Tại sao cuba bị mỹ cấm vận

Quyết định cấm vận Cuba được Tổng thống Mỹ John F. Kennedy ký vào ngày 3 tháng 2 năm 1962, có hiệu lực sau đó 4 ngày và áp dụng đối với mọi hoạt động thương mại song phương. Các lệnh trừng phạt này vẫn được duy trì trong suốt sáu thập kỷ qua và được cho là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế Cuba bị thiệt hại lên tới khoảng 150 tỷ USD.

Hiện diện trên mọi khía cạnh của cuộc sống

Tại Havana, không thể bỏ qua tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Các cảng biển vắng lặng khi Washington cấm tất cả các tàu du lịch, các đoàn trao đổi văn hóa và giáo dục - từng là động lực của ngành công nghiệp lớn nhất nước này. Các chi nhánh của Western Union đã đóng cửa khi Mỹ cấm tất cả các khoản chuyển tiền thông qua các công ty Cuba và các chi nhánh của họ cho hàng triệu gia đình Cuba dựa vào nguồn kiều hối từ nước ngoài. Các bệnh viện cũng gặp khó khăn khi lệnh cấm vận của Mỹ cấm xuất khẩu công nghệ y tế có các thiết bị của Mỹ - dẫn đến tình trạng thiếu thuốc không kê đơn nghiêm trọng. Ngay cả Internet cũng gặp khó khăn khi người dân Cuba không thể sử dụng Zoom, Skype hoặc Microsoft Teams để giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Nhà khoa học chính trị Rafael Hernandez cho biết, lệnh trừng phạt của Mỹ khởi đầu được coi là một "công cụ quân sự và chiến lược" trong bối cảnh chiến tranh. Và mặc dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng "lợi ích địa chính trị" của Mỹ vẫn là yếu tố quyết định lập trường của nước này đối với Cuba, ông nói.

Tại sao cuba bị mỹ cấm vận

Các lệnh trừng phạt đã có tác động lớn tới đời sống kinh tế của Cuba. Ảnh: AFP.

Tình hình chính trị trong nước của Mỹ cũng đóng một vai trò nhất định, khi lá phiếu của cộng đồng người Mỹ gốc Cuba có khả năng làm chao đảo các bang chiến địa như Florida trong các kỳ tổng tuyển cử và bầu cử quốc hội.

Phần nào được nới lỏng trong một thời gian ngắn dưới thời Tổng thống Barack Obama, các biện pháp trừng phạt đối với Cuba đã được tăng cường bởi người kế nhiệm Donald Trump, người đã bổ sung 243 biện pháp trừng phạt mới.

Lý giải điều này, Michael Parmly, Cựu Trưởng Phòng quyền lợi Mỹ tại Cuba, trong thời gian từ 2005 đến 2008 cho rằng: Khi vào Nhà Trắng, ông Trump coi Florida là quan trọng đối với mình theo quan điểm bầu cử và muốn được sự ủng hộ của cộng đồng người Mỹ gốc Cuba. Sau đó, ông ta xác định một số nhóm trong cộng đồng này, chọn ra lực lượng bảo thủ nhất, và quyết định áp dụng một quan điểm cực đoan đáp lại lợi ích của nhóm đó. Theo tôi đó là một sai lầm.

Cơ hội nào cải thiện quan hệ Mỹ - Cuba?

Thông tin về tình hình quan hệ hiện nay giữa Cuba và Mỹ cũng như cách tiếp cận của Tổng thống Joe Biden đối với hòn đảo này, Michael Parmly cho hay: Tiềm năng giữa hai nước là rất lớn. Chuyên gia này cũng nhận định rằng Tổng thống Mỹ sẽ thay đổi tình trạng quan hệ với Cuba, nhưng ông sẽ hành động thận trọng, từng bước một.

Về các khía cạnh cần chú ý trong việc cải thiện quan hệ, ông Parmly cho rằng: Đầu tiên phải kể đến sự hiện diện ngoại giao của Mỹ ở Cuba. Nó mang tính biểu tượng vì đó là một Đại sứ quán làm việc và lắng nghe. Nếu ông Joe Biden muốn hiểu về người dân Cuba, ông ấy phải tiếp xúc với Havana. Quan hệ hai bên sẽ không thể tiến triển nếu không có sự đồng ý của người Cuba. Khía cạnh thứ hai là căn cứ hải quân Guantanamo. Sự hiện diện của Mỹ ở Guantánamo là không hợp lý. Sự hiện diện của Mỹ có thể được triển khai theo một cách khác chứ không phải là bằng một căn cứ quân sự.

Tình hình của người dân Cuba cũng cần được Chính quyền Biden quan tâm. Mối quan hệ giữa các chính phủ là quan trọng, nhưng chính sách ngoại giao luôn vận động. Lúc này người dân Cuba đang rất vất vả và cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền kiều hối của cộng đồng người Mỹ gốc Cuba tới hòn đảo này. Vấn đề nhập cư cũng rất quan trọng. Cần phải quay trở lại chính sách di cư nhân đạo. Những người cộng hòa đang tìm mọi cách ra sức đưa vấn đề này trở thành một thứ công cụ gây sức ép, còn ông Biden thì đương nhiên tỏ ra thận trọng đối với chuyện này, nhà ngoại giao kỳ cựu Parmly cho hay.

Từ khi nhậm chức cho tới nay, ông Biden vẫn chưa thể hủy bỏ các biện pháp trừng phạt bất thường đối với Cuba dưới thời ông Trump cũng như chưa có nhiều cải thiện trong chính sách quan hệ đối với Havana.

Nhận định về khả năng Mỹ sẽ chấm dứt chính sách thù địch đối với Cuba, ông Michael Parmly cho rằng: Như những gì tôi biết về người Mỹ, tôi e rằng điều đó đòi hỏi thời gian. Người dân Cuba không thù địch với Mỹ. Hầu hết người Mỹ cũng không thù địch với Cuba. Nhưng có một số ít người Mỹ, vì nhiều lý do, có thái độ thù địch với Cuba. Hy vọng rằng tương lai sẽ có sự trở lại của một chính sách như dưới thời Obama vì ông ấy hiểu tâm thế người Cuba và điều đó đã được thể hiện trong chuyến đi thăm hòn đảo này vào năm 2016.

An Bình

Tại sao cuba bị mỹ cấm vận

Xe hơi cổ của Mỹ di chuyển gần khách sạn Habana Libre tại Cuba - Ảnh: AFP

Theo hãng tin AP, nghị quyết vừa được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 7-11 cũng đã chỉ trích việc chính quyền ông Trump gia tăng các biện pháp hành xử quá khắc nghiệt với quốc đảo vùng Caribê.

Cụ thể, kết quả bỏ phiếu của thể chế quốc tế gồm 193 quốc gia thành viên cho thấy có 187 phiếu thuận, 3 phiếu chống của Mỹ, Israel và Brazil, hai nước Colombia và Ukraine bỏ phiếu trắng.

Năm ngoái, cũng với nghị quyết này, kết quả bỏ phiếu là 189 phiếu thuận, 2 phiếu chống của Mỹ và Israel và không có phiếu trắng.

Năm nay cũng là năm thứ 2 Moldova không tham gia bỏ phiếu.

Mặc dù các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc không có tính ràng buộc pháp luật và không thể thực thi, song chúng phản ánh quan điểm của thế giới về một vấn đề, và việc phê chuẩn nghị quyết này của Liên Hiệp Quốc tạo điều kiện để mỗi năm, Cuba lại làm rõ thêm tình thế cô lập của Mỹ trong chính sách cấm vận với họ.

Mỹ áp đặt cấm vận kinh tế với Cuba từ năm 1960 sau cuộc cách mạng do Fidel Castro lãnh đạo thành công và sau giai đoạn quốc hữu hóa của Cuba với những tài sản thuộc về các tổ chức và cá nhân người Mỹ. Hai năm sau khi áp đặt, Washington tiếp tục siết chặt thêm chính sách này.

Chính phủ bảo thủ của Tổng thống Brazil, ông Jair Bolsonaro, là chính quyền đầu tiên tại châu Mỹ Latin trong 5 năm qua bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Ngoại trưởng Cuba, ông Bruno Rodriguez, cho biết chính quyền của ông Trump đã "ráo riết tăng cường" việc thực thi cấm vận với các nước khác, và đã cố tình ngăn cản hoạt động vận tải biển tới Cuba "bằng các lệnh trừng phạt và đe dọa với tàu thuyền, các công ty vận tải biển và các hãng bảo hiểm".

Tại sao cuba bị mỹ cấm vận
Mỹ cấm mọi chuyến bay tới các điểm đến khác ngoài Havana của Cuba

D. KIM THOA

Tại sao cuba bị mỹ cấm vận
Tại sao cuba bị mỹ cấm vận

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Trump nói chính sách mới của ông sẽ siết chặt qui định về đi lại và chuyển tiền sang Cuba.

Việt Nam vừa lên tiếng phản đối mạnh mẽ chính sách cấm vận của Mỹ chống Cuba.

Phát biểu ngày 23/6, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

"Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ chính sách bao vây cấm vận chống Cuba từ hơn 5 thập kỷ qua."

"Việt Nam phản đối mọi lệnh bao vây cấm vận đơn phương của quốc gia này áp đặt lên quốc gia khác."

"Việt Nam mong muốn Cuba và Hoa Kỳ giải quyết bất đồng thông qua đàm phán và đối thoại, trên tinh thần tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau," bà nói.

Chính phủ Cuba mới đây tức giận việc Tổng thống Hoa Kỳ ngưng các chính sách thời Obama cải thiện quan hệ với Havana.

Tuy nhiên, họ nói sẽ vẫn hợp tác với láng giềng lớn hơn này.

Phát biểu trước đó tại Miami, Florida, ông Trump nói ông sẽ áp dụng lại những giới hạn về đi lại và mậu dịch mà chính quyền Obama từng nới lỏng.

Ông Trump lên án chính sách này là "thỏa thuận hoàn toàn phiến diện".

Quân đội Cuba làm cách mạng hay làm ăn?

'Lỡ sinh nhật Hồ Chí Minh' ở Cuba

Người Việt Nam viếng Fidel Castro

Cuba muốn trả nợ cho CH Czech bằng rượu rum

Mỹ chấm dứt miễn visa cho di dân Cuba

Tuy nhiên ông không đảo ngược lại các quan hệ thương mại và ngoại giao chính.

"Chính phủ Cuba lên án các biện pháp mới thắt chặt cấm vận ," truyền hình nhà nước Cuba nói.

Nhưng họ cũng tái khẳng định "sẵn lòng tiếp tục đối thoại và hợp tác trên tinh thần tôn trọng".

Tổng thống Trump nói chính sách mới của ông sẽ siết chặt qui định về đi lại và chuyển tiền sang Cuba.

Ông nói về các quan ngại nhân quyền và nói đạt thỏa thuận với chính phủ Castro "tàn bạo" là "khủng khiếp" và "lầm đường".

Các công ty và công dân Hoa Kỳ cũng sẽ bị cấm làm ăn với mọi doanh nghiệp chịu kiểm soát của quân đội hay lực lượng tình báo Cuba.

"Chúng ta không muốn đồng USD lại giúp cho thể chế quân sự độc quyền khai thác và lạm dụng người dân Cuba," ông Trump được New York Times dẫn lời nói.

Tuy nhiên, ông Trump sẽ không đóng đại sứ quán Hoa Kỳ tại Havana, tuyến bay thương mại từ Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục, và người Mỹ sẽ vẫn có thể quay về Mỹ với hàng hóa mua từ Cuba.

Tại sao cuba bị mỹ cấm vận
Tại sao cuba bị mỹ cấm vận

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Cuba năm 2016.