Tại sao nước ta rất coi trong phát triển thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp

Bởi Moeliono, M., Pham, T.T., Bong, I.W., Wong, G.Y., Brockhaus, M.

Giới thiệu về cuốn sách này

ND - Ði lên từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, lại nằm trong vùng chịu nhiều tác động của thiên tai; công tác thủy lợi luôn được Ðảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiệm vụ của công tác thủy lợi còn rất nặng nề trong việc thực hiện Nghị quyết số 26 của T.Ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu trong các thập kỷ tới.

Giải pháp quan trọng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp

Trong kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, ông cha ta đã đúc kết: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Kinh nghiệm này đã khẳng định khâu tưới, tiêu nước là biện pháp quan trọng hàng đầu đối với các loại cây trồng. Quán triệt vấn đề này, ngay từ sau ngày miền bắc giải phóng, Ðảng và Nhà nước đã tập trung mọi nguồn lực khôi phục lại các hệ thống thủy lợi được xây dựng từ thời thuộc Pháp như Liễn Sơn [Vĩnh Phú], Cầu Sơn [Bắc Giang], Ðô Lương [Nghệ An], Bái Thượng [Thanh Hóa]; đồng thời khởi công xây dựng thêm nhiều hệ thống thủy nông đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu nước của sản xuất nông nghiệp.

Nghị quyết T.Ư lần thứ 5 [khóa III, tháng 7-1961] bàn về phát triển nông nghiệp, đã đề ra nhiệm vụ của công tác thủy lợi trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961-1965], xác định rõ "thủy lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp". Ðã có hàng loạt các hệ thống thủy lợi lớn phục vụ tưới tiêu được xây dựng vào thời kỳ này như: Hệ thống thủy lợi Bắc - Hưng - Hải, các trạm bơm điện lớn Cốc Thành, Cổ Ðam, Hữu Bị, Nhân Trường, Như Trác, Vĩnh Trị, Trịnh Xá, Ðan Hoài, Hồng Vân... đã tạo ra một cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng về thủy lợi cho sản xuất lúa hai vụ trong năm ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, căn bản xóa đi cảnh "chiêm khê, mùa thối" ở các huyện vùng trũng thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Tây, Nam Ðịnh... Hệ thống đê điều cũng từng bước được tu bổ, nhiều cống dưới đê được xây dựng để lấy nước tưới, tiêu úng căn bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phòng, chống thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội.

Bằng kinh nghiệm thực tiễn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh miền bắc, sau ngày giải phóng miền nam, Ðảng và Nhà nước đã chỉ đạo Bộ Thủy lợi thành lập các đoàn quy hoạch thủy lợi cho các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ để xây dựng các hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp ở các vùng. Những năm cuối thập kỷ 70 và thập kỷ 80 hàng loạt các công trình thủy lợi được xây dựng ở các địa phương; trong đó có các hệ thống thủy lợi lớn như Dầu Tiếng [Tây Ninh], A Dun Hạ [Gia Lai], Gò Công [Tiền Giang], Nam Mang Thít [Trà Vinh], đào mới tuyến kênh Hồng Ngự để cấp nước ngọt, cải tạo chua phèn vùng Ðồng Tháp Mười...

Ðến nay trên địa bàn cả nước đã xây dựng được hàng chục nghìn công trình thủy lợi các loại, trong đó có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ, đập loại vừa và lớn, hơn mười nghìn trạm bơm loại vừa và lớn, với tổng công suất bơm 24,5 triệu m3/giờ. Các hệ thống thủy lợi bảo đảm nước tưới trực tiếp cho 3,45 triệu ha, tiêu úng 1,4 triệu ha, tạo nguồn cho 1,13 triệu ha... Nhờ các hệ thống thủy lợi, nông nghiệp nước ta có bước phát triển khá nhanh, ổn định và tương đối vững chắc. Hệ thống đê sông, đê biển từng bước được tu bổ, nâng cấp và kiên cố đã hạn chế được đáng kể thiệt hại do lũ, bão gây ra.

Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Trong quá trình đổi mới, Ðảng ta đã xác định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Thực tiễn cho thấy, xây dựng hệ thống thủy lợi không thể tách rời với hệ thống giao thông ở nông thôn, tách rời với hệ thống giao thông trên đồng ruộng phục vụ yêu cầu cơ giới hóa. Ở những vùng đất thấp như đồng bằng sông Cửu Long việc xây dựng hệ thống kênh rạch tưới tiêu luôn gắn bó mật thiết với xây dựng hệ thống giao thông thủy, bộ, đem lại hiệu quả đầu tư rất lớn. Việc kiên cố mặt đê ở các tỉnh phía bắc là chủ trương đúng đắn để phát triển giao thông nông thôn và ứng cứu khi bị sự cố xảy ra.

Công tác thủy lợi trước biến đổi khí hậu

Trong Nghị quyết số 26-NQ-T.Ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2020 là: "Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho toàn bộ diện tích lúa hai vụ, mở rộng diện tích rau, màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước chủ động cho diện tích nuôi trồng thủy sản, làm muối, bảo đảm giao thông thông suốt bốn mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô-tô tới các thôn, bản... Nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, cụm dân cư, đáp ứng yêu cầu phòng, chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển dâng; tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, miền trung và các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai; chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu...".

Tổ chức Khí tượng thế giới đã nhận định: Nước ta là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu tác động sớm nhất, mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Thực tế, trong mấy năm gần đây ở nước ta thiên tai ngày một gia tăng, lũ, bão và thời tiết ngày một khắc nghiệt, ảnh hưởng không nhỏ tới nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn mà ngay cả các đô thị lớn cũng đang phải gánh chịu cảnh ngập lụt do mưa lớn và thủy triều gây ra. Do tác động của biến đổi khí hậu nhiệt độ trên trái đất nóng dần lên, các loại thiên tai ngày một gia tăng, lũ, bão, hạn hán xảy ra nhiều hơn và đến cuối thế kỷ này mức nước biển có khả năng dâng cao 0,7 đến 1 m. Như vậy, dưới tác động của nước biển dâng, nước ta sẽ mất đi hàng triệu ha đất canh tác, chủ yếu ở hai vùng châu thổ sông Cửu Long và châu thổ sông Hồng, vùng sản xuất lương thực chủ yếu của quốc gia. Như vậy, công tác thủy lợi có thêm nhiệm vụ chống úng ngập cho các vùng đồng bằng trũng, thấp bảo vệ đất canh tác, bảo vệ nhà cửa dân cư trong khu vực này, đồng thời chống úng, ngập cho các đô thị, khu công nghiệp ở những vùng đất thấp ven biển...

Ðể thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Chính phủ và Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu, các chương trình nghiên cứu và công tác quy hoạch hệ thống hạ tầng cơ sở nông nghiệp, nông thôn như: Bảo đảm ổn định, an toàn dân cư cho các thành phố, các vùng, miền, đặc biệt là các vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ, miền trung, miền núi; bảo đảm sản xuất nông nghiệp ổn định, giữ vững 3,8 triệu ha canh tác lúa hai vụ, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực, giữ an toàn hệ thống đê điều, các công trình dân sinh, hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai; nghiên cứu và quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện nước biển dâng; quy hoạch chống lũ cho các hệ thống sông ở khu vực...

Tuy nhiên, để thực hiện các chương trình, giải pháp này cần đầu tư nhiều công sức, tiền của và phải có kế hoạch cụ thể cho từng năm, từng thập kỷ sao cho các công trình được xây dựng vừa phù hợp với yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng được yêu cầu nâng cấp, kiên cố và hiện đại khi mức nước biển ngày một dâng cao. Tập trung cao độ cho việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và triển khai sớm các công trình thủy lợi để đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn một cách ổn định, vững chắc trước những bất lợi do biến đổi thời tiết gây ra.

GS, TS NGUYỄN TUẤN ANH và KS LƯU PHÚ HÀO
[Hội Thủy lợi Việt Nam]

2021.09.03 - 739 lượt xem

Triết lý của ngành thủy lợi là phải đi trước các ngành kinh tế khác và khi đó phải bằng mọi cách, mọi giải pháp phục vụ tối đa nhu cầu về nước.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ: Thế giới khẳng định “nước là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con người”. Chính vì vậy, ngay sau khi chúng ta giành được độc lập, Bác Hồ và Chính phủ đã thành lập cơ quan quản lý nước.

Rất nhiều đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo của Bộ NN-PTNT, đặc biệt là nguyên Bộ trưởng Cao Đức Phát đã khẳng định, "yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào thành công của ngành nông nghiệp là chúng ta đã nhìn nhận và đầu tư đúng cho thủy lợi. Vì thủy lợi là cái gốc để tái cơ cấu nông nghiệp, là cái gốc để tăng trưởng ngành nông nghiệp và là cái gốc để phát triển bền vững ngành nông nghiệp đến thời điểm này ở Việt Nam”.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam nhân kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống ngành thủy lợi, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ những trăn trở về khó khăn, thách thức của ngành thủy lợi trong tình hình mới, cũng như giải pháp để phát triển thủy lợi bền vững, phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân và các ngành kinh tế khác.

Thưa Thứ trưởng, 76 năm qua, mạng lưới thủy nông nước ta ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa, đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và đất nước nói chung. Nhưng với mục tiêu mới, yêu cầu nhiệm vụ mới, thủy lợi đang đứng trước khó khăn, thách thức như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Trong suốt 76 năm vừa qua, có thể nói cán bộ, viên chức, người lao động ngành thủy lợi ở nước ta đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của ngành nông nghiệp; có rất nhiều anh hùng lao động trên các công trường; có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng trên thế giới; thậm chí không ít người xếp bút nghiên lên đường chiến đấu, rồi tham gia các công trình và đã hy sinh.

Tôi còn nhớ khi tôi vào học Đại học Thủy lợi, ở quê hay gọi người làm công tác thủy nông là đội ngũ quần đùi áo bông - một hình ảnh rất đỗi thân thương với bà con nông dân. Mùa đông, họ mặc quần đùi áo bông để lội ruộng cùng bà con nông dân, rất khó khăn, rất gian khổ, nhưng cũng rất vinh quang.

Đến thời điểm này, có thể nói Đảng và Nhà nước đã đầu tư rất nhiều để có hệ thống thủy lợi khá đồng bộ và rộng khắp trên cả nước, góp phần cải tạo đất, khai khẩn đất hoang cũng như sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên của quốc gia.

Tuy nhiên, có những hệ thống được đầu tư từ thời Pháp thuộc tuổi thọ hàng trăm năm và đa số những hệ thống thủy lợi hiện nay đã 60, 70 năm, đến nay xuống cấp rất trầm trọng. Đây là thách thức thứ nhất.

Thứ hai, cả một quá trình dài chúng ta tập trung đầu tư công trình để phục vụ nông nghiệp và nhất là phát triển lúa nước. Nhưng ngày nay, thủy lợi phải phục vụ tưới cho cây công nghiệp, cây ăn trái; cho các vùng nông nghiệp công nghệ cao, cấp nước sinh hoạt và các ngành kinh tế khác… Do đó, thủy lợi phải chuyển từ đơn mục tiêu sang đa mục tiêu. Đây là thách thức rất lớn đối với ngành thủy lợi.

Vấn đề thứ ba là trước đây chúng ta tính toán để đầu tư xây dựng công trình đảm bảo vận hành hiệu quả trong điều kiện tự nhiên thông thường. Đến bây giờ, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi mọi thứ. Vấn đề của ngành thủy lợi là phải cân đối, điều hòa được các nguồn nước từ chỗ thừa sang chỗ thiếu; làm thế nào để mùa mưa thì phải tích được nước, tới mùa khô sử dụng; làm thế nào để nước sinh lợi chứ không phải nước gây họa. Có thể nói, biến đổi khí hậu là thách thức rất lớn đối với ngành trong thời điểm hiện nay.

Vấn đề thứ tư, công suất tưới các công trình hiện nay đạt 85%. Như vậy vẫn còn 15% rủi ro. Nếu 15% rủi ro ấy rơi vào diện tích cây ăn trái thì chắc chắn sẽ bị thiệt hại rất lớn, có thể phải 10 năm sau mới có thể phục hồi lại được. Nên chúng ta không thể chấp nhận điều đó, phải đảm bảo phục vụ 100% diện tích cây trồng lâu năm giá trị cao trong mọi tình huống.

Ngoài những khó khăn trên, ông trăn trở điều gì về vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy lợi?

Đây cũng chính là thách thức thứ năm mà tôi muốn nhấn mạnh. Phải khẳng định, muốn ngành nào phát triển thì cũng phải có nhân lực. Chúng ta đã có một thế hệ cán bộ có thể nói là rất chuẩn mực, có tri thức, có năng lực và đặc biệt là có kỹ năng chuyên môn rất tốt.

Tuy nhiên, tôi đang rất lo thế hệ tiếp theo sẽ như thế nào. Lo vì hiện nay các ngành đào tạo liên quan đến thủy lợi chuyên sâu không tuyển sinh hoặc tuyển sinh rất ít. Trường lớn nhất là Đại học Thủy Lợi thì trong 3.500 sinh viên tuyển mới 1 năm hiện nay, chỉ có hơn 100 bạn là theo ngành thủy lợi truyền thống, còn lại học các ngành khác.

Vậy làm thế nào để có một nguồn nhân lực đủ mạnh, có nguồn nhân lực sẵn sàng đương đầu và giải quyết được những khó khăn, áp lực đặt ra cho ngành hiện nay là thách thức đặt ra trong thời gian sắp tới.

Thưa Thứ trưởng, chúng ta có thể tin tưởng, Chiến lược phát triển ngành thủy lợi, Đề án An ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; Quy hoạch lại tổng thể mà ngành thủy lợi đang làm sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề trên không?

Trước những thách thức rất mới đặt ra cho ngành, cần phải có những tư duy mới với cách tiếp cận khác. Do đó, quan điểm, cách thức giải quyết vấn đề cũng phải khác. Những cái khác này sẽ được giải quyết cơ bản ở ba chủ trương rất lớn mà Đảng, Nhà nước đang chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai xây dựng và thực hiện.

Thứ nhất là trong Chiến lược phát triển thủy lợi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [đã được Thủ tướng phê duyệt], chúng ta đưa ra đường hướng phát triển mới với các yêu cầu mới, trên tinh thần thủy lợi là một ngành kinh tế quan trọng, phải tính đúng, tính đủ về giá nước. Từ tính đúng, tính đủ giá nước, các dịch vụ liên quan đến nước cũng phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo đủ yêu cầu.

Đặc biệt, định hướng xuyên suốt trong chỉ đạo về phát triển thủy lợi là thủy lợi phải góp phần đảm bảo được nguồn nước, đảm bảo được an ninh nước trong mọi tình huống.

Hiện nay, chúng tôi đã xây dựng xong Đề án An ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, sản phẩm quan trọng nhất của Đề án này là sẽ có một Chương trình đầu tư công trung hạn cho an ninh nguồn nước trong 10-20 năm tới của Quốc gia.

Đề án này đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự kiến đến tháng 10/2021, Quốc hội sẽ có phiên làm việc bàn riêng về Đề án này. Nếu Đề án được thông qua, đây có thể nói là một tin rất vui cho những người làm thủy lợi. Bởi, chúng ta không chỉ có chủ trương, cơ chế chính sách mà sẽ có nguồn lực để thực hiện những vấn đề cấp bách đang đặt ra hiện nay cho ngành thủy lợi.

Thứ ba, về Quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai thời kỳ 2021 – 3030, tầm nhìn đến năm 2050, hiện nay chúng tôi đã làm đến bước cuối cùng, đã xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia. Dự kiến cuối năm nay, Chính phủ sẽ thông qua Quy hoạch này.

Đây là lần đầu tiên chúng ta xây dựng một quy hoạch chuyên ngành quốc gia về thủy lợi và phòng chống thiên tai. Trong quy hoạch, có rất nhiều điểm mới được đưa vào để các ngành, các địa phương căn cứ vào đó để đưa vào xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, ngành mình.

Ví dụ, các địa phương, ngành sẽ xác định cụ thể diện tích từng khu vực, địa bàn để phục vụ nước. Địa bàn nào, lĩnh vực nào không phục vụ được nước thì phải chuyển sang cây cơ cấu cây trồng khác, các công việc khác. Còn nếu địa bàn nào, lĩnh vực nào đã xác định phục vụ được thì phải làm bằng được.

Thưa Thứ trưởng, nhìn vào tầm vóc của những công trình lớn như hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, cống Cái Lớn - Cái Bé… mới được đầu tư, rõ ràng tư duy trong quản trị nguồn nước; trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi đã được nâng lên tầm cao mới?

Đúng như vậy. Nếu nói về ứng dụng khoa học công nghệ trong thủy lợi thì chúng tôi vẫn đánh giá là chúng ta chậm, nhưng chắc. Chậm vì đối với các công trình thủy lợi, đặc biệt là những công trình lớn, không có khái niệm thử nghiệm, không có cơ hội để thử nghiệm mà phải chuẩn rồi mới đưa vào làm.

Chẳn hạn, một hồ, đập lớn nếu mất an toàn, vỡ đập thì sẽ gây ra hậu quả vô cùng khủng khiếp. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta không đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào. Mà tất cả những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trên thế giới hiện nay ngành thủy lợi đều đã ứng dụng.

Và có rất nhiều tiến bộ khoa học mới hiện nay ngành thủy lợi đã đi trước các ngành khác. Ví dụ như công nghệ tro bay trong thi công đập thủy lợi. Hoặc các công trình như cống Cái Lớn, Cái Bé ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất thế giới về hệ thống cơ khí, hệ thống đóng mở, vận hành tự động… của châu Âu và Mỹ.

Các công nghệ về đường ống, chúng ta đã chuyển rất mạnh từ đường ống hở sang đường ống kín và đặc biệt ở những vùng khó khăn độ dốc lớn, đối mặt với lũ, bão thường xuyên… thì cơ bản dùng đường ống kín.

Riêng Tân Mỹ, chúng ta đã có 30km đầu tiên một hệ thống đường ống thép dẫn nước với đường kính hơn 2m. Đây cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam có đường ống thép lớn như thế.

Trong trung hạn 2021–2025, chắc chắn công nghệ này sẽ được ứng dụng nhiều hơn bởi nhu cầu chuyển nước từ vùng thừa, đủ nước sang vùng khô hạn, vùng thiếu nước là rất lớn.

Hoặc một loạt các công trình thủy lợi ở đồng bằng sông Cửu Long cần điều tiết mặn ngọt, nếu không ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thì không thể vận hành được.

Nguồn nước ngày càng khan hiếm, vậy làm thế nào để chúng ta sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí như hiện nay?

Trong Đề án An ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước mà Chính phủ sắp trình Quốc hội có rất nhiều giải pháp phi công trình và công trình, nhưng có một giải pháp rất quan trọng liên quan đến trữ nước.

Cụ thể, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng các hồ chứa nước lớn và tiếp tục nghiên cứu, chỉnh trị các dòng sông để sử dụng nguồn nước này. Đồng thời, nghiên cứu để xây dựng các hồ nước tích trữ nước không tập trung, tức là các hồ chứa nhỏ nằm phân tán cho các vùng cực hạn.

Bởi vì, theo khảo sát, tất cả những nơi có thể làm hồ chứa nước lớn ở Việt Nam chỉ trữ được khoảng 2 tỷ m3. 5 năm vừa qua, chúng ta đã làm những hồ bổ sung vào hệ thống hồ trữ nước thủy lợi là 1,5 tỷ m3.

Do đó, kinh nghiệm quan trọng nhất ở đây là phải nghiên cứu, đầu tư vào quá trình khảo sát, thiết kế đúng. Những hồ nào có thể làm được, thì phải làm ngay. Bởi vì khi chúng ta làm sớm thì chi phí giải phóng mặt bằng sẽ thấp hơn. Thứ hai là khi nghiên cứu kỹ rồi mới triển khai thì công trình thi công rất nhanh và tiết kiệm hơn.

Thực tế, tại hai tỉnh khô hạn nhất ở Việt Nam hiện nay là Ninh Thuận và Bình Thuận, chúng ta đã có hồ Tân Mỹ và Sông Lũy. Riêng hồ Tân Mỹ ở Ninh Thuận chúng ta xây dựng rất nhanh trong vòng 4 năm và sau khi xây dựng xong hồ này đã tích được 200 triệu m3 nước [bằng tất cả các hồ hiện nay của Ninh Thuận cộng lại].

Quan trọng nhất của hồ này là dùng hệ thống chia nguồn nước đến các hồ nhỏ của Ninh Thuận. Như vậy, chúng ta có hệ thống cung cấp nước, đảm bảo cho 50% diện tích của Ninh Thuận không khô hạn nữa. Đây là tiến bộ rất mới và cách thức tiếp cận của ngành thủy lợi.

Trong 10 năm tới, chúng tôi tính toán sẽ xây dựng hết tất cả những hồ chứa lớn về thủy lợi ở Việt Nam và sau năm 2030 sẽ tính toán nâng cấp các hồ để nâng dung tích các hồ chứa hiện tại lên.

Như Thứ trưởng vừa chia sẻ về nỗi lo thiếu hụt đội ngũ nhân lực có trình độ trong lĩnh vực thủy lợi, làm thế nào để chúng ta có thể nâng cao hiệu quả vận hành các công trình thủy lợi, khai thác tối đa giá trị của nguồn nước?

Chúng ta đã nói khá nhiều về câu chuyện xây dựng các công trình, nhưng vấn đề là khi xây xong rồi, việc khai thác nó như thế nào. Trong khi đó, những dự án đầu tư mới thường là các công trình hiện đại, cần phải có khoa học kỹ thuật chứ không chỉ khai thác theo kiểu các công trình cũ ngày xưa. Thậm chí, ngay cả các công trình cũ, chúng ta cũng phải đưa các yếu tố kỹ thuật vào để hệ thống phát huy giá trị cao hơn.

Hiện nay, lực lượng lao động tại các công ty thủy nông chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được đào tạo và số lượng kỹ sư rất ít. Đây là vấn đề lớn đặt ra.

Trong Đề án An ninh nguồn nước, chúng tôi đã đề xuất những cơ chế, chính sách để tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó có đào tạo chuyên sâu cao ở các trường đại học, viện nghiên cứu kết hợp đào tạo chuyên môn và cấp chứng chỉ cho đội ngũ cán bộ vận hành các công ty, cấp chứng chỉ cho cán bộ đảm bảo an toàn hồ đập, hồ chứa nước…

Trong suốt chặng đường 76 năm qua, chủ thuyết xuyên suốt trong phát triển thủy lợi của Việt Nam là gì, thưa Thứ trưởng?

Phải khẳng định, chúng ta không thể phục vụ được tất cả các nhu cầu về nước, vì như tôi đã nói, các nhu cầu về nước rất đa dạng, tính chất cũng khác nhau. Ngành thủy lợi phải chỉ rõ chỗ nào thì phục vụ được và chỗ nào không phục vụ được. Điều này rất quan trọng.

Và câu hỏi đặt ra là thủy lợi đi trước hay đi sau các ngành kinh tế? Về nguyên tắc thì thủy lợi phải đi trước. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, bây giờ ngành thủy lợi ít khi được đi trước mà thường là đi sau. Đơn cử, trong sản xuất nông nghiệp, bà con thấy xã bên có cây trồng gì hiệu quả cao là trồng theo mà chưa tính toán đến các nhu cầu, yêu cầu đáp ứng về nước.

Nhưng, chúng tôi khẳng định, triết lý của ngành thủy lợi là thủy lợi phải đi trước các ngành kinh tế khác và khi đã đi trước các ngành khác thì phải bằng mọi cách, mọi giải pháp phục vụ tối đa nhu cầu về nước.

Thưa Thứ trưởng, ngày 28/8 hàng năm là ngày truyền thống ngành thủy lợi, ông muốn gửi gắm những thông điệp gì cho những người làm công tác thủy lợi Việt Nam?

Nhân kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống ngành thủy lợi Việt Nam, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã gửi thư chúc mừng toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành thủy lợi.

Nhân đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh: trước khó khăn và thách thức, chưa bao giờ cán bộ, công nhân viên trong ngành thủy lợi chấp nhận đầu hàng mà luôn luôn biết cách vượt qua. Khó khăn, thách thức cũng là điều kiện để chúng ta phát huy sáng kiến, sáng tạo, cũng là tiền đề để chúng ta tập hợp trí tuệ và đoàn kết nhân lực.

Ngành thủy lợi sẽ luôn luôn giữ được vị trí, vai trò quan trọng của mình và xứng đáng là một trong những ngành kinh tế phục vụ cho các ngành kinh tế khác.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Nguồn: //www.tongcucthuyloi.gov.vn/

Video liên quan

Chủ Đề