Tại sao hoang mạc hóa ngày càng mở rộng ở môi trường nhiệt đới

Sa mạc hóa hay hoang mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. Khuynh hướng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới phần vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi.

Tàu mắc cạn vì biển Aral ở Trung Á cạn nước

Hồ Ngải Bỉ [Aibi] ở Tân Cương, Trung Quốc, gần biên giới với Kazakhstan thì bị đe dọa nặng với diện tích trước kia là 580 dặm vuông nay thu hẹp lại còn non 193 dặm vuông.[4]

Ngay ở Việt Nam nhất là Miền Trung cũng có khu vực đất đai bị thoái hóa trên tiến trình trở thành hoang địa cằn cỗi.[5] Sa mạc hóa ở Việt Nam tập trung vào bốn khu vực: Tây Bắc, duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên và tứ giác Long Xuyên. Trong đó Ninh Thuận và Bình Thuận là vùng khô hạn nhất.

Ngay ở Đồng bằng sông Cửu Long con người đã lạm canh; có nơi trốc đi 30-40 cm lớp đất trên để lấy đất sét dùng làm gạch ngói sinh lợi. Hơn nữa người dân nghĩ là khi hạ mặt ruộng xuống thấp hơn thì dễ dẫn nước vào ruộng. Nhưng hậu quả thì tai hại, chất đất bị suy kiệt nên năng suất mùa màng kém nhiều, giảm đến 40%. Có thể phải 6 năm sau mới phục hồi được.[6]

Biện phápSửa đổi

Vì nguy cơ thiệt hại đến hệ sinh thái, nhiều quốc gia có biện pháp chống sa mạc hóa như Kế hoạch Hành động Bảo tồn Đa dạng Sinh thái [Biodiversity Action Plans]. Các biện pháp ứng dụng thường nhắm vào giảm thiểu tốc độ sa mạc hóa và tái tạo đất màu nhưng động cơ nguyên thủy như chăn nuôi và canh tác đất quá lạm vẫn chưa khắc phục được.

Các thảo mộc thuộc Họ Đậu vì có khả năng rút đạm khí từ không khí rồi châm xuống đất nên thường được trồng để cải tạo địa chất. Những biện pháp khác phải kể việc xếp đá quanh gốc cây để tụ sương và giữ độ ẩm, hay cào luống nhỏ để tích hột cây cỏ khỏi bị gió thổi và hoãn nước mưa không tháo quá nhanh. Vùng Sahel ở Phi châu áp dụng cách trồng cây xanh cản gió để giảm thiểu khả năng đất bị bốc bụi và nước bốc hơi.

Với nhu cầu dùng củi làm nhiên liệu ở các nước đang phát triển khá cao, vấn đề dân chúng đốn cây để lấy củi là một động lực gia tăng nạn sa mạc hóa. Một biện pháp là phổ biến loại lò bếp dùng năng lượng mặt trời để nấu nướng hoặc những loại lò bếp củi có hiệu suất cao [high efficiency].

Có địa phương cho đặt rào chắn cát để cản sức gió đồng thời trồng các loài thảo mộc cho đất khỏi bị xói mòn. Bụi cây xanh trồng ở chân đụn cát có khả năng ổn định vị trí của đụn và giảm lượng cát bị gió di chuyển.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Shrinking African Lake Offers Lesson on Finite Resources. Truy cập 23 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ Hunger is spreading in Africa. The Christian Science Monitor. Truy cập 23 tháng 12 năm 2014.
  3. ^ The Earth Is Shrinking: Advancing Deserts and Rising Seas Squeezing Civilization. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2006.
  4. ^ "Lake Lake Aibi shrinks as desertification rises. Truy cập 23 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ Thiên tai sa mạc hóa ở Việt Nam. Đài Á Châu Tự do. Truy cập 23 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ "2015: Năm quốc tế về đất"

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề