Tại sao lại có Mặt trăng máu

Tại sao mặt trăng chuyển sang màu đỏ khi nguyệt thực toàn phần?

Tại sao lại có Mặt trăng máu

(Ảnh: AP

VTV.vn - Trong thời gian được gọi là nguyệt thực siêu trăng máu, khi trăng tròn đi qua bóng của Trái đất, mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ gạch. Vậy nguyên nhân tại sao?

Nguyệt thực toàn phần là sự phát sáng rực lửa ấn tượng nhất trong ba loại nguyệt thực (hai loại còn lại được gọi là nguyệt thực một phần và nguyệt thực). Ngoài ra, mguyệt thực toàn phần chỉ xảy ra khi mặt trời, Trái đất và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng một cách hoàn toàn.

Khi mặt trăng đi vào phần bên trong vùng tối của Trái đất, trở nên hoàn toàn chìm trong phần tối nhất của bóng đó, mặt trăng lại chìm trong ánh sáng màu cam nhạt đến đỏ như máu.

Theo lý giải của các nhà khoa học, hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên mặt trăng (với rất nhiều bụi và miệng núi lửa dưới chân bạn) và nhìn xuống Trái đất vào buổi đêm. Khi Trái đất ở ngay phía trước mặt trời, ngăn ánh mặt trời chiếu sáng mặt trăng, bạn sẽ thấy một vành lửa bao quanh hành tinh.

Theo NASA, phần tối trên mặt đất sẽ sáng lên vào lúc bình minh và hoàng hôn. Mặc dù hành tinh của chúng ta lớn hơn rất nhiều so với mặt trời, nhưng ánh sáng của ngôi sao vẫn uốn cong quanh các rìa của Trái đất. Ánh sáng này được phản chiếu lên mặt trăng.

Tại sao lại có Mặt trăng máu

Nguyệt thực siêu trăng máu được nhìn thấy ở London và vùng núi Acacus trong sa mạc Libya. (Ảnh: Getty

Tuy nhiên, việc này diễn ra không phải trước khi nó đi qua bầu khí quyển của Trái đất, nơi lọc ra ánh sáng xanh có bước sóng ngắn hơn, để lại các màu đỏ và cam không bị ảnh hưởng khi chiếu trên bề mặt mặt trăng, tạo ra mặt trăng đỏ.

Mặt trăng sẽ thay đổi các màu sắc, sắc thái khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyệt thực toàn phần, theo đó chuyển từ màu xám ban đầu sang màu cam và màu hổ phách. Điều kiện khí quyển cũng có thể ảnh hưởng đến độ sáng của màu sắc mặt trăng. Ví dụ, các hạt trôi nổi trong khí quyển (như tro bụi từ một trận cháy rừng lớn hoặc một vụ phun trào núi lửa) có thể khiến mặt trăng có màu đỏ sẫm hơn, theo NASA.

Không phải lúc nào mặt trăng cũng ẩn mình hoàn toàn sau vùng tối của Trái đất. Trong thời gian nguyệt thực một phần, mặt trời, Trái đất và mặt trăng hơi lệch khỏi đường thẳng hàng của chúng, và do đó, bóng của Trái đất chỉ che khuất một phần của mặt trăng.

Một người mới làm quen với việc quan sát bầu trời thậm chí có thể không nhận thấy loại nguyệt thực thứ ba, trong đó mặt trăng nằm trong vùng lõm của Trái đất, hoặc bóng mờ bên ngoài của nó.

Tại sao lại có Mặt trăng máu

Chiêm ngưỡng siêu trăng máu và nguyệt thực toàn phần

VTV.vn - Vào hôm nay, người dân thế giới sẽ được chứng kiến 2 hiện tượng thiên văn kỳ thú xảy ra đồng thời, đó là siêu trăng và hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của  trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:Nguyệt thực siêu trăng máu, nguyệt thực một phần, vùng tối của Trái đất, vùng lõm của Trái đất

Video liên quan