Tại sao tù nhân Mỹ mặc áo cam

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao trang phục của tù nhân lại có họa tiết sọc đen trắng chưa? Nó được áp dụng với mục đích gì đó hay chỉ đơn thuần là một sự ngẫu nhiên nhỉ?

Trang phục tù nhân được thiết kế có 2 sọc màu đen trắng xuất hiện lần đầu tại nhà tù New Gate, bang New York [Mỹ] vào năm 1815.

Nhà nghiên cứu Jullet Ash cho biết, sở dĩ mẫu thiết kế này được ưa chuộng trong các phòng giam là bởi chi phí sản xuất thấp.

Ngoài ra còn có lý do đặc biệt nữa là quần áo tù sọc kẻ trắng đen còn gây hiệu ứng tâm lý với tù nhân. Sọc kẻ trắng đen mô phỏng hình ảnh những song sắt nhà tù nên người mặc sẽ có cảm giác bị cầm tù không chỉ ở không gian xung quanh mà còn trên cơ thể. Đây được coi là một hình thức trừng phạt về tâm lý, như lời nhắc nhở thường xuyên về những hành vi đáng xấu hổ trong quá khứ của các phạm nhân.

Được biết, giữa thế kỷ 20, nhiều nhà tù ở Mỹ đã bỏ hình thức trang phục này vì họ cho rằng việc tra tấn tinh thần tội phạm kiểu này có phần vô nhân đạo. Nó khiến tù nhân luôn cảm thấy xấu hổ, tự ti và phần nào khiến họ khó khăn hơn khi tái hòa nhập với cộng đồng nếu cải tạo tốt và được ra tù.

Tuy nhiên, xu hướng sử dụng sọc kẻ trắng đen đang quay lại trong các nhà tù Mỹ. Một phần do trang phục màu da cam đang sử dụng dễ lẫn với một số ngành nghề khác, ví dụ công nhân làm đường...

Trong lần trở lại này, ngoài phần kẻ sọc màu đen truyền thống còn có các màu khác như đỏ, da cam và xanh da trời để phân biệt mức độ phạm tội của các tù nhân. Sự tương phản giữa trắng và các màu còn lại giúp dễ nhận ra phạm nhân chạy trốn kể cả từ khoảng cách xa.

XEM THÊM:

PV [Xã hội Thông tin]

Tại sao trang phục của phạm nhân thường kẻ sọc trắng đen [Nguồn video: Mysterious Eyes]

Muốn biết nguyên nhân tại sao bộ trang phục trắng đen lại trở nên phổ biến trên khắp thế giới ở thời điểm hiện tại, chúng ta cần phải hiểu được mục đích sử dụng chính của loại trang phục này. Theo đó, dù là ở thời đại nào, yêu cầu được đặt ra cho mẫu áo quần của tội phạm là phải giúp dễ dàng phân biệt nhóm người này với những người bình thường.

Quay ngược lại khoảng thời gian từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, nhiều quốc gia ở châu Âu đã buộc các phạm nhân phải đi chân trần trong suốt thời gian bị cầm tù. Bởi vì, một đôi giày là trang phục căn bản của người dân thời kỳ đó, và tù nhân sẽ dễ dàng được phân biệt bởi đôi chân trần.

Những bộ trang phục riêng dành cho tù nhân chỉ được chính thức xuất hiện dưới thời kỳ trị vì của nữ hoàng Anh, Victoria [khoảng thế kỷ 19]. Cụ thể, bộ đồ này bao gồm áo jacket trắng, quần trắng, mũ, tất cả đều được đóng dấu mũi tên biểu thị cho tài sản của hoàng gia.

Quay trở lại câu chuyện về bộ đồng phục sọc trắng đen. Mẫu thiết kế dành riêng cho phạm nhân này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1820, ở hệ thống nhà tù Auburn, thành phố New York, Mỹ. Theo lời lý giải, bộ đồng phục này đáp ứng các nhu cầu cần thiết của người quản lý, nhất là chi phí rẻ, dễ dàng phân biệt phạm nhân và người bình thường.

Ngoài ra, còn có một vài lý do khác như sọc trắng đen là biểu tượng của song sắt nhà tù, đóng vai trò như một hình phạt tâm lý đối với phạm nhân. Bên cạnh sọc ngang trắng đen, có khá nhiều biến thể khác cũng được xuất hiện.

Điển hình như dưới thời Đức Quốc xã, các phạm nhân sẽ phải mang bộ đồng phục sọc trắng đen theo chiều dọc, hay như một số nơi khác đã thay thế sọc đen thành sọc màu nổi bật như đỏ, cam, vàng… nhằm giúp cai ngục dễ dàng phát hiện và định vị phạm nhân hơn.

Mặc dù bộ đồ sọc trắng đen đang là mẫu đồng phục tội phạm phổ biến hàng đầu thế giới, nhưng hiện có không ít quốc gia đã cho thay thế nó bằng một thiết kế khác. Cụ thể, từ giữa thế kỷ 20, hầu hết các bang ở Mỹ đã cho sử dụng bộ đồng phục màu cam cho tội phạm, bởi giới cầm quyền ở đây cho rằng, hình phạt tâm lý do “sọc trắng đen” mang lại là phi lý và vô nhân đạo.

Ngoài ra, ở một vài quốc gia khác, loại trang phục màu trầm tính sẽ được sử dụng cho phạm nhân, thay vì màu cam, vàng, đỏ… để tránh trùng với đồng phục của các ngành nghề khác trong xã hội, điển hình là công nhân.

Thảo Vy

Theo Interweave.

Quần áo tù nhân của các nước trên thế giới hầu hết đều mang họa tiết kẻ sọc đen trắng. Tuy nhiên, lý do vì sao lại là màu này mà không phải bất cứ màu khác quả thực là điều mà nhiều người không hề hay biết.

Trang phục của tù nhân được thiết kế đặc biệt để phân biệt với dân thường. Một trong những họa tiết phổ biến nhất chính là dọc kẻ đen trắng. Mẫu thiết kế này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1815 tại nhà tù New Gate, bang New York [Mỹ].

Nhiều người nghĩ rằng quần áo tù nhân có màu kẻ sọc vì nó giống ngựa vằn.

Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Juliet Ash, ngoài lý do chi phí sản xuất thấp cho một mẫu thiết kể đơn giản thì áo tù sọc còn có lý do sâu xa hơn. Loại trang phục mang màu kẻ sọc này sẽ gây hiệu ứng tâm lý đối với tù nhân.

Sọc kẻ đen trắng mô phỏng hình ảnh những song sắt của nhà tù. Chính bởi thế mà người mặc không chỉ cảm giác bị cầm tù ở không gian thực mà còn chính trên cơ thể của mình. Đây được coi là hình thức trừng phạt về tâm lý cũng như là lời nhắc nhở tới những hành động sai trái trong quá khứ của phạm nhân.

Họa tiết kẻ sọc tượng trưng cho song sắt tại nhà tù. Ảnh: minh họa

Đến giữa thế kỷ XX, nhiều nhà tù ở Mỹ đã loại bỏ trang phục này vì cho rằng hình thức tra tấn tinh thần này có phần vô nhân đạo. Nó khiến người mặc luôn trong trạng thái xấu hổ và khó chịu.

Triết lý quản tù nhân thời hiện đại chính là tập trung vào khía cạnh cải tạo giáo dục thay vì tra tấn tinh thần. Các nhà tù Mỹ dần hướng tới kiểu trang phục mới với các thông điệp trung lập hơn. Bởi thế mà nhiều nhà tù đã chuyển sang trang phục jumpsuit với các màu sắc sáng như da cam, xanh lá cây. Những màu sắc sặc sỡ này nhằm mục đích dễ phân biệt trong đám đông.

Áo của tù nhân tại Mỹ đã chuyển sang màu cam rực rỡ. Ảnh: minh họa

Hiện nay, rất nhiều nhà tù đang hướng tới hình thức cải tạo nhân đạo. Điều này sẽ giúp cho phạm nhân hoàn lương. Trang phục tù nhân cũng dần chuyển thành các bộ quần áo liền thân.

Ngoài ra, một số nhà tù khác lại sử dụng màu sắc trầm như xám, xanh lục để thể hiện quan điểm trung lập. Bên cạnh đó, họ cũng tránh dùng các màu cam, đỏ để phân biệt với một số ngành nghề như công nhân làm đường..

Trang phục sọc kẻ trắng đen mô phỏng hình ảnh song sắt nhà tù khiến tù nhân có cảm giác bị cầm tù không chỉ ở không gian xung quanh mà còn trên cơ thể họ.

Trang phục tù nhân được thiết kế đặc biệt để phân biệt với dân thường, một trong những hoạ tiết phổ biến là sọc kẻ trắng đen. Mẫu thiết kế này xuất hiện lần đầu tại nhà tù New Gate, bang New York [Mỹ] vào năm 1815.

Theo nhà nghiên cứu Juliet Ash, ngoài lý do chi phí thấp để sản xuất một mẫu thiết kế đơn giản như vậy, áo tù sọc kẻ trắng đen còn gây hiệu ứng tâm lý với tù nhân. Sọc kẻ trắng đen mô phỏng hình ảnh những song sắt nhà tù nên người mặc sẽ có cảm giác bị cầm tù không chỉ ở không gian xung quanh mà còn trên cơ thể. Đây được coi là một hình thức trừng phạt về tâm lý, như lời nhắc nhở thường xuyên về những hành vi đáng xấu hổ trong quá khứ của các phạm nhân. 

Đến giữa thế kỷ 20, nhiều các nhà tù ở Mỹ đã bỏ hình thức trang phục này vì cho rằng cách “tra tấn” tinh thần kiểu này là kì thị và có phần vô nhân đạo. Theo quan điểm này, áo sọc kẻ đen trắng trở thành biểu tượng cho những hành vi tồi tệ, xấu xa của tù nhân. Nó khiến người mặc luôn trong trạng thái xấu hổ và khó chịu nhưng không vì thế mà tỷ lệ hoàn lương lại cao hơn. 

Triết lý quản lý tù nhân hiện đại là tập trung vào khía cạnh cải tạo giáo dục chứ không phải trừng phạt như trước kia. Thêm vào đó, người vào các nhà tù Mỹ cũng đa dạng nên cần một kiểu trang phục mới với các thông điệp trung lập hơn. Do đó, nhiều nhà tù đã chuyển sang sử dụng trang phục jumpsuit với màu sắc sặc sỡ như da cam hay xanh lá cây với mục đích duy nhất là để dễ phân biệt trong đám đông. 

Tuy nhiên, xu hướng sử dụng sọc kẻ trắng đen đang quay lại trong các nhà tù Mỹ. Một phần do trang phục màu da cam đang sử dụng dễ lẫn với một số ngành nghề khác, ví dụ công nhân làm đường...

Trong lần trở lại này, phần kẻ sọc ngoài màu đen truyền thống còn có các màu khác như đỏ, da cam và xanh da trời để phân biệt mức độ phạm tội của các tù nhân. Sự tương phản giữa trắng và các màu còn lại giúp dễ nhận ra phạm nhân chạy trốn kể cả từ khoảng cách xa.

Quỳnh Anh

Video liên quan

Chủ Đề