Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Uống thuốc giảm cân: vì sao cân không giảm mà còn tăng?

Giảm cân thành công, sở hữu vóc dáng cân đối là mong ước của bao người thừa cân, béo phì. Bạn đã tham khảo nhiều diễn đàn để tìm các loại thuốc giảm cân uy tín. Thế nhưng sau khi dùng một thời gian, bạn thất vọng, chán nản vì dù đã uống thuốc giảm cân đúng liều lượng nhưng cân vẫn không giảm, thậm chí còn tăng. Vậy tại sao thuốc giảm cân lại chưa hiệu quả với bạn?

  1. Chọn sai thuốc giảm cân

Thị trường đang tràn ngập nhiều loại thuốc giảm cân khác nhau. Chọn nhầm thuốc giảm cân cấp tốc, phi khoa học là một trong những nguyên nhân khiến việc giảm cân của bạn thất bại và gây nguy hiểm cho sức khỏe, thường gặp nhất là 2 nhóm:

  • Thuốc lợi tiểu/thải độc, thuốc xổ, nhuận tràng với triệu chứng thường gặp là đi tiêu, tiểu nhiều lần trong ngày, tiêu chảy, khát nước, khô cổ, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn…Hậu quả của dạng thuốc này là làm cơ thể mất nước nhanh, gây ra tình trạng rối loạn điện giải, vận mạch, khô da, da nhăn chảy xệ. Nếu cơ thể mất 20% tổng lượng nước, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong.

  • Thuốc làm giảm thèm ăn, giảm hấp thu mỡ, gây đầy bụng, ức chế thần kinh…, khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, choáng váng, suy kiệt, tụt huyết áp, hạ canxi, mắc bệnh chán ăn... thậm chí tử vong.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Chọn đúng thuốc giảm cân sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả

Ngoài ra, với người thừa cân, béo phì mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường cao huyết áp hoặc đối tượng phụ nữ sau khi sinh con cũng nên chọn thuốc giảm cân phù hợp với thể trạng của mình.

Để chọn được thuốc giảm cân an toàn, phù hợp, bạn có thể đến các bệnh viện, chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn trực tiếp hoặc gọi qua số Tổng đài tư vấn Y khoa (08 28) 38 112 777 để được hỗ trợ.

2. Không tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học

Nhiều chị em cho rằng đã uống thuốc giảm cân thì cứ ăn uống “thả ga”, dù gì cũng đã có thuốc hỗ trợ. Đây là quan niệm rất sai lầm, cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao uống thuốc giảm cân mà cân không giảm, thậm chí còn béo hơn.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Vẫn cứ ăn uống “thả ga” thì không thuốc nào giúp bạn giảm cân được!

Thông thường, thừa cân, béo phì là do ăn uống quá thừa chất dinh dưỡng sinh năng lượng, nhưng lại lười vận động khiến năng lượng tích lũy thành mỡ trắng. Vì thế, cho dù chị em đã uống thuốc giảm cân đều đặn nhưng nếu không thực hiện chế độ ăn uống điều độ thì khó có thể “tạm biệt” được thân hình “phì nhiêu”.

Ngược lại, cũng có nhiều chị em vì muốn giảm cân nhanh nên đã áp dụng chế độ ăn kiêng phản khoa học, nhịn ăn, bỏ bữa, thậm chí tuyệt thực trong vài ba ngày. Điều này không giúp bạn ốm đi mà ngược lại còn khiến cân nặng gia tăng nhanh chóng khi ăn uống trở lại. Vì khi bỏ bữa bạn sẽ có xu hướng nạp nhiều thức ăn hơn vào bữa kế tiếp theo kiểu bù trừ khiến cơ thể đã béo lại càng thêm “mũm mĩm”. Còn nếu nhịn ăn cả tuần thì rất có thể sẽ phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí tử vong như trường hợp cô bé 18 tuổi tại Hà Nội chết khi nhịn ăn thanh lọc cơ thể trong suốt 10 ngày liền.

3. Lười tập luyện

Lười tập luyện là nguyên nhân thứ ba giải thích tại sao người uống thuốc giảm cân cân không giảm lại còn tăng. Thuốc giảm cân có tác dụng “giải phóng” lượng mỡ thừa trong cơ thể, nhưng nó cũng cần những yếu tố khác hỗ trợ để quá trình này diễn ra hiệu quả hơn.

Tăng cường vận động ngoài tác dụng “đốt cháy” mỡ, còn mang nhiều lợi ích sức khỏe khác như tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao độ dẻo dai của xương khớp, giúp tăng sức đề kháng toàn thân. Vì thế bạn nên duy trì tập luyện 30 phút/ ngày, 5 buổi/ tuần với các môn thể thao yêu thích.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Uống thuốc giảm cân nhưng cũng đừng quên tăng cường vận động, chị em nhé!

4. Làm sao để dùng thuốc giảm cân hiệu quả?

Với người thừa cân, béo phì, dù giảm cân là quan trọng và cần thiết nhưng cũng cần chú ý đảm bảo sức khỏe, nên chọn dùng thuốc giảm cân hoặc các loại sản phẩm hỗ trợ giảm cân uy tín, có xuất xứ rõ ràng. Th.s Lê Thị Hải chia sẻ: “Giảm cân bền vững là phải kiên trì với biện pháp giảm cân khoa học để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả. Theo đó, dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động và sử dụng tinh chất thiên nhiên có tác dụng giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng được đánh giá là 3 nguyên tắc vàng cho người thừa cân, béo phì”.

Giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng nếu kiên trì giảm cân thành công thì chắc chắn một cuộc sống mới hạnh phúc, tràn ngập niềm vui sẽ mở ra chào đón bạn.

Quỳnh Anh


Sau khi giảm cân thành công, nhiều người lại có xu hướng tăng cân trở lại. Và việc giảm cân sau khi tái tăng cân lại là một hành trình khó khăn hơn ban đầu rất nhiều.

  • 10 thói quen để giảm cân thành công
Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Nhiều người đã tái tăng cân trở lại sau khi giảm cân, nguyên nhân do đâu?

Giảm cân là một hành trình gian nan và đầy thử thách, nhưng duy trì được cân nặng như mong muốn lại càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Nhiều người chưa kịp tận hưởng hình thể nhẹ nhàng đã ngậm ngùi nhận ra cơ thể quay về trọng lượng cũ, thậm chí cao hơn trước khi chưa giảm cân. Dưới đây là 3 lý do có thể khiến bạn tăng cân trở lại:

1/ Thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân của bạn có thể không thực sự phù hợp.

Đa phần những người tìm đến sự trợ giúp của thuốc giảm cân đều cảm thấy quá khó khăn trong việc kiềm hãm cơn thèm ăn, cũng như hạn chế thực phẩm nạp vào cơ thể, quá trình giảm cân liên tục thất bại dù đã thử rất nhiều cách.

Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng thực sự hiệu quả và phù hợp với mọi cơ địa. Chọn nhầm sản phẩm kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng... sẽ khiến hiệu quả thu được chỉ là giả, trọng lượng giảm không phải do giảm mỡ mà chỉ là mất nước gây sụt cân.

Dẫn đến việc tăng cân trở lại ngay sau khi dừng sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Nghiêm trọng hơn còn khiến cơ thể tổn hại vì chứa thành phần không được các tổ chức y tế uy tín cho phép lưu hành.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Nhóm thuốc điều trị giảm cân chỉ tác động vào hệ tiêu hóa có chứa hoạt chất orlistat. Chất này ức chế sự hấp thu chất béo trong thức ăn để không chuyển hóa thành mỡ.

Cách khắc phục: Chỉ nên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ giảm cân của thương hiệu uy tín, nguồn gốc, chất lượng đã được kiểm chứng và được Bộ Y tế cấp phép. Nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, hãy hạn chế sử dụng sản phẩm chứa chất ức chế hệ thần kinh trung ương, thay vào đó nên lựa chọn thuốc chỉ tác động vào hệ tiêu hóa.

Tuyệt đối không dùng các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường.

2/ Lượng thức ăn nạp vào cơ thể hằng ngày chưa được kiểm soát tốt

Giảm cân thành công không đồng nghĩa với việc bạn được phép nuông chiều bản thân với các món ăn khoái khẩu giàu năng lượng. Về cơ bản, trong quá trình giảm cân, trao đổi chất sụt giảm, đồng thời lượng hormone gây cảm giác đói ghrelin tăng lên, trong khi hormone leptin tạo cảm giác no giảm xuống, bạn sẽ thường xuyên trong trạng thái cảm thấy đói, muốn ăn.

Vì vậy, khi đã giảm đủ cân và bắt đầu "nới lỏng" chế độ ăn, bạn sẽ khó kiểm soát lượng thức ăn nạp vào, gây tăng cân trở lại, thậm chí tăng nhiều hơn cân nặng đã mất.

Cách khắc phục: Hãy tập duy trì thói quen ăn uống lành mạnh như trong quá trình giảm cân để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên không nên quá khắt khe như trong thời gian ép cân, thay vào đó bạn vẫn có thể thỏa mãn bản thân bằng món khoái khẩu nhưng chỉ nên thi thoảng ăn một lần các món giàu năng lượng.

3/ Chế độ ăn kiêng quá khắt khe trong quá trình giảm cân

Để giảm cân nhanh, nhiều người chọn cách cắt giảm khẩu phần ăn rất nghiêm ngặt. Thế nhưng thực tế chỉ ra rằng cắt giảm quá nhiều chính là một cái bẫy khiến cơ thể phản kháng lại bằng cách ăn nhiều hơn khi bạn cho phép.

Bác sĩ kiêm huấn luyện viên người Mỹ, tiến sĩ Alex Robles chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không bền vững là một trong số các nguyên nhân dẫn đến tăng cân trở lại.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Chế độ ăn kiêng quá nghiêm khắc sẽ dễ gây tác dụng ngược, khiến bạn dễ tăng cân trở lại vì cơ thể dễ ăn không kiểm soát khi được cho phép

Cách khắc phục: Hãy lắng nghe cơ thể bạn, tiết chế nhu cầu cho phù hợp thay vì phải ép mình để tuân thủ theo thực đơn kiêng khem khổ sở, khiến bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh. Một chế độ ăn uống được thay đổi dần các thói quen sẽ giúp cơ thể có thể kịp thích nghi và đạt được hiệu quả lâu dài, đồng thời duy trì số cân lý tưởng.

Thuốc điều trị béo phì ODISTAD 120 (Số giấy xác nhận: 314/2020/XNQC/QLD) được sản xuất bởi Stellapharm. Hoạt chất orlistat giúp ức chế các enzym phân hủy chất béo trong chế độ ăn uống, hạn chế thành ruột hấp thụ và chuyển hóa thành mỡ, hỗ trợ tối ưu quá trình giảm cân.

Dùng orlistat kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể giúp ngăn ngừa tăng cân trở lại sau khi đã giảm cân.

1. Chọn sai thuốc giảm cân

Không cần nói bạn cũng biết, trên thị trường hiện nay có hàng loạt loại thuốc giảm cân khác nhau đến từ các thương hiệu trong và ngoài nước. Mỗi loại thuốc có một đặc điểm, thành phần, nguyên lý giảm cân khác nhau. Chúng phù hợp với thể chất, cơ địa nhất định. Do đó, nếu chọn không đúng thuốc thì việc uống thuốc giảm cân không giảm cũng là điều dễ hiểu.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân
Chọn sai thuốc giảm cân

Thậm chí, môi trường kinh doanh rộng mở đã khiến thật giả lẫn lộn, hàng chất lượng có, hàng dởm cũng có. Nếu chẳng may chọn nhầm thuốc giả, kém chất lượng thì cân không giảm mà còn rinh về muôn vàn tác hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi muốn giảm cân bằng thuốc, bạn nên tham khảo, tìm hiểu thật kỹ càng.

Tốt nhất, bạn nên mua thuốc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, từ các thương hiệu trên thị trường. Nếu không am hiểu, bạn có thể nhờ tới sự tư vấn của Shopbanmypham. Với kiến thức, kinh nghiệm lâu năm trong nghề, shop sẽ tư vấn cho bạn giải pháp tốt nhất. Ngoài ra, nếu bản thân có bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, phụ nữ sau sinh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

  • thảo mộc giảm cân tiến hạnh
  • trà giảm cân kelly detox có tốt không
  • các loại bánh quy không béo
  • ăn yến mạch với sữa chua có đường có béo không

Liệu mua thuốc giảm cân có hiệu quả và an toàn?

Trước khi đi sâu vào bài phân tích, chúng ta cần xác định rõ điều gì nhanh thì thường không tốt. Đó chính là lý do vì sao chúng ta cần phải thực hiện từ từ. Sức khỏe con người hay cân nặng cũng cần thời gian. Không thể nào chỉ sau 2-3 tuần là giảm cái vèo. Ngoài ra, mỗi khi bạn nhắc tới thuốc, tức là đang nhắc tới 1 căn bệnh nào đó. Chứ bình thường không bệnh thì uống thuốc làm gì.

Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm bổ sung:

  • Thuốc: Được sản xuất từ các chất hóa học và có nhiệm vụ chữa 1 căn bệnh nào đó mà cơ thể không có khả năng hoặc có nhưng chậm.
  • Thực phẩm bổ sung đốt mỡ: Được sản xuất từ thiên nhiên. Có tác dụng hỗ trợ đốt mỡ, độ an toàn cao.

Khi nào nên giảm cân?

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Hàng ngày, có rất nhiều người, đa phần là nữ giới tìm tới các chuyên gia để cầu cứu sau 1 thời gian dài sử dụng các loại thuốc giảm cân cấp tốc. Thường thì họ sẽ bị rơi vào 2 trường hợp.

  • Chỉ giảm cân được trong khoảng thời gian đầu, sau đó cân nặng sẽ bị chững lại.
  • Giảm cân tốt nhưng cơ thể lỏng lẻo, chảy xệ.

Điểm chung của những người thuộc 2 trường hợp này là sau khi uống thuốc giảm cân, cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon, tinh thần suy kiệt...

Nào giờ thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem khi nào chúng ta cần bắt đầu giảm béo. Chúng ta bắt đầu kế hoạch giảm béo khi thấy cân nặng vượt mức giới hạn. Giới hạn này được xác định bằng công cụ tính chỉ số BMI và từ đó xác định tương đối chính xác bạn đang bị béo phì, cân đối hay ốm.

Bạn cứ bấm vào đường link màu cam phía trên để bắt đầu tính nhé. Ở đây, chúng ta sẽ coi cách tính BMI bằng tay như sau:

  • BMI = trọng lượng cơ thể / (chiều cao x chiều cao)
  • Trọng lượng cơ thể tính bằng kg
  • Chiều cao tính bằng m

Sau khi tính ra kết quả, bạn có thể so sánh dưới đây:

  • Gầy: BMI < 18.5
  • Cân đối: 18.5 =< BMI =< 25
  • Thừa cân: 25 =< BMI =< 30
  • Béo (nên giảm cân): 30 =< BMI =< 40
  • Rất béo (cần giảm cân ngay): 40 < BMI

Thông thường, nếu chỉ số BMI của nữ lớn hơn 25, mục tiêu của bạn đề ra là nên giảm mỡ, chứ không phải là giảm cân. Chị em phụ nữ đa phần gặp vấn đề: lượng mỡ cao, lượng cơ thấp khiến cho thân hình trông béo. Lúc này, chỉ cần tập trung đốt mỡ và tăng cơ. Ngoài ra, chị em hay lầm tưởng giữa giảm cân và giảm mỡ. Khi giảm cân, cơ thể bạn chỉ mất nước, còn lượng mỡ hầu như giữ nguyên. Khi uống nhiều nước thì tăng trở lại.

Cơ chế giảm cân của thuốc

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Các loại thuốc uống giảm cân khi đi vào cơ thể sẽ ngay lập tức tác động trực tiếp vào hệ tiêu hóa với mục tiêu giảm việc hấp thụ calo và gây chán ăn. Từ đó, lượng calo mỗi ngày giảm xuống. Kết quả là bạn sẽ bắt đầu thấy mình giảm cân.

Thuốc giảm cân được chia làm 3 loại chính:

  • Thuốc chuyển hóa chất béo trong cơ thể
  • Thuốc tạo cảm giác no
  • Thuốc gây chán ăn

Ngoài ra, còn có thêm 1 loại làm mất nước nhanh để giảm cân tức thì. Tất cả các loại này đều có tác dụng phụ, thường sẽ phản ứng trong thời gian dài đó nhé.

Những tác hại nguy hiểm của các loại thuốc làm giảm cân

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Phải khẳng định 1 điều là gần như tất cả các loại thuốc giúp hỗ trợ giảm béo hiện nay đều có những thành phần gây hại. Đó chính là lý do vì sao nhiều người thường quy định nghiêm ngặt khi bán. Ở Việt Nam, do hiện tượng bán hàng xách tay, gần như mọi người đều có thể mua được. Đó chính là mối nguy hại nếu như bạn không được đọc bài viết này.

  • Thuốc tăng cường chuyển hóa các chất gây béo: Loại thuốc này có chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin - chất có khả năng gia tăng chuyển hóa chất béo. Thuốc này chỉ có công hiệu với những người bị béo phì do thiếu hocmon thyroxin. Sử dụng thuốc này có nguy cơ gây hư tổn tim mạch và ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ.
  • Thuốc làm no ống tiêu hóa: Các chất này không được hấp thụ vào máu mà chỉ có nhiệm vụ nằm trong lòng ruột, hút nước, gây trương nở và làm bụng có cảm giác đầy khiến người uống thuốc luôn có cảm giác no. Tác dụng phụ thường là trướng bụng, đầy hơi.
  • Thuốc gây chán ăn: Thuốc này tác động trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương của não bộ, gây khó ngủ, ăn không ngon và không muốn ăn khiến người giảm cân tụt ký vì mất dinh dưỡng. Đây là loại thuốc phổ biến. Nếu lạm dụng, bạn sẽ bị nghiện. Khi không dùng nữa, người bệnh sẽ chán nản. Một số người khác thậm chí có thể chết.
  • Thuốc gây mất nước: Bạn sẽ thường thấy đó chính là các loại thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng. Đây là nhóm thuốc hay gây cảm giác khát nước, khổ cổ do làm bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày. Một nhóm khác cũng gây khát nước là thuốc làm tăng tốc độ chuyển hóa chất. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải bổ sung nước liên tục.

70% cơ thể là nước, mất nước nhanh và nhiều sẽ gây ra tình trạng cơ thể bị rối loạn điện giải. Điều này về lâu về dài khiến cơ thể suy kiệt, giảm huyết áp. Thiếu nước còn làm cho cơ thể dễ bị tích tụ chất độc. Nếu cơ thể bị thiếu nước quá nhiều, sẽ dễ gây tử vong nhé.

Ngưng uống thuốc lại quay về cân nặng cũ?

Người ngưng uống thuốc này sau 1 thời gian sẽ nhanh chóng tăng cân trở lại và theo khảo sát tới 80% là như vậy. Sau 1 thời gian uống thuốc giảm cân, cơ thể bạn bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Khi ngưng thuốc, cơ thể sẽ tự động rơi vào trạng thái dự trữ năng lượng dưới dạng mỡ. Lúc này, bạn càng ăn sẽ càng nhanh mập.

Một số câu chuyện đáng sợ về thuốc giảm cân

Năm 2015, ca sĩ Bích Phương đã phải áp dụng rất nhiều cách để giảm bớt cân nặng của mình. Đó cũng là năm cô dùng thuốc. Chỉ mới sử dụng được 20 ngày, mà cô nàng đã giảm được 6kg, nhưng người lúc nào cũng bủn rủn. Khá lo lắng nên cô dừng uống và hỏi bác sĩ. Sau đó, cô mới biết rằng các loại thuốc này sẽ làm chán ăn, khiến cho cơ thể mất nước và giảm cân. Nếu ngưng, sẽ tăng trở lại.

Ca sĩ Hòa Minzy cũng từng 1 thời tìm tới sự trợ giúp của thuốc giảm cân để lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, chỉ sau 5 ngày uống là cô nàng đã bắt đầu nôn mửa, có dấu hiệu kiệt sức. Sợ quá, cô nàng lập tức chuyển qua tập gym.

Làm sao để giảm cân đốt mỡ?

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Tốt nhất bạn nên xem bài viết làm sao để giảm cân để biết được toàn bộ. Ở đây, chúng ta sẽ kết hợp giữa:

  • Dinh dưỡng
  • Tập luyện
  • Thực phẩm bổ sung

Thực phẩm bổ sung đốt mỡ là những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên. Đó chính là lý do vì sao các cơ quan y tế thế giới đều thông qua. Ngoài ra, nó không hề gây nguy hiểm. Các kiểm nghiệm đều cho kết quả.

Muốn đốt mỡ, trước hết bạn hãy nói không với thuốc.

Thuốc Giảm Cân Có Giúp Bạn Giảm Cân?

Nghe điều này có vẻ hơi khó tin đối với thuốc giảm cân, nhưng đa số các công ty sản xuất viên thuốc giảm cân theo cách giúp ngăn chặn sự thèm ăn của bạn để giảm béo.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân
Nhưng nó cũng là một chiến thuật rất thông minh và làm giàu thêm cho họ.

Người thừa cân thường là miễn cưỡng và không muốn thay đổi thói quen ăn uống và lối sống “xấu” của họ nhưng lại muốn giảm cân nhanh. Đương nhiên là có nhu cầu, sẽ có cung ứng.

Vì vậy, thuốc giảm cân trở nên giống như viên thuốc kỳ diệu cho những người muốn giảm cân trong khi hứa hẹn với họ rằng họ vẫn được ăn những món ăn yêu thích và lối sống ít vận động, chậm chạp.

Tuy nhiên, bất lợi lớn nhất với các thuốc giảm cân là một khi bạn ngừng uống sau khi đạt được mục tiêu của bạn, cân nặng của bạn thường sẽ lại tăng lên. Tôi chắc rằng nhiều người vẫn không biết lý do tại sao thuốc giảm cân được gọi là đốt cháy chất béo không thể ngăn chặn cân nặng của bạn quay trở lại. Đây là sự thật:

Giả sử bạn thường ăn 3000 calo mỗi ngày. Sau khi uống thuốc giảm cân, lượng calo hàng ngày của bạn có thể giảm 500 calo do tác dụng ức chế sự thèm ăn của thuốc. Sau nhiều tháng, bạn có trọng lượng lý tưởng của bạn. Ok, vậy bây giờ bạn đã sẵn sàng để không dùng thuốc giảm cân nữa.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại tăng cân

Coi chừng tăng cân vì thuốc giảm cân

Thứ ba, 24/03/2009 - 11:17

Dùng thuốc giảm cân nhanh là một trong các phương pháp điều trị béo phì. Tuy nhiên, giải pháp này dễ bị lạm dụng và không ít người gặp hiệu quả ngược.

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

Cho rằng mình hơi mập, sinh viên Nguyễn Tú Anh (trường ĐH Kinh tế TPHCM) cao 1m50, nặng 60kg, quyết định uống thuốc giảm cân. Nhưng uống thuốc một thời gian thì mắc bệnh chán ăn. Khi tập ăn được trở lại thì tăng cân rất nhanh.

Khác với Tú Anh, chị Minh Nhị, nhân viên công ty truyền thông VCB cho biết, trước đây chị cứ nghĩ mua thuốc giảm cân thì cứ việc ăn uống thoải mái cũng không sợ tăng cân. Do tâm lý đó mà chị cứ ăn uống thoả thuê theo ý muốn của mình đến lúc tăng cân thì mới giật mình.

Thanh Thuỷ, nhân viên văn phòng, do ngồi nhiều ít vận động chị bị tích tụ mỡ bụng. Nghe bạn bè giới thiệu, Thuỷ đi mua thuốc giảm cân về uống liên tục trong một tháng. Thuỷ đã rất vui khi thấy giảm được 2kg. Thế nhưng, sau khi dừng uống thuốc, cân nặng của chị Thuỷ lại dần trở về như cũ. Sau hai tháng tiếp tục dùng thuốc, chị lại giảm được 4kg. Nhưng rồi niềm vui chẳng kéo dài được bao lâu, khi mà dừng uống, chị lại trở về vạch xuất phát. Bao nhiêu tiền bỏ ra mua thuốc đều không có kết quả.

Cảnh giác khi dùng thuốc

Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh, TT Dinh dưỡng TPHCM lý giải việc trọng lượng tăng trở lại, thậm chí vượt chỉ số cân nặng ban đầu sau khi ngừng sử dụng thuốc giảm cân là do thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn giúp giảm số lượng thực phẩm ăn vào nhưng nếu tổng năng lượng trong bữa đó không giảm thì vẫn không thể làm giảm cân. Vì vậy, nếu không có chế độ ăn đúng, người sử dụng vẫn có thể nhận một số calo rất lớn từ một lượng thức ăn có vẻ không đáng kể.

Bên cạnh đó, phần lớn thuốc giảm cân có tác dụng chống hấp thu mỡ dựa vào tác dụng trên men lipase nên chỉ giảm hấp thu được 30% lượng chất béo ăn vào. Do vậy, nếu dùng thuốc mà vẫn ăn nhiều thì tổng lượng chất béo đưa vào cơ thể vẫn không giảm.

Theo cảnh báo của các chuyên gia, thuốc giảm cân chỉ có tác dụng “hỗ trợ” chứ không thể phát huy hết tác dụng nếu không được kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học hay luyện tập thường xuyên.

Nếu người sử dụng trên 60 tuổi hay dưới 18 tuổi, muốn dùng thuốc giảm cân phải hỏi ý kiến bác sĩ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm cân nhưng về hiệu quả thì có loại vẫn chưa có một cơ quan chuyên môn có thẩm quyền nào xác nhận.

Hoàng Dung

Theo Sài Gòn tiếp thị

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Cô gái Đồng Tháp khoe loạt mâm cơm chay thanh đạm, nấu chưa đầy một tiếng

Hành trình nỗ lực của cô gái bị liệt nửa người thành HLV Yoga ở Hà Nội

Giảm cân sau Tết, Phương Lê khoe dáng bốc lửa

Viên sủi giảm cân an toàn từ Hàn Quốc Crystal Slim & Shinning

Hot boy 1m83 và hành trình "lột xác", xây body 6 múi săn chắc trong 1 năm

Thực đơn "ăn mãi không béo" lại "giải ngấy", giảm cân của 9X đảm đang

Detox N Collagen - Giải pháp hỗ trợ giảm cân hiệu quả cho chị em

Nhiều chị em tự "phá hủy" lá gan vì... thuốc giảm cân

Lưu ý khi dùng thuốc giảm cân

Thuốc giảm cân có hiệu quả như quảng cáo? Làm thế nào để chọn và dùng thuốc giảm cân đúng cách?

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều các loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng được quảng cáo là có tác dụng giảm cân hiệu quả, được bán rộng rãi trên thị trường (Nhưng lại không có đơn của bác sỹ) mà nhiều loại thuốc lại không rõ nguồn gốc. Có một số thuốc giảm cân hiệu quả là do tác dụng gây rối loạn tiêu hoá , dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải. Tuy có giảm cân nhưng thật sự rất có hại cho sức khoẻ.