một dụng ý nghệ thuật đặc sắc. Với hình ảnh thơ, “có thấy hồn lau nẻo bến bờ” – từ “nẻo” thường gợi đến cảm giác xa khuất. Câu thơ có tính chất hư ảo, hình ảnh hoa lau gợi nhớ đến bài “Lau mùa thu” của Chế Lan Viên: “Ngàn lau cười trong nắng Hồn của mùa thu về Hồn mùa thu sắp đi Ngàn lau xao xác trắng.” Đặc sắc của ngôn ngữ chính là cách sử dụng ngôn từ này làm tăng tính biểu đạt, bởi dường như người ta không chỉ nhìn thấy được cái hữu hình, mà còn chạm đến một phần linh hồn sâu thẳm, đển cả nhịp thở của mảnh đất Tây Bắc này. Có lẽ nhà thơ đã rất hữu ý để nói với chúng ta về phần thẳm sâu trong tâm hồn, chạm tới nguồn mạch của đất, của người. Không chỉ thế, ta còn bắt gặp hình ảnh “dáng người trên độc mộc” mà không phải “bóng người”, “hình người” hay “con người” cụ thể. Với “độc mộc”, hai thanh nặng đi liền nhau như găm vào trong trái tim, như khắc khía vào hình ảnh của một dáng nét rất mạnh. Nhiều nhà phê bình nhận xét: “vừa mảnh mai duyên dáng, nhưng cũng vừa kiêu hãnh mạnh mẽ”. Và từ

thông điệp thẫm mĩ: dù khoảng cách thời gian, cuộc sống sẽ có nhiều trôi nổi, đổi thay nhưng tình yêu của những người lính Tây Tiến về mảnh đất này vẫn luôn nguyên vẹn. Và tất cả như chạm khắc vào thiên nhiên Tây Bắc vẻ đẹp nên họa, nên thơ, khắc chạm vào lòng người những kỉ niệm khó quên. Cái chất nhạc và chất họa trong ngôn ngữ thơ đã hòa quyện vào nhau. Bốn câu thơ đầu dường như ru ta vào nhạc điệu cất lên từ sự mê say trong tâm hồn những người lính Tây Tiến. Bốn câu thơ sau là những nét vẽ tài hoa gợi lên cái thần, cái hồn của tạo vật cùng với đó là cuộc chia tay và nỗi nhớ lưu lại ở mảnh đất này, ở trong tâm hồn người lính Tây Tiến. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của âm nhạc.” Và nhà thơ Xuân Diệu cũng có lí khi nói: “Đọc Tây Tiến, ta có cảm giác như ngậm nhạc trong miệng.” Mọi thi sĩ tài năng, khi hiện hữu giữa cuộc đời đều có một cõi thơ riêng, một thi giới riêng. Ở đó chất chứa những suy tư, trăn trở của thi nhân về con người, cuộc sống và rõ nhất là nỗi trăn trở về thân phận con người, mà nhà thơ Quang Dũng cũng không phải là ngoại lệ. Không phải ngẫu nhiên, sinh thời Bùi Giáng – một “quái kiệt” trong thi đàn dân tộc, khi đọc thơ Quang Dũng đã có cảm nhận khá tinh tế: “Thơ Quang Dũng hiện ra tại chỗ chênh vênh bát ngát và thê thảm nhất trong lịch sử con người. Nó chỉ đạm nhiên và thống thiết khơi rộng khoảng trống vắng ra để cho mọi vấn đề được nhận định và tìm lời giải đáp”. Bùi Giáng đã không sai khi xác quyết đặc điểm thơ Quang Dũng mà qua sự sàng lọc bởi thời gian nó đã chứng tỏ giá trị vĩnh hằng: thơ Quang Dũng mang màu hiện sinh rõ nét, cho nên nó luôn khơi gợi cho bạn đọc suy tư về thân phận con người trong cõi nhân sinh đầy trắc ẩn, vô thường – và có lẽ đây cũng chìa khóa để lý giải vì sao thơ Quang Dũng ra đời trong khí quyển của những năm kháng chiến nhưng vẫn mang một phẩm chất mỹ cảm riêng, độc đáo, kỳ lạ, không bị lẫn vào dàn đồng ca của thơ ca cùng thời, và tạo được sức truyền cảm lạ lùng, quyến rũ, cuốn hút tâm hồn bao thế hệ bạn đọc suốt hơn nửa thế kỷ qua. Thể thơ bảy chữ phảng phất hơi hướng thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tản Đà, Xuân Diệu... đã

hòa phối cùng cảm hứng hiện thực và lãng mạn về cuộc kháng chiến đã tạo ra một Quang Dũng vừa kế thừa nhạc tính của âm điệu thơ xưa, vừa cách tân làm mới thơ hiện đại. Nhắc đến thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chúng ta không thể nào quên nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến xuất sắc. Thi phẩm đã đạt được những phẩm chất nghệ thuật vô cũng hấp dẫn, góp phần khẳng định tài năng của Quang Dũng, một trong những đỉnh cao của tháp ngà thi ca hiện đại Việt Nam. Sở dĩ tác phẩm có được sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc suốt hơn nửa thế kỷ qua và có lẽ sẽ dài lâu hơn nữa là bởi Tây Tiến không chỉ thành công ở nội dung tư tưởng mà cả ở nghệ thuật đa dạng, đặc sắc của một nghệ sĩ đa tài - một chiến sĩ Tây Tiến suốt đời trọn đạo với Tổ quốc, nhân dân và tình yêu thi ca bất diệt.

KHÁI QUÁT NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẢM BẢO

Bức chân dung và lý tưởng cao đẹp của người lính Tây Tiến. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”  Đoạn thơ được thể hiện với một tinh thần rất hào hũng, được viết với một tâm hồn lãng mạn. Quang Dũng đã không né tránh sự thật, không né tránh sự đau đớn ấy, không né tránh sự mất mất đày bi thương ấy. Thế nhưng, vượt lên cái bi thương ấy là một tinh thần bi tráng, hay nói cách khác bi mà không lụy. Đó là một khúc tráng ca về sức mạnh và ý chí của đoàn quân Tây Tiến, của hồn thơ Quang Dũng. Bức chân dung về binh đoàn Tây Tiến [4 câu thơ đầu]

  • 2 câu thơ đầu: Dáng vẻ bên ngoài của người lính Tây Tiến. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
  • Câu thơ: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, cũng nói về cái chết, nhưng được nói với giọng điệu mạnh mẽ và đầy kiêu hãnh.
    • “Chẳng tiếc”: là cách nói phủ định, không tiếc nhưng thực ra rất tiếc. Đời xanh mỗi người chỉ một làm sao không tiếc? Nhưng “chẳng tiếc” bởi đó là lựa chọn, bởi chết vì lý tưởng con đẹp thì cần chi phải tiếc. ⇨ Ở câu 1 và câu 2, có sự tương phản giữa hiện thực nghiệt ngã và với lựa chọn hào hùng.
  • Câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” nói về sự thiếu thốn của người lính.
    • Hình ảnh “áo bào” là một hình ảnh ước lệ quen thuộc. Một hình ảnh thơ nói lên một hiện thực nghiệt ngã nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến.
    • Họ nằm xuống trong thiếu thốn không có nổi một manh chiếu, không có nổi một quách quan tài. Sống như thế nào thì ngã xuống cũng như thế, cũng vẫn là bộ quân trang bạc sờn vai áo.
    • Cách nói trang trọng hóa, khi gọi tấm áo nằm xuống ấy là áo bào. Không phải ai khi nằm xuống cũng được mặc áo bào trở về với đất mẹ.
    • “Về đất”, chứ không phải chết hay hi sinh. Gợi sự ra đi rất thanh thản, nhẹ nhõm, lặng lẽ và bình yên.
  • Câu thơ: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, gợi sự đau đớn tiễn đưa của thiên nhiên.
    • Hình ảnh “Sông Mã” xuất hiện hai lần, mở đầu cho nỗi nhớ chơi vơi và kết lại cho một cảm giác hụt hẫng, và tự đây tất cả cũng sẽ chơi vơi.
    • Từ “gầm” vừa thể hiện sự dữ dội của thiên nhiên, vừa thể hiện được một nỗi đau “lẻ bạn” thiên nhiên, của dòng sông MÃ, cũng vừa thể hiện được cái chất hùng cả của rừng già.
    • “Khúc độc hành” là khúc “tiến quân ca” của thiên nhiên dành riêng cho những người lính; của người ở lại gửi người ra đi, và cũng là của người ra đi tiếp bước người ở lại. ⇨ Câu 3 và câu 4, cho thấy sự tương phản giữa hiện thực và vẻ đẹp bi tráng của những người lính Tây Tiến. Con người ra đi rất thanh thản, còn thiên nhiên thì đau đớn; hiện thực thì nghiệt ngã, mà con người thì rạng ngời. PHÂN TÍCH HÌNH & THÀNH VĂN PHONG 4 câu thơ đầu: Bức chân dung về binh đoàn Tây Tiến.

Ta thường nói về Quang Dũng với những lời ngợi ca hết sức “bay bổng”, bay bổng như chính tâm hồn ông vậy. Bởi ngoài làm thơ, Quang Dũng là con người hết sức đa

  • Hai câu thơ đầu, nói về dáng vẻ bên ngoài của người lính Tây Tiến.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

  • Dáng vẻ bên ngoài được miêu ta một cách hết sức ấn tượng với “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”.
  • Đây là cách nói cho thấy sự chủ động, chối bỏ hiện thực nghiệt ngã, không màng đến sự tác động của yếu tố bên ngoài.

tài, ông vẽ tranh, soạn nhạc và viết cả văn. Thế nên, không thể không thừa nhận rằng: Thơ Quang Dũng cũng đậm sắc màu hội họa, cũng giàu âm điệu như nhạc được. Đến với bài thơ Tây Tiến, sau khi đã khơi dậy lòng người bằng nỗi nhớ chơi vơi, Quang Dũng không khắc họa luôn vẻ đẹp người lính Tây Tiến, mặc dù chỉ cần nghe tên bài thơ cũng biết hình ảnh thơ Quang Dũng muốn thể hiện ở đây là hình ảnh người lính. Hình tượng trung tâm của bài đến tận khổ 3 mới được xuất hiện. Có lẽ, phải xây một phông nền thật dữ dội, phải đẩy cái hùng vĩ của mảnh đất Tây Bắc lên cao thì mới thấy được hết những gì thuộc về vẻ đẹp của người lính, có lẽ phải khắc họa như thế ta mới thấy được những con người gắn mình ở mảnh đất “lam sơn chướng khí” này mới kiên cường làm sao, kiêu hùng đến mức nào. Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình ảnh người lính mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng được thể hiện trước hết, qua bức chân dung ở bốn câu thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói về Quang Dũng rằng: “Một người chiến sĩ trẻ, tài hoa trong đoàn quân Tây Tiến ngày đó, sau này là nhà thơ Quang Dũng”. Lời khẳng định đầy yêu thương ấy, đã một lần nữa cho thấy, để có

thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó phổ biến đến mức, người ta còn ví von thế này, “phi bất rét bất thành bộ đội”. Nghĩa là không sốt rét không phải là bộ đội, chưa sốt rét chưa phải là bộ đội. Và khi đã bị sốt rét rừng, thì chắc chắn sẽ mất máu đến mức rụng tóc và xanh vàng da. Và đã có rất nhiều bài thơ, viết về căn bệnh quái ác này. Trong thơ Chính Hữu với “Đồng chí” cũng đã từng nhắc với những câu thơ xé lòng thế này: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” Hay trong bài thơ “Những tháng năm ở rừng”, Nguyễn Anh Nông cũng có nói: “Những tháng năm ở rừng Sốt rét tái màu da Đồng đội mấy người gục ngã Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng” Và Quang Dũng cũng nói về cái hiện thực tàn nhẫn ấy với hai câu thơ rất hay theo cách riêng của mình: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” Cách nói của Quang Dũng thú vị ở chỗ, ông viết một cách hết sức phiêu bạt “không mọc tóc”. Nếu nói “Tây Tiến đoàn binh bị rụng tóc”, thì câu thơ sẽ mang một màu sắc khác. Nói “bị rụng tóc” sẽ mang chiều hướng bị sự bị sự tác động của yếu tố bên ngoài, nhưng nói rằng “không mọc tóc” thì nó cho ta thấy, đó là một sự chủ động. Chủ động không mọc tóc, chứ không phải vì hiện thực mà rụng mất tóc. Chủ động để tóc không mọc, tức là chối bỏ hiện thực tàn nhẫn của thiên nhiên. Chủ động tạo nên một nét

riêng biệt, một dáng vẻ thú vị như thế. Cũng như vậy, với cách nói “quân xanh màu lá” cũng không còn ở góc độ hiện thực nữa, mà được nhìn với một cách nhìn hết sức tài tử, hết sức lãng mạn. Với hình ảnh thơ này, ta có thể hiểu rằng, những người lính Tây Tiến vì thiếu thốn, đói khát, vì sốt rét rừng mà da mặt xanh ngắt giống như trong “Lên Cấm Sơn”, Thôi Hữu viết: Cuộc đời gió bụi pha xương máu Đói rét bao lần xé thịt da Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh Đâu còn tươi nữa những ngày hoa! Thế nhưng, chúng ta sẽ thấy rằng, ở những vần thơ của Quang Dũng nó không chỉ là cái màu của bệnh tật, màu của sốt rét rừng, mà nó còn tạo nên được cái tướng mạo riêng, cái tinh thần tiêng của những người lính Tây Tiến, đó là vẻ “oai hùm”. Đó là sự lựa chọn của những người lính Tây Tiến để tạc nên cái chất ngang tàn, kiêu dũng, kiên cường. Chính cách nói ấy đã cho thấy lính Tây Tiến ốm mà không hề yếu, bệnh tật nhưng vẫn rất đỗi kiêu hùng, đầy khí phách. Như vậy, với hai câu thơ tả dáng vẻ bên ngoài của người lính Tây Tiến, ta như thấy được cái hiện thực chung của thời đại, của cuộc sống kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, nhưng đồng thời, nhà thơ Quang Dũng cũng rất khéo léo thể hiện được cái nhìn riêng của mình về cái hiện thực ấy. Một hiện thực, mà như chính nhà thơ Quang Dũng đã chia sẻ: “Hồi ấy, trong đoàn chúng tôi có rất nhiều người sốt rét trọc cả đầu. Trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn nên bộ đội không những đau ốm mà còn chết vì sốt rét

Chủ Đề