Tại sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng 5 10 phút

Giải bài tập sinh học 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật             Nhân Hoà                2018-08-22T11:54:51+07:00        2018-08-22T11:54:51+07:00        Giải bài tập sinh học 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật                        /themes/cafe/images/no_image.gif                    Bài Kiểm Tra                            https://baikiemtra.com/uploads/bai-kiem-tra-logo.png                                                        Thứ tư - 22/08/2018 11:54

  • In ra                             Giải bài tập sinh học 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật I. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN:

*Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không?

Trả lời:

Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không vì:

Vi khuẩn khuyết dưỡng tryptôphan là vi khuẩn không tổng hợp được tryptôphan. Nếu thực phẩm có tryptôphan thì vi khuẩn sinh trưởng bình thường, nếu không có tryptôphan vi khuẩn sẽ không thể sinh sống.

*Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng trong bênh viện, trường học và gia đình.

- Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5  10 phút?

- Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?

Trả lời:

- Tên một số chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình:

+ Bệnh viện: Cồn, iot, rượu iot 2%, các andehit, các chất kháng sinh.

+ Trường học và gia đình: oxy già, iot, thuốc tím....

- Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5  10 phút vì : Ngâm rau sống với nước muối (tức môi trường ưu trương) thì các vi sinh vật sẽ bị mất nước gây co nguyên sinh do đó vi sinh vật không phân chia được. Còn trong thuốc tím thì sẽ tạo ra ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh  Ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Xà phòng chỉ là chất tẩy rửa không phải là chất diệt khuẩn.

*Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?

- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật?

Trả lời:

- Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì: Đa số vi sinh vật là ưa ấm mà nhiệt độ trong tủ lạnh lại thấp, kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật là nhiệt độ cơ thể.

*Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?

Trả lời:

Thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn vì khi có nhiều nước thì độ ẩm cao, mà vi sinh vật lại phát triển tốt trong môi trường có độ ẩm cao nên dễ nhiễm khuẩn.

* Vì sao, trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

Trả lời:

Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì: Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm ưa trung tính nên trong sữa chua với môi trường pH axit (nhiều axit lactic là sản phẩm lên men) thì các VSV gây bệnh bị ức chế sinh trưởng.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau :

- Môi trường a gồm : nước, muối khoáng và nước thịt.

- Môi trường b gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1)

- Môi trường c gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ.

Sau khi nuôi ở tủ ấm 37oC một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.

a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì ?

b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm.

c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn ?
Trả lời:

a) Chủng tụ cầu vàng được cấy trên ba loại môi trường, ba loại môi trường này lần lượt là:

+ Môi trường a là môi trường bán tổng hợp vì có nước thịt và muối khoáng.

+ Môi trường b là môi trường tổng hợp vì có nước thịt, muối khoáng và vitamin B1.

+ Môi trường c là môi trường tổng hợp vì có glucôzơ và muối khoáng.

b) Giải thích kết quả thí nghiệm:

+ Vi khuẩn tụ cầu vàng cần có vitamin B và muối khoáng để phát triển, do vậy môi trường b là môi trường phù hợp với tụ cầu vàng.

+ Tuy nhiên ở môi trường a có nước thịt, tụ cầu vàng có thể phân giải nước thịt để lấy các chất cần thiết nên cũng có thể sinh trưởng.

+ Ở bình c tụ cầu vàng hoàn toàn không thể sinh trưởng do chúng không lấy được nguồn vitamin cần thiết.

c) Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt.

+ Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn.

+ Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.

+ Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.

2. Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác được không, vì sao ?

Trả lời:

- Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phênylalamin nên khi cùng nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường không có hai nhân tố sinh trưởng này thì chúng không thể phát triển được.

- Tuy nhiên nếu nuôi lâu 2 chủng vi khuẩn này trên môi trường đầy đủ dinh dưỡng thì chúng có thể hình thành cầu tiếp hợp giữa 2 chủng vi khuẩn, tạo ra chủng nguyên dưỡng đối với 2 nhân tố sinh trưởng axit folic và phêninalanine. Khi đem chủng lai này nuôi trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin thì chúng có thể phát triển được.

3. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh ?

Trả lời:

Trong không khí có rất nhiều bào tử vi sinh vật và cả các vi sinh vật. Sau khi ăn, các thức ăn thừa phần lớn đã bị nhiễm các vi sinh vật, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn.

III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Vì sao mùa hè thường phát sinh nhiều bệnh hơn trong mùa đông?

Trả lời: Mùa hè ở Việt Nam thường có nhiệt độ cao khoảng 32-33 độ C, là nhiệt độ thíc hợp cho nhiều loại vi sinh vật kí sinh gây bệnh tồn tại ở trong không khí, trong nước. Vì vậy mùa hè dễ phát sinh nhiều bệnh hơn mùa đông, đặc biệt là các bệnh đường ruột.

Ý kiến bạn đọc                  Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích                                                                                                                                                         Mã an toàn

Theo dòng sự kiện

Tại sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng 5 10 phút

Giải bài tập sinh học 10 - Bài 33: Ôn tập phần sinh học vi sinh vật

Tại sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng 5 10 phút

Giải bài tập sinh học 10 - Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

Tại sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng 5 10 phút

Giải bài tập sinh học 10 - Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

Tại sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng 5 10 phút

Giải bài tập sinh học 10 - Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật                     Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Bài học Bài soạn Bài giảng Bài giới thiệu Bài hướng dẫn Bài làm văn Bài trắc nghiệm Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2 Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2 Luyện thi theo Bài học Luyện thi THPT Quốc Gia    Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site                                                                                                    Nhập mã xác minh từ ứng dụng Google Authenticator                                              Thử cách khác                      Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được.                                              Thử cách khác                  Đăng nhập                                             Đăng ký

ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG

  • Chính sách bảo mật (Quyền riêng tư)
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng
Tại sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng 5 10 phút

Chúng tôi trên mạng xã hội

Chúng tôi trên mạng xã hội

Video liên quan