Tại sao phải bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ mầm non

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ 24 -36 THÁNG

Ngày đăng:11/04/2019 - 08:50

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ 24 -36 THÁNG

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: Sức khỏe là một trạng thái thoải mái đầy đủ của con người về thể chất tinh thần và xã hội. Như vậy, nói khỏe mạnh không có nghĩa đơn thuần là không có bệnh mà khỏe mạnh phải bao gồm cả 3 mặt: Lành mạnh về thể chất, thỏa mái về tinh thần, đầy đủ về phúc lợi xã hội.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu là bước tiếp xúc đầu tiên của các cá nhân, gia đình và cộng đồng với hệ thống y tế nhà nước, chịu trách nhiệm về chăm sóc sức khỏe càng gần càng tốt với các nơi mà mọi người sống và làm việc. Tạo thành bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc sức khỏe liên tục.

Giáo dục mầm non góp phần cùng với sự phát triển của giáo dục Việt Nam đào tạo ra những con người có năng lực, phát triển toàn diện không những cả về phẩm chất trí tuệ, phẩm chất đạo đức mà còn có đầy đủ sức khoẻ để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

Mục tiêu giáo dục mầm non trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh đến chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó công tác chăm sóc sức khỏe được đặt ra trong mối quan hệ tổng thể với các mặt phát triển khác. Cơ thể trẻ em đang phát triển rất nhanh về thể chất và tinh thần, đặc biệt trong thời kỳ bào thai và 5 năm đầu của cuộc đời, do vậy công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ ngay từ ban đầu là rất cao. Ở giai đoạn này cơ thể trẻ còn non yếu về chức năng các bộ phận cơ thể, nhất là chức năng tiêu hoá, là giai đoạn thích ứng với môi trường, nhạy cảm với bệnh tật và cũng là giai đoạn tiền đề cho sức khoẻ và trí tuệ sau này, tác động trực tiếp vào sự phát triển toàn diện của trẻ.

Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội, thẩm mĩ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo.

Ở nước ta trong những năm gần đây, nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó có sự nổ lực phấn đấu của ngành Giáo dục - Đào tạo, trường Mầm non Yên Lãng đã cải thiện đáng kể chất lượng chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ 24-36 tháng tại lớp 2 tuổi A3 trường Mầm non Yên Lãng và đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe trẻ 24-36 tháng. Dưới đây là một số hoạt động áp dụng thử nghiệm đề tài trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ 24-36 tháng tại lớp 2 tuổi A3 trường mầm non Yên Lãng:

Nâng cao nhận thức và kỹ năng của giáo viên mầm non về công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Xác định đúng vai trò của sức khỏe đối với sự phát triển về mọi mặt của bản thân đứa trẻ.

Thường xuyên quan sát, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ, phát hiện những biểu hiện bất thường về mặt sức khỏe của trẻ.

Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi để có phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ phát triển tốt nhất cả ba mặt của sức khỏe.

Tận dụng mọi cơ hội để học tập các phương pháp, biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ. Nghiên cứu trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau để tìm ra được phương pháp chăm sóc sức khỏe trong tình hình mới. Có ý thức học hỏi đồng chí, đồng nghiệp để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ.

Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào chương trình giảng dạy theo các chủ đề

Ví dụ: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào chủ đề trường mầm non. Ở chủ đề này tôi lồng ghép tích hợp những nôi dung sau: Làm quen với các món ăn tại trường mầm non, tập ăn hết xuất, rèn luyện hành vi văn minh trong ăn uống. Biết mời cô và bạn trước khi ăn, ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế, cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gang, không nói chuyện đùa nghịch trong khi ăn.

Tạo môi trường chăm sóc sức khỏe hằng ngày

Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp tránh bụi bẩn, muỗi ẩn nấp, giày dép để đúng nơi quy định.

Đồ dùng: Chậu, khăn mặt, ca cốctrước khi sử dụng đều được tráng qua nước sôi, hàng ngày phơi khô ráo.

Thực hiện vệ sinh cá nhân cháu được sạch sẽ như: Rửa tay, lau mặt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, không để móng tay dài, tắm rửa sạch sẽ, giữ ấm về mùa đông và mát về mùa hè.

Nguồn nước sạch sẽ, 100% trẻ được uống nước chín.

Giáo dục trẻ không nhổ bậy, vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

Tổ chức cho trẻ hoạt động các góc phù hợp đủ ánh sáng để tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động và thông qua các hoạt động giáo dục môi trường cho trẻ.

Chăm sóc sức khỏe trẻ trong các hoạt động chơi tập của trẻ nhà trẻ

Hoạt động học là hoạt động chính của trẻ ở trường mầm non. Một họat động học của trẻ 24-36 tháng diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn từ 12 đến 15 phút. Trong các hoạt động học trẻ được vận động nhiều. Đặc biệt là các giờ học phát triển vận động, âm nhạc,Vận động có tác dụng rất lớn đến sự phát triển thể lực và sức khỏe của trẻ. Với quan điểm của chuyên đề vận động tôi đã tiến hành tổ chức giờ học cho trẻ theo hình thức vận động.

Ví dụ: Bài thể dục "Đi trong đường hẹp". Tất cả các phần của hoạt động chơi - tập của trẻ nhà trẻ tôi đều tổ chức bằng các hình thức vận động khác nhau. Phần khởi động trẻ đi, chạy nhanh chậm theo cô Bài tập phát triển chung tôi tổ chức cho trẻ theo các trò chơi vận động "Trái bóng xinh". Đưa bóng lên cao, đặt bóng xuống đất, làm bóng nảy trò chơi này giúp trẻ phát triển được các nhóm cơ tay - vai, chân, bụng - lườn, có tác dụng phát triển cân đối hài hòa cơ thể. Khi tổ chức cho trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản tôi luôn chú ý dạy trẻ tư thế vận động đúng. Khi đi theo đường hẹp mắt phải nhìn thẳng, đầu ngẩng cao, chân bước tự tin liên tục không dẫm chân vào vạch kẻ trên đường, tay vung nhịp nhàng theo nhịp bước. Tôi nghĩ, phát triển vận động là một nội dung trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ, do đó để trẻ 24-36 tháng có thể mạnh dạn, tự tin khi thực hiện vận động và đạt được kết quả mong muốn của lứa tuổi thì bản thân cô giáo phải tổ chức hoạt động theo một chủ đề hấp dẫn. Trước khi vào tiết học nhất thiết cô phải dùng các thủ thuật khác nhau để gây hứng thú cho trẻ, tạo tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động ở trẻ, có như vậy thì hoạt động chơi - tập mới thành công. Để phát triển được vận động thì nhất thiết cô phải chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ vận động cho trẻ. Các đồ dùng dụng cụ này phải được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, có màu sắc đẹp và không nguy hiểm cho trẻ.

Việc lựa chọn địa điểm và vị trí cho trẻ tập luyện cũng rất quan trọng và có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ. Để tổ chức hoạt động phát triển vận động đạt kết quả tôi thường lựa chọn vị trí rộng rãi, bằng phẳng, râm mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông để cho trẻ tập luyện nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong và sau quá trình tập luyện.

Khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng tôi thường chú ý rèn tư thế vận động cho trẻ, các loại đồ dùng dụng cụ âm nhạc cho trẻ sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ, kích thước vừa với tay cầm của trẻ, không quá to hay quá nhỏ. Tôi mở nhạc với âm lượng vừa phải đủ để trẻ nghe rõ và vận động. Nếu mở nhạc quá to sẽ ảnh hưởng đến tai nghe của trẻ. Không yêu cầu trẻ hát quá to vì như vậy có thể trẻ sẽ bị viêm họng

Trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục, tôi đã chủ động tìm tòi và đưa vào thực hiện một số nội dung giáo dục về dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ như dạy trẻ cách mặc và cởi quần áo khi bị bẩn, cách đi dép, đi vệ sinh... qua đó hình thành cho trẻ kĩ năng bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Do trẻ 24-36 tháng còn rất nhỏ trẻ chưa có kỹ năng phòng chống bệnh tật như trẻ mẫu giáo nên sau khi trẻ tham gia hoạt động tôi thường vệ sinh cơ thể cho trẻ rồi mới tiếp tục cho trẻ bước vào hoạt động tiếp theo để tránh tình trạng trẻ có thể cho tay vào miệng hay lên mắt, mũi khi tay trẻ còn bẩn vì như vậy trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi trẻ bị chảy mồ hôi trong quá trình tập luyện cô giáo phải dùng khăn khô để lau mồ hôi và thay quần áo cho trẻ, nếu không mồ hôi sẽ ngấm trở lại cơ thể trẻ gây tình trạng nhiễm lạnh cơ thể.

Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn đánh giá sức khỏe

Thực hiện kế hoạch chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường mầm non, ngay từ đầu năm học vào thời điểm đầu tháng 9 tôi đã tiến hành cân, đo trẻ lần 1 để khảo sát tình trạng sức khỏe đầu vào của trẻ. Kết quả cân đo trẻ của lớp tôi như sau: Trong tổng số 25/25 trẻ được cân đo thì có 4 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi chiếm 16%. Khi cân trẻ tôi cho trẻ cởi bớt áo, bỏ giày dép, tháo kẹp tóc, nơ cài đầu. Cho trẻ bước nhẹ nhàng lên cân, hai bàn chân của trẻ dẫm lên cân, tay để xuôi, mắt nhìn thẳng, cô đứng phía sau trẻ để đọc số cân của trẻ trên mặt đồng hồ và ghi chép chính xác kết quả cân. Khi đo chiều cao của trẻ, tôi đã cho trẻ bỏ giày dép, với những trẻ buộc tóc thì phải cởi tóc, bỏ mũ. Trẻ đứng chụm chân, lưng thẳng, đầu không cúi. 5 điểm trên cơ thể trẻ là gót chân, bắp chân, mông, vai và chẩm đầu phải tiếp giáp với thước đo. Để xác định đúng được vạch chỉ chiều cao của trẻ trên thước đo tôi dùng một thước dẹt đặt ngang trên đỉnh đầu trẻ và vuông góc với thước đo, gióng sang vạch chỉ số đo chiều cao của trẻ trên thước đo để xác định chiều cao của trẻ. Để đọc kết quả đo chiều cao một cách chính xác nhất thì tôi luôn nhớ phải đứng chếch sang phía trước bên phải của trẻ.

Tại sao phải bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ mầm non

Tại sao phải bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ mầm non

Cô giáo phối hợp với nhân viên y tế cân, đo trẻ

Sau khi đã có được số đo về chiều cao và cân nặng của trẻ tôi tiến hành chấm biểu đồ. Mỗi trẻ có một biểu đồ cân nặng và một biểu đồ chiều cao. Trẻ trai có biểu đồ riêng và trẻ gái có biểu đồ riêng. Biểu đồ sức khỏe là biểu đồ hình cột, trục hoành (cột ngang) ghi tháng tuổi của trẻ, trục tung (cột dọc) ghi số cân nặng hoặc chiều cao của trẻ. Bên dưới tháng tuổi cô giáo ghi lần lượt thứ tự các tháng trong từng năm, bắt đầu từ tháng sinh của trẻ được ghi vào ô màu trắng đầu tiên. Dưới tháng sinh ghi năm sinh của trẻ, các năm tiếp theo được ghi phía dưới tháng 1 hằng năm. Dùng thước ê ke để xác định điểm giao nhau giữa tháng tuổi với cân nặng hoặc chiều cao, dùng bút chấm một chấm tròn vào điểm giao nhau đó. Nếu điểm chấm nằm trong khoảng từ +2SD trở lên là trẻ có cân nặng và chiều cao cao hơn so với tuổi. Nếu điểm chấm nằm trong khoảng -2SD đến +2SD (vùng có màu xanh trên biểu đồ) là trẻ phát triển bình thường. Nếu điểm chấm nằm trong khoảng -3SD đến -2SD trẻ bị suy dinh dưỡng vừa và dưới -3SD trẻ bị duy dinh dưỡng nặng. Dùng thước kẻ một đường thẳng nối hai điểm chấm của hai lần cân liền nhau thì đó chính là đường biểu diễn tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu đường thẳng đó đi lên là trẻ phát triển b́nh thường, nằm ngang là đe dọa, đi xuống là nguy hiểm.

Sau mỗi lần cân, đo hay khám sức khỏe cho trẻ tôi thường đề ra cho mình những biện pháp cụ thể để phục hồi tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. Trong kế hoạch này tôi đề ra biện pháp cụ thể đối với từng khâu trong nhà trường như: Công tác tham mưu của bản thân với Ban giám hiệu nhà trường đầu tư trang thiết bị và mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần tốt nhất cho trẻ để cải thiện sức khỏe. Tham mưu với các cô nuôi nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ để giúp trẻ khỏe mạnh và có sức khỏe tốt. Đối với bản thân tôi luôn tự đặt ra cho mình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách cụ thể theo tình trạng về dinh dưỡng và sức khỏe của mỗi trẻ. Công tác tuyên truyền với phụ huynh để cải thiện sức khỏe cho trẻ cũng được tôi quan tâm đặc biệt. Vì cha mẹ trẻ là người quyết định rất lớn tới chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.

Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến

Qua một thời gian áp dụng sáng kiến "Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Yên Lãng" tôi nhận thấy các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ mà tôi đưa ra đã đem lại những hiệu quả nhất định:

Với giáo viên

Kỹ năng cân đo trẻ của giáo viên chuẩn xác hơn, việc ghi chép và quản lý sức khỏe trẻ trên biểu đồ tăng trưởng đáp ứng yêu cầu đặt ra của ngành học. Đặc biệt, sáng kiến còn có tác dụng nâng cao nhận thức của giáo viên về công tác chăm sóc sức khỏe trẻ. Giáo viên áp dụng được trong từng chủ đề khác nhau với nội dung phù hợp. Công tác vệ sinh phòng bệnh trong trường mầm non được thực hiện thường xuyên và có chuyển biến rõ rệt. Kế hoạch chăm sóc sức khỏe trẻ các cô đã xây dựng chi tiết cụ thể hơn. Chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe trẻ được nâng cao hơn so với những năm trước.

Với trẻ

Cân nặng, chiều cao của trẻ tăng nhanh, trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh, có khả năng thích ứng tốt với những thay đổi của môi trường, thời tiết và khí hậu. Số trẻ mắc những bệnh nhiễm khuẩn cũng giảm đi rõ rệt. Trẻ ngày càng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có tinh thần thoải mái, vui vẻ, không còn quấy khóc và tích cực tham gia vào mọi hoạt động học tập.

Bảng kết quả khảo sát thực trạng sức khỏe của trẻ lớp 2 tuổi A3 tại thời điểm tháng 3 năm 2019

Nội dung khảo sát

Tổng số trẻ khảo sát

Mức độ đánh giá

Đạt

Tỷ lệ

(%)

Chưa đạt

Tỷ lệ

(%)

Cân nặng, chiều cao theo lứa tuổi

25

25

100

0

0

Khả năng thực hiện vận động theo lứa tuổi

25

25

100

0

0

Khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường

25

24

96

1

4

Khả năng chống lại với những bệnh nhiễm khuẩn

25

23

92

2

8

Với cha mẹ trẻ

Nhìn thấy được những bước phát triển về sức khỏe của trẻ phụ huynh ngày càng tin tưởng vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên. Có hiểu biết về chương trình giáo dục mầm non yên tâm công tác, lao động sản xuất và quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe trẻ. Tích cực phối hợp với nhà trường xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường.

Yên Lãng ngày 10 tháng 4 năm 2019

  • Chia sẻ:
  • Tại sao phải bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ mầm non
  • Tại sao phải bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ mầm non
  • Tại sao phải bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ mầm non
  • |
  • Tại sao phải bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ mầm non
    In bài viết