Tập tính tự vệ của trai sông là

Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ có vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm của cơ thể trai.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước ?

Xem đáp án » 04/03/2020 15,400

Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao ?

Xem đáp án » 04/03/2020 1,053

Quan sát hình 18.4, giải thích cơ chế giúp trai di chuyển được trong bùn theo chiều mũi tên?

Xem đáp án » 04/03/2020 683

Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

   - Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?

   - Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?

Xem đáp án » 04/03/2020 590

Quan sát hình 18.3,4, trả lời các câu hỏi sau:

   - Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những gì vào miệng trai và mang trai?

   - Trai lấy mồi ăn [thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh] và oxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, vậy đó là kiểu dinh dưỡng gì [chủ động hay thụ động]?

Xem đáp án » 04/03/2020 421

Câu hỏi: Phương pháp tự vệ của trai là?

A. Tiết chất độc từ áo trai.

B. Phụt mạnh nước qua ống thoát.

C. Co chân, khép vỏ.

D. Cả A và C đều đúng.

Đáp án đúng:C. Co chân, khép vỏ.

Phương pháp tự vệ của trai là co chân, khép vỏ

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Trai sông nhé!

I. Hình dạng, cấu tạo của trai sông

1. Vỏ trai

- Thân trai mềm nằm trong 2 mảnh vỏ. Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn

- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với 2 cơ khép vỏ [bám chắc vào mặt trong của vỏ] điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ.

- Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng.

Ngọc trai trong cơ thể trai ngọc, hình thành ở lớp xà cừ.

2. Cơ thể trai

- Trai di chuyển nhờ sự thò ra thụt vào của chân rìu kết hợp với hoạt động đóng mở vỏ: vỏ trai hé mở cho chân thò ra vươn dài trong bùn về hướng muốn đi tới để mở đường, sau đó trai co chân đồng thời với việc khép vỏ lại, tạo ra lực đẩy do nước phụt ra ở rãnh phía sau làm trai tiến về phía trước

- Trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30cm một giờ và để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn

- Mài mặt ngoài trai ta thấy có mùi khét, vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng có thành phần là chất hữu cơ nên khi mài nóng, nó sẽ có mùi khét.

3. Dinh dưỡng

- Thức ăn: vụ hữu cơ, động vật nguyên sinh

- Dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ 2 đôi tấm mang

- Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở lỗ miệng trai nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng

- Hô hấp qua 2 đôi tấm mang

4. Trai tự vệ như thế nào?

Thuộc ngành Thân mềm, với cơ thể là thân mềm và không có cơ quan tự vệ nên trai tự vệ bằng cách xây cho mình lớp vỏ vững chắc và màu vỏ giống màu môi trường sống để lẩn tránh kẻ thù.

II. Các di chuyển của trai sông

- Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra hướng về phía muốn đi tới., lúc này trai hút nước vào trong. Sau đó, chân trai thụt vào đồng thời với việc khép vỏ vào, tạo lực đẩy do nước phụt ra ở ống rãnh [ống thoát nước], làm trai tiến về phía trước.

- Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30cm một giờ, để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn.

III. Dinh dưỡng của trai sông

- Thức ăn: vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh

- Dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ 2 đôi tấm mang

- Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở lỗ miệng trai nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng

- Hô hấp qua 2 đôi tấm mang

IV. Sinh sản của trai sông

- Cơ thể trai phân tính, có trai đực, trai cái

- Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh.

- Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ → trứng được bảo vệ và ấu trùng không bị động vật khác ăn mất, đồng thời ở đâu giàu dưỡng khí và thức ăn

- Ấu trùng bám vào mang và da cá một vài tuần nữa rồi mới rơi xuống bùn để phát triển thành trai trưởng thành → di chuyển đến nơi xa nhằm phát tán nòi giống, tăng cường lượng oxi và được bảo vệ

Những động vật nào sau đây có 1 lớp vỏ ?

A.Trai sông, mực, ốc sên, ốc vặn.

B. Trai sông, mực, ốc sên, sò.

C.Ốc vặn, ốc sên,ốc hương.

D.Trai sông, mực, nghêu, ốc vặn

Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo náo của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?

Câu 1: Trang 64 - sgk Sinh học 7

Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo náo của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?

Bài làm:

Câu 1:

  • Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.
  • Sự đóng, mở vỏ nhờ dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi và 2 cơ khép vỏ

Hay nhất

Cách tự vệ: Khi gặp nguy hiểm, trai co chân khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.

- Cấu tạo của trai đảm bảo cách tự vệ có hiệu quả: Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thu không thể bỏvỏ ra để ăn phần mềm của cơ thể trai.

^...^ ^_^

Video liên quan

Chủ Đề