Tại sao chúng ta cần học cách thích nghi

Thích Nghi Với Thay Đổi  Điều Gì Là Quan Trọng Nhất?

Tại sao chúng ta cần học cách thích nghi

Chúng ta khó có thể chạy trốn khỏi thay đổi bởi nó hiện hữu khắp mọi nơi quanh ta. Song tại sao ta cần thay đổi và làm thế nào để thích nghi với thay đổi?

Thay đổi không phải là khái niệm mới. Chúng ta thay đổi mỗi ngày và luôn sẵn sàng thay đổi. Nó là tín hiệu của sự phát triển và khả năng. Thay đổi khiến chúng ta thích ứng và phát triển. Nhưng nếu thay đổi mãi thì đến một lúc nào đó, ta sẽ cảm thấy chán chường và ngại chuyển mình. Điều quan trọng là chúng ta biết khi nào thay đổi có ý nghĩa.

Trong thế giới cuồng loạn với những tất bật xoay quanh kỹ thuật hiện đại, nhu cầu truy cập dữ liệu, tốc độ cao, thích nghi nhanh chóng và hiệu quả là những yếu tố then chốt. Trong khi nhiều thay đổi được xem là cốt cán và đáng mong đợi, thì một vài thay đổi lại chỉ đơn giản vì nó hợp thời, hoặc do muốn khẳng định mình, hay do nỗ lực cuối cùng để bắt kịp nhịp sống.

Những thử thách gặp phải khi thay đổi?

Có ba thủ phạm chính, đó là: Bạn, tôi, và chúng ta. Trở ngại lớn nhất cản trở bước đường thay đổi chính là chúng ta. Bộ não con người ưa thích sự mới lạ. Bất kỳ thay đổi nào quanh ta đều được não thu thập và xác định xem thay đổi đó là những phần thưởng ngọt lành ví như đồ ăn, hay là những mối nguy hại ví như chiếc xe tải rình rập nghiền nát chúng ta.

Tại sao chúng ta cần học cách thích nghi

Bởi vì não bộ chúng ta luôn hướng tới sự an toàn, vậy nên mọi khác lạ sẽ nghiễm nhiên được coi như kẻ thù, và kẻ thù thì cần được cảnh báo. Các hóc-môn gây căng thẳng trong cơ thể (adrenaline và cortisol) sẽ tăng lên như thể bạn sắp lâm trận, chuẩn bị lên chuyến bay hoặc như khi bạn sợ hãi.

Ngại thay đổi là yếu tố kìm hãm ta phát triển. Con đường thay đổi hiệu quả là biết cách phá vỡ mọi bức tường kìm hãm thay đổi đã ăn sâu trong tâm trí và cố gắng thay đổi góc nhìn.

An toàn là trên hết  Luôn đặt câu hỏi Tại sao?

Thay đổi tự phát không phải vấn đề to tát. Khi ta ép bản thân phải thay đổi, đó mới là lúc ta vướng phải rắc rối. Hãy đưa bản thân vào trạng thái sẵn sàng chấp nhận thay đổi, bắt đầu bằng cách hiểu rõ mục đích của những thay đổi được đề xuất hoặc lý do vì sao nó quan trọng. Trong bài Ted Talk mang tựa đề Start with Why (Tạm dịch: Khởi nguồn từ những câu hỏi Tại sao), Simon Sinek giải thích cách câu hỏi tại sao tạo động lực cho mọi suy nghĩ và quyết định của chúng ta. Lý do là câu hỏi này đòi hỏi chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn, tới tận cùng của cảm xúc  nơi những giá trị ý nghĩa bắt rễ.

Tò mò

Tại sao chúng ta cần học cách thích nghi

Có thể bạn không phải là George tò mò, song bản tính tò mò bẩm sinh lại khiến bạn thắc mắc tại sao chúng ta làm việc này theo cách này  câu hỏi mang tính gợi mở hướng khám phá mới. Nếu doanh nghiệp áp đặt tư tưởng bạn bằng câu nói Đây là cách chúng ta làm việc ở đây, hãy tự vấn. Mặc dù những giao thức và truyền thống công ty đóng vai trò vô giá trong nguyên tắc hợp quy  song, cái gì quá cũng không tốt  nó có thể cản trở sự tiến bộ. Dù chiếc áo len xám 20 năm tuổi của bạn có thể vẫn còn rất đẹp, song liệu một chiếc tủ quần áo tân tiến có thể giúp bạn tươi mới hơn không? Hiện đại và thích đáng là yếu tố chủ chốt quyết định sự phát triển (và sống còn) của doanh nghiệp.

Sáng tạo

Những ý tưởng mới mẻ luôn quanh quẩn bên ta. Hãy khai thác chất xám của đội ngũ bằng cách nâng niu, bảo vệ những sáng kiến, điều này sẽ giúp mọi người có thể dễ chia sẻ và thảo luận về những ý tưởng của mình. Khi Atlassian giới thiệu ngày ShipIt  khoảng thời gian 24 giờ cho phép mọi nhân viên thỏa thích làm những công việc họ muốn  nhân viên đã tung ra một loạt những ý tưởng mới lạ mà một vài trong số chúng được chuyển thành những sản phẩm mới có giá trị cho công ty. Cảm giác thích thú, phấn khích và được làm chủ ý tưởng mới khiến họ cùng tuân thủ và thực hiện.

Bao quát

Không phải ai cũng chấp thuận ý tưởng độc đáo của bạn và muốn đầu tư tâm sức vào nó. Bao quát tức là dẫn dụ mọi cổ đông vào cuộc chơi thay đổi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những ai còn nghi ngờ hay sợ bị lộ ý tưởng của mình. Có thể họ không thích những thay đổi bạn đề xuất, song nếu bạn lên tiếng thuyết phục, rất có thể họ sẽ chấp thuận.

Thay đổi quan điểm

Hiện thực là do chính chúng ta tạo ra. Không có 2 bộ não nào giống nhau, nghĩa là không một ai trong số 7.3 tỷ người trên hành tinh này có kết cấu thần kinh giống bạn. Độc nhất có nghĩa là luôn có nhiều hơn một nhãn quan tồn tại. Thừa nhận sự đa dạng trong suy nghĩ hay quan điểm mỗi người và công nhận sự khác biệt góp phần mở ra các cuộc đối thoại song phương. Hãy tự kiểm tra bằng chính tiếng nói của mình. Cuộc đối thoại nội tâm sẽ tiết lộ suy nghĩ thực của bạn. Với khoảng 89 định kiến nhận thức trong tế bào thần kinh, liệu chúng ta có thực sự cởi mở giống như những gì chúng ta vẫn nghĩ?

Tại sao chúng ta cần học cách thích nghi

Tiến sĩ Carol Dweck ở Đại học Stanford tiết lộ rằng chúng ta có 2 loại hình tư duy: bảo thủ và cầu tiến. Tư duy bảo thủ cho rằng trí thông minh là bẩm sinh, rằng thất bại được coi là những điều xấu xa và cần phải tránh khỏi. Tư duy cầu tiến tin rằng những cố gắng và rèn luyện là nguồn gốc của thành công, rằng chúng ta luôn học hỏi được điều gì đó từ những sai lầm để làm tốt hơn trong lần sau. Nhanh nhạy trước thay đổi  dễ chấp nhận thay đổi là việc lựa chọn tư duy cầu tiến và lười thay đổi. Lối tư duy này thực chất mang ảnh hưởng tiêu cực, do đó hãy cố gắng thử mọi cách khác nhau và thay đổi theo cách riêng của bạn. Edison  nhà phát minh bóng đèn dây tóc  từng nói: Tôi không hề thất bại, tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không thành công mà thôi.

Lập đội cổ vũ cuồng nhiệt

Thay đổi không xảy ra trong đơn độc, và để thay đổi thì một người đơn phương độc mã khó có thể thực hiện được. Chia sẻ về thay đổi nghĩa là bạn đang tô đậm, làm rõ bức tranh viễn cảnh để cho mọi người nhìn thấu ý tưởng của bạn. Nếu ai đó cùng chung quan điểm với bạn, họ sẽ là người chèo lái con thuyền để biến nó thành hiện thực. Barack Obama, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, đã thành công trong việc đánh vào tâm lý thay đổi của quần chúng. Điều này đã tạo nên một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ cho thông điệp : Đã đến lúc phải thay đổi và Chúng ta có thể làm được.

Duy trì liên tục

Khi những thay đổi đầu tiên bước vào quỹ đạo, và mọi người đều thu về thành quả từ thay đổi đó, thì điều quan trọng là kiểm tra, đánh giá những bước tiến, ăn mừng chiến thắng và chuẩn bị cho những thay đổi tiếp theo. Giống như đại dương kia, thay đổi là những đợt sóng liên tục. Thích ứng với thay đổi không nhất thiết phải gồng mình. Giống như học cách chèo thuyền, đó có thể là trải nghiệm thú vị và đầy hứa hẹn  bạn chỉ cần giữ an toàn, luôn khoác áo phao và nhớ mang theo còi để gọi giúp đỡ khi cần.

Theo job-press.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership