Tại sao có kinh nguyệt lại đau bụng

Ngày đèn đỏ đến mỗi tháng nhưng nhiều bạn nữ không biết tại sao lại có kinh nguyệt. Vậy tại sao con gái có kinh nguyệt hay kinh nguyệt là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao lại có kinh nguyệt?

Kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử

Tại sao có kinh nguyệt lại đau bụng

Ngoài việc chuẩn bị kiến thức và tâm lý thoải mái, bạn gái chúng mình nhớ chú ý tìm hiểu và chọn loại băng vệ sinh phù hợp. Để bắt đầu kì hành kinh nhẹ nhàng, bạn gái có thể thử Băng vệ sinh Kotex Thảo Dược. Đây là tuyệt chiêu được hội chị em tin dùng bởi sự kết hợp của 9 loại thảo dược quý cùng màng kháng khuẩn tự nhiên giúp ngăn chặn vi khuẩn và khử mùi hiệu quả. Các chiết xuất từ hoa cúc, bạc hà, tinh dầu gừng… còn giúp giảm đau bụng và điều hòa kinh nguyệt nữa đó! Còn gì tuyệt vời hơn một ''trợ thủ'' vừa thấm hút tốt lại nâng niu làn da, khử mùi và điều hòa kinh nguyệt đúng không? Ngoài ra, Kotex còn có Kotex Cho Ngày Nhiều có khả năng thấm hút gấp 1.5 lần thông thường nhưng vẫn mỏng nhẹ mềm mại đó! Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về em í tại: nha!

Bạn gái cần thay băng vệ sinh sau 4-6 tiếng sử dụng (hoặc khi cảm thấy băng đã đầy) và vệ sinh cô bé thật kĩ càng. Nhớ là rửa tay trước khi vệ sinh và chỉ vệ sinh ở xung quanh vùng âm đạo, tránh thọc sâu và nhớ lau khô sau khi vệ sinh bạn nhé!

Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn dự đoán thời gian hành kinh của tháng kế tiếp, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo, tránh những trường hợp khó xử ngoài ý muốn.

  • Bước 1: Đánh dấu ngày hành kinh đầu tiên của bạn, đây được tính là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh.

  • Bước 2: Đánh dấu ngày hành kinh của tháng tiếp theo, đây được tính là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.

  • Bước 3: Thông qua 2 bước trên, bạn sẽ biết được chu kỳ kinh nguyệt của mình dài ngắn như thế nào. Cứ như thế đánh dấu và theo dõi hàng tháng để biết chu kỳ ổn định hay bất thường.

  • Bước 4: Việc theo dõi chu kỳ kinh nên diễn ra liên tục trong vòng 6 tháng để tính được chu kỳ kinh trung bình, thời gian đèn đỏ diễn ra và ngày rụng trứng.

Tham khảo: Cách tính ngày rụng trứng cho chu kì kinh nguyệt 35-40 ngày

Tại sao có kinh nguyệt lại đau bụng

Dấu hiệu nhận biết tới ngày đèn đỏ

Một số dấu hiệu báo hiệu bạn sắp tới tháng như đau bụng dưới, đau lưng, mệt mỏi, căng tức vùng ngực, đau đầu, buồn nôn, có thể tiêu chảy. Nếu tình trạng này diễn ra quá sức chịu đựng hay quá nặng, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giúp bạn giảm các triệu chứng trên. Cố gắng vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, đừng nằm một chỗ vì chỉ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Xoa bóp hay chườm nóng bụng dưới và lưng cũng giúp bạn xoa dịu cơn đau.

Tham khảo: Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần

Nhận biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi chu kỳ kinh dao động trong khoảng 28 - 30 ngày, máu kinh đỏ tươi, ngày hành kinh từ 2 - 7 ngày.

Nếu ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc ngắn hơn 3 ngày, lượng máu kinh quá ít hay quá nhiều, máu kinh màu đen kèm các cục máu đông bất thường, chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày, kinh nguyệt bị ngưng từ 6 tháng trở lên,...thì đó là các dấu hiệu kinh nguyệt không đều mà bạn gái cần quan tâm, thăm khám để điều trị kịp thời.

Tham khảo: Những nguyên nhân gây chậm kinh bạn gái nên biết

Các hiện tượng kinh nguyệt thường gặp

Một số hiện tượng kinh nguyệt thường gặp ở bạn gái trong độ tuổi sinh sản bao gồm:

  • Chậm kinh: Kinh nguyệt có thể đến trễ từ 3 - 4 ngày, tuy nhiên nếu trễ từ 7 - 10 ngày thì được xem là bất thường. Trong trường hợp bạn gái có quan hệ tình dục thì nên thử thai để xem mình có mang thai không nhé.

  • Có kinh sớm: Kinh nguyệt đến sớm 2 - 3 ngày so với chu kỳ bình thường. Trong một số trường hợp, kinh nguyệt đến sớm 7 ngày và bạn gái có thể có kinh 2 lần trong 1 tháng.

  • Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần

Vô kinh: bao gồm vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là khi bạn gái chưa có hiện tượng kinh nguyệt dù đã qua 18 tuổi. Vô kinh thứ phát là khi bạn gái mất kinh liên tục trong vòng 3 tháng hoặc hơn dù trước đó kinh nguyệt đều đặn.

Đi ngoài khi bị hành kinh là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở một số phụ nữ. Hiện tượng này khiến cơ thể nhiều chị em khó chịu, mệt mỏi. 

Nguyên nhân phụ nữ thường hay đau bụng đi ngoài khi bị hành kinh là do sự thay đổi về lượng hormone Prostaglandin trong cơ thể người phụ nữ. Hormone này làm các lớp niêm mạc tử cung bong tróc và được đưa ra ngoài cơ thể nhờ những cơn đau co thắt tử cung.

Bên cạnh đó, hormone Prostaglandin còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của phụ nữ khi hành kinh dẫn đến hiện tượng đi ngoài. Trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ cảm thấy muốn đi ngoài nhiều hơn do những cơn đau co thắt diễn ra liên tục. 

Trong những ngày này, chị em phụ nữ có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài ở dạng lỏng. Do hormone Prostaglandin tác động đến nhu động ruột khiến nó co bóp mạnh hơn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước có trong thức ăn của cơ thể.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng đi ngoài khi bị hành kinh như:

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân làm cho nhiều phụ nữ đi ngoài khi bị hành kinh. Cụ thể như việc thường xuyên uống nước đá, đồ uống có ga khi đến tháng làm cho chị em có thể bị đau bụng, đi ngoài, buồn nôn,… Ngoài ra, ăn các thực phẩm bẩn như đồ ăn bán ngoài đường, đồ ăn chưa qua chế biến,…là tác nhân gây nên triệu chứng buồn nôn đi ngoài mà nhiều chị em mắc phải.

Do đó, bạn nên hạn chế uống đồ lạnh và dùng đồ ăn có tính hàn. Đồng thời không ăn các đồ ăn sống, tái hoặc lên men như nộm, gỏi,…Đối với rượu bia, cafe bạn cũng nên tránh để phòng ngừa hiện tượng đau bụng kinh kèm đi ngoài, buồn nôn.

Vào những ngày hành kinh, lượng hormone trong cơ thể thay đổi khiến cơ thể nhiều chị em bị lạnh, đau bụng và gặp phải tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh. Do đó vào những ngày này, chị em cần giữ ấm cơ thể, sử dụng túi chườm để chườm bụng nhằm giảm tình trạng đi ngoài bụng sôi. 

Đặc biệt nếu vào mùa đông, bạn nên mặc ấm và đi tất chân đầy đủ, tránh để chân trần làm cơ thể nhiễm lạnh.

Tại sao có kinh nguyệt lại đau bụng

Giữ ấm cơ thể hoặc sử dụng túi chườm giúp phòng tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh

Một số thói quen sau đây có thể là tác nhân làm cho bạn đi ngoài khi bị hành kinh và tiêu chảy:

  • Không giữ ấm cơ thể.
  • Thức khuya, làm việc quá sức.
  • Ăn thức ăn không đảm bảo.
  • Nằm ngay sau khi ăn.
  • Quan hệ khi bị hành kinh.

Nếu bạn đang có những thói quen không tốt này, hãy thay đổi để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Căng thẳng, áp lực, stress là một trong các nguyên nhân khiến chị em bị đi ngoài kèm đau đầu khi đến tháng. Do vậy là phụ nữ, bạn nên duy trì cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh, làm việc khoa học, tránh ôm quá nhiều việc dẫn tới stress quá mức.

Đi ngoài khi bị hành kinh là một hiện tượng thường gặp ở các chị em phụ nữ. Tuy nhiên nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường khác kèm theo, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bởi có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc phải một loại bệnh lý nào đó. 

Một số dấu hiệu kèm theo đi ngoài là:

  • Đi ngoài buồn nôn, bụng sôi.
  • Đi ngoài không thuyên giảm.
  • Phần bụng dưới xuất hiện những cơn thắt âm ỉ hoặc đau đột ngột.
  • Cơ thể kiệt sức, rũ rượi, mắt hốc.
  • Phần lưng, chân, đùi đau mỏi.
  • Đi ngoài ra máu, nhầy,…

Tại sao có kinh nguyệt lại đau bụng

Đi ngoài khi bị hành kinh kèm buồn nôn, đau âm ỉ, kiệt sức nên đi khám sớm

Nếu tình trạng đi ngoài khi bị hành kinhcủa bạn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.

Do khi hành kinh, phần bụng dưới của phụ nữ thường xuất hiện các cơn đau làm cho chị em khó chịu, mệt mỏi. Vậy nên, việc sử dụng túi chườm ấm sẽ giúp các cơ trơn ở tử cung giãn ra, là liệu pháp xoa dịu cơn đau và làm bụng dễ chịu hơn khi bị đi ngoài.

Bạn nên massage phần bụng dưới bằng rượu gừng trong những ngày hành kinh sẽ giúp bạn giảm tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh và đau thắt bụng. Việc massage nhẹ nhàng không chỉ giúp bụng ấm hơn mà còn làm cho máu lưu thông tốt hơn.

Tại sao có kinh nguyệt lại đau bụng

Massage bụng dưới bằng rượu gừng giúp giảm tình trạng đau thắt bụng và đi ngoài

Để giảm tình trạng đi ngoài buồn nôn trong khi hành kinh, bạn nên xây dựng cho mình một thói quen ăn uống khoa học như: 

  • Không nên ăn các đồ ăn cay và đồ ăn có tính hàn.
  • Không nên sử dụng rượu bia, cà phê, các loại nước có ga, nước đá lạnh.
  • Không ăn đồ ăn chế biến sẵn hoặc đồ ăn tái, sống như nem, gỏi,…
  • Nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều chất xơ. 
  • Ăn nhiều trái cây.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi. Hạn chế đồ ăn đông lạnh, đồ ăn vặt không đảm bảo vệ sinh.
  • Ưu tiên ăn các món hấp luộc thay vì ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ.
  • Bổ sung nước và uống các loại nước ép trái cây.
  • Uống các loại trà như: trà gừng mật ong, trà hoa cúc, trà quế…

Tại sao có kinh nguyệt lại đau bụng

Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền tốt cho sức khỏe chị em khi hành kinh

Việc xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh trong những ngày hành kinh giúp giảm tình trạng buồn nôn đi ngoài. Bạn nên để cơ thể mình được nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách:

  • Bạn cần ngủ đủ giấc và không nên thức khuya.
  • Không làm việc quá sức. Tránh căng thẳng quá mức làm cho cơ thể suy nhược.
  • Bổ sung đủ nước.
  • Bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền,….

Hy vọng rằng, với các kiến thức đã cung cấp trong bài viết, bạn có thêm thông tin hữu ích về tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh. Nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm, bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/